Lạm phát (CPI)

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô tói giá cổ phiếu ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 777 (Trang 31 - 32)

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index), viết tắt là CPI, là chỉ số phản ảnh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được sử dụng để đo tỷ lệ lạm phát. Hầu hết các nghiên cứu trước đây cho thấy lạm phát có tác động tiêu cực đến giá cả chứng khoán. Có bằng chứng thực nghiệm cho thấy lạm phát cao và giá cổ phiếu giảm, điều này thể hiện mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và lợi nhuận chứng khoán (Hoguet, 2008). Nghiên cứu của Naka, Mukherjee và Tufte (1998) tại Ản Độ chỉ ra rằng lạm phát là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới giá cổ phiếu. Lintner (1965) chỉ ra rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa biến động giá chứng khoán và lạm phát. Ngược lại, Chen (2005) cho rằng lạm phát không thể dự đoán sự thay đổi giá cả cổ phiếu. Khanh H. C. G. và cộng sự (2017) cho kết luận lạm phát tác động tiêu cực tới lợi nhuận của cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Dựa trên lập luận trên, tác giả dự đoán rằng lạm phát có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam.

Trong mô hình hồi quy tuyến tính, để xem xét lạm phát có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng hay không, ta kiểm định cặp giả thuyết sau đây:

H0: Lạm phát không ảnh hưởng tới giá cổ phiếu các ngân hàng. H1: Lạm phát ảnh hưởng tới giá cổ phiếu các ngân hàng.

Kiểm định H0 có ý nghĩa là giả thuyết biến độc lập CPI không ảnh hưởng biến phụ thuộc là giá cổ phiếu ngành ngân hàng. Ngược lại, với giả thuyết H1 có ý nghĩa là biến độc lập CPI có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc giá cổ phiếu. Kiểm định hai giả thuyết này bằng phương pháp nêu ở phần 3 và đánh giá kết quả trong phần 4. Các cặp giả thuyết mục sau đều có ý nghĩa tương tự với các nhân tố khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô tói giá cổ phiếu ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 777 (Trang 31 - 32)