Phân tích kết quả mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô tói giá cổ phiếu ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 777 (Trang 56)

Mối quan hệ giữa giá chứng khoán của sáu ngân hàng và năm biến kinh tế vĩ mô được phân tích riêng lẻ. Các kết quả mô hình hồi quy OLS thể hiện sự phụ thuộc vào các biến độc lập là khác nhau của các mã cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của ngân hàng STB ít phản ứng với các biến giải thích so với năm ngân hàng khác tại Việt Nam thể hiện ở giá trị của R2 và thống kê F-statistic của STB thấp hơn các ngân hàng còn lại. Nói cách khác: ACB, CTG, EIB, SHB, VCB có sự giải thích tốt hơn bằng

những thay đổi trong các biến số kinh tế. Ngược với STB, R2 và F-Statistic của SHB có giá trị cao nhất nên đây là cổ phiếu được giải thích với năm nhân tố vĩ mô tốt nhất trong sáu mô hình. Các ngân hàng có đặc điểm tổ chức, năng lực cạnh tranh, phong cách lãnh đạo khác nhau, khả năng huy động, xử lý nợ xấu cũng có khoảng cách nên dễ có những phản ứng khác nhau trước biến động của nền kinh tế.

Dựa trên kết quả thu được, chỉ số giá tiêu dùng CPI ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể đến hầu hết các mã chứng khoán ngân hàng. Đây là một biến số quan trọng trong việc kiểm tra sự biến động của giá cổ phiếu vì tất cả các biến động tăng giảm giá cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi những thay đổi của lạm phát. Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu được thực hiện bởi Al-Albadi và Al-Sabbagh (2006), Li và cộng sự (2010); Phong, L. H., Van D. T. B. (2015); Thuy, T. T. T., Duong, V. T. T. (2015), họ đều báo cáo mối quan hệ đáng kể nhưng tiêu cực giữa lợi nhuận chứng khoán và lạm phát.

Ngoài ra, kết quả đã cho thấy tất cả các cổ phiếu của ngân hàng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ giá EX. Kết quả này giống với dự đoán của tác giả và những phát hiện của Kasman và cộng sự (2011), Tai (2005) và Tabak (2006). Điều này đã chứng minh rằng sự biến động của tỷ giá hối đoái EX có ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu các ngân hàng và sự tăng giá của tiền tệ Mỹ sẽ gây hại cho các ngân hàng Việt Nam.

Chỉ số IPI cho thấy mối tương quan tích cực và ít có ý nghĩa với các biến cổ phiếu của ngân hàng. Mối quan hệ tích cực phù hợp với mong đợi và lập luận của McQueen và Roley (1993). Nhưng kết quả này đi ngược lại nghiên cứu được thực hiện bởi Muneer và cộng sự (2011), Sill (1995), Chen, Richard và Ross (1986) cho thấy IPI có tác động tới lợi nhuận chứng khoán.

Đồng thời, lãi suất IR thể hiện kết quả có ảnh hưởng tiêu cực tới một nửa số biến cổ phiếu ngân hàng, phù hợp với phán đoán ban đầu. Nhưng kết quả cũng cho thấy IR tăng giảm cùng chiều với ba biến cổ phiếu tại tất cả các mức ý nghĩa. Phát hiện này không phù hợp với dự kiến, trong đó suy đoán ban đầu IR có mối quan hệ tiêu cực với giá cổ phiếu của ngân hàng. Kết quả không phù hợp với nghiên cứu được thực hiện bởi

Akella và Greenbaum (1992), Choi và cộng sự (1992) và Kwan (1991) đã chứng minh rằng lợi nhuận cổ phiếu dường như có mối tương quan đáng kể và tiêu cực với thay đổi lãi suất. Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với Butt và cộng sự (2010), Kasman và cộng sự. (2011), Muneer và cộng sự (2011) tiết lộ rằng mối quan hệ tương đối tích cực giữa giá cả cổ phiếu các ngân hàng và lãi suất IR có thể xảy ra bởi bản chất của ngành Ngân hàng là ngành tài chính thu hút nguồn vốn bằng lãi suất. Muneer và cộng sự đã nói rằng ngân hàng với tư cách là người cho vay có thể tạo thêm thu nhập từ việc tăng lãi suất, từ đó tăng giá trị công ty thể hiện qua giá cổ phiếu ngân hàng. Bên cạnh đó, kết quả tác động của lãi suất IR đối với chứng khoán ngành ngân hàng trong bài luận này có thể được gây ra do tác giả sử dụng lãi suất cơ bản (Benchmark Interest Rate) làm thước đo lãi suất.

Theo kết quả hồi quy, CSGCK Việt Nam VN-Index có ý nghĩa và có ảnh hưởng tích cực tới biến động giá cổ phiếu. Kết quả này giống với dự kiến ban đầu của tác giả và cho thấy sự biến động của giá cả TTCK rất quan trọng trong việc giải thích biến động giá cổ phiếu các ngân hàng. VN-Index tăng sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu của các ngân hàng. Nghiên cứu trong quá khứ của Butt và cộng sự (2010), Kasman và cộng sự (2011), Muneer và cộng sự (2011) cũng cho kết quả tương tự. Họ chỉ ra rằng lợi nhuận thị trường được đánh giá là tích cực và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận cổ phiếu của các ngân hàng.

Kết quả kiểm định của mô hình nghiên cứu về tác động của các biến kinh tế vĩ mô tới giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam được tổng kết như sau:

Chỉ số giá tiêu dùng CPI có mối quan hệ tiêu cực với giá cổ phiếu ngân hàng: Sự gia tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI là một dấu hiệu nền kinh tế vĩ mô đang bất ổn. Nhà đầu tư có thể xuất hiện “tâm lý bầy đàn” rủi lui khỏi TTCK ồ ạt, đi tìm phương án đầu tư tốt hơn. Chính phủ thường áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm cung tiền để kiểm soát lạm phát. Lạm phát tăng cao cũng khiến lãi suất được nâng lên cao từ đó giá trái phiếu giảm và trở thành phương án đầu tư hấp dẫn hơn. Điều này càng làm cho TTCK xuất hiện nhiều sắc đỏ, cổ phiếu ngân hàng không nằm ngoài vùng bị tác động và trở nên kém hấp dẫn. Vì vậy, mối tương quan ngược chiều giữa CPI và giá chứng khoán ngành ngân hàng là phù hợp với lý thuyết và thực tế Việt Nam.

Tỷ giá EX có tác động tích cực tới giá cổ phiếu ngân hàng: xu hướng tỷ giá tăng phù hợp với một nền kinh tế hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu như Việt Nam, cùng với việc lạm pháp của Việt Nam cao hơn so với Mỹ rất nhiều. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tỷ giá là khác nhau đối với mức độ biến động tỷ giá lớn nhỏ khác nhau. Nếu sự biến động tỷ giá là lớn và không dự đoán trước được sẽ làm nhà đầu tư thay đổi tâm lý, mất niềm tin, không tiếp tục đầu tư. Điều này giúp tăng thu nhập cho doanh nghiệp xuất khẩu nhưng ngược lại cũng gây khó khăn nặng nề cho doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp vay vốn nước ngoài. Đây là điều không ai mong muốn xảy ra. Với nền kinh tế non trẻ như Việt Nam, việc thực hiện chính sách tỷ giá tăng với biên độ nhỏ một cách phù hợp và có kế hoạch sẽ giúp TTCK phát triển bền vững. Nhà đầu tư trong nước ổn định tâm lý, tránh xu hướng chỉ tham gia thu lợi khi tỷ giá biến động mạnh, đột ngột. Thị trường trong nước cũng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài với tỷ giá có xu hướng tăng ổn định. Vì vậy, giữa tỷ giá và giá chứng khoán ngân hàng mối tồn tại mối quan hệ cùng chiều trong giai đoạn nghiên cứu là phù hợp.

Tác giả phát hiện ra rằng: khác với kết quả nghiên cứu có trước, lãi suất thể hiện mối quan hệ tích cực tới giá cổ phiếu ngân hàng. Thông thường, lãi suất tăng cũng là

một tín hiệu dễ nhận biết về bất ổn kinh tế vĩ mô. Khi đó, trái phiếu hoặc gửi tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn. Khoản đầu tư này ổn định, dài hạn, ít biến đổi và rủi ro rất thấp nhưng không mang lại những khoản lợi nhuận đáng kể tính tới hết thời gian dài đầu tư. Trong thực tế, chỉ những nhà đầu tư yêu thích mức rủi ro thấp đi kèm với khả năng sinh lời ở mức chấp nhận được mới sử dụng phương án này. Nếu lãi suất tăng cùng với chính sách huy động vốn hiệu quả có thể đem lại kết quả khả quan cho ngân hàng. Những người ưa mạo hiểm, mong muốn mức sinh lời cao trong tương lai lại yêu thích đầu tư chứng khoán hoặc phương án khác. Họ chấp nhận rủi ro tăng chi phí hiện tại để có khoản lợi nhuận lớn hơn chi phí và thậm chí lớn hơn cả lợi nhuận trái phiếu đã không đầu tư. Hoặc sau khi tăng lãi suất, lợi nhuận từ cổ phiếu các nhà băng vẫn cao hơn mức lãi suất ấy. Trong ngắn hạn, khi lãi suất tăng khiến một số nhà đầu tư lo sợ thái quá, bán tháo cổ phiếu của họ ngay lập tức. Việc này giúp nhận diện cổ phiếu nào bị định giá thấp, cổ phiếu nào được định giá cao từ đó người nắm giữ cổ phiếu quyết định bán, tiếp tục giữ hoặc đầu tư thêm. Giữa lãi suất và cổ phiếu có mối quan hệ không đơn giản. Tóm lại phản ứng của người đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng Việt Nam phụ thuộc vào “khẩu vị” mạo hiểm và mức sinh lời mà họ mong muốn phù hợp theo như Lý thuyết danh mục đầu tư. Do đặc thù nền kinh tế các nghiên cứu trước không giống nước ta nên có kết quả khác biệt. Lập luận này cũng có thể giải thích cho trường hợp của CPI, hậu quả của việc CPI cũng dẫn tới lãi suất tăng và diễn ra các tình huống trên.

Chỉ số sản xuất CN có rất ít ý nghĩa thống kê trong mô hình tác động tới giá cổ phiếu ngân hàng: IPI trong cơ cấu GDP của Việt Nam chỉ hơn 30% thấp hơn nhiều so với mức trên 50% của các nước phát triển trong nghiên cứu đã có trước. Công nghiệp phát triển là tín hiệu tốt cho nền kinh tế và cả TTCK. Ngành ngân hàng cũng được tác động tích cực nhưng yếu hoặc giường như là không ảnh hưởng. Đầu tiên, khi các DN CN phát triển khiến nhu cầu tài chính, lưu thông tiền tệ tăng; với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng gia tăng hoạt động dịch vụ của mình, thu về lợi nhuận. Ngân hàng làm ăn tốt, nâng cao giá trị công ty và thể hiện ở việc giá cổ phiếu tăng. Nhưng quy mô của tác động này chỉ ở mức nhỏ do lợi nhuận không lớn do DN có nhiều sự lựa chọn

khi vay và sử dụng dịch vụ tài chính. Thứ hai, sản xuất CN tăng trưởng, các công ty CN nâng cao lợi nhuận, gia tăng giá trị công ty, thu hút đầu tư, và giá cổ phiếu ngành CN tăng lên mà không ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ngành ngân hàng.

Chỉ số giá CK Việt Nam tương quan cùng chiều với giá cổ phiếu ngân hàng: kết quả phù hợp với lý thuyết và nghiên cứu trước. VN-Index tăng là dấu hiệu tốt của TTCK, trung bình giá cổ phiếu đang giao dịch có xu hướng tăng, kích thích nhà đầu tư tham gia TTCK, nắm giữ cổ phiếu. Và cổ phiếu ngân hàng cũng tăng theo xu hướng đó.

4.6 Ket luận chung

Tóm lại, có bốn biến số kinh tế cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng được nghiên cứu. VN-Index đang ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tất cả các ngân hàng được nghiên cứu, trong khi lãi suất IR tác động mạnh nhất tới các biến độc lập. Giá trị hệ số gócβ cho tất cả các biến độc lập trong kết

quả hầu hết giống với dự đoán được thảo luận trong chương trước và phù hợp với lý thuyết được thực hiện bởi nhà nghiên cứu khác đã có trước đây. Ngoại trừ biến lãi suất IR cho kết quả khác biệt, thể hiện cái mới của bài.

Phần 5: Kết luận

5.1 Ý nghĩa

Trước đó, hầu hết các nghiên cứu nghiên cứu về tác động của các biến số kinh tế vĩ mô luôn tập trung vào các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và châu Mỹ Latinh, có ít nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu ở Việt Nam. Nghiên cứu đóng góp vào tài liệu hiện có bằng cách chỉ ra mối quan hệ giữa các biến số kinh tế và giá cổ phiếu ở Việt Nam. Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô được lựa chọn như tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, chỉ số sản xuất công nghiệp và lãi suất đối với giá cổ phiếu. Nghiên cứu này cho phép người đọc hiểu rõ hơn về môi trường thị trường tài chính ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, phát hiện này của nghiên cứu sẽ được trình bày cho trường Học viện Ngân hàng. Nên, nghiên cứu này sẽ chủ yếu liên quan đến mục đích học tập, đóng góp nguồn tài liệu tham khảo cho thư viện trường Học viện Ngân hàng thêm phong phú. Hơn nữa, những kết quả của khóa luận có thể có ích cho các nhà kinh doanh và quản lý quỹ. Các kết quả của nghiên cứu này có thể hữu ích để hiểu các biến số kinh tế và sự biến động giá cổ phiếu để chúng ta có thể cải thiện kinh tế hiệu quả trên cả điều kiện kinh tế và TTCK.

Nghiên cứu này hữu ích cho cả các nhà hoạch định chính sách, chính phủ, thậm chí các doanh nghiệp hoặc cá nhân đều có thể đưa ra một loạt các chính sách sẽ được thực hiện trong các hoạt động tương lai của họ. Các chính sách khác nhau sẽ phù hợp với các ngành hoặc quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm hoặc văn hóa, nền kinh tế.

5.2 Kiến nghị giải pháp - Chính sách kinh tế vĩ mô

Từ nghiên cứu, ta thấy rằng kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới lợi nhuận cổ phiếu ngành ngân hàng. Muốn quản lý tốt cổ phiếu ngành này cần có chính sách và định hướng kinh tế vĩ mô hợp lý, bền vững, hướng tới mục tiêu dài hạn, tránh chỉ nắm trong

tay phần lợi ngắn hạn. Trong thời đại Công nghệ 4.0, cơ chế quản lý luôn luôn phải chuyển mình đổi mới để đạt được hiệu quả cao nhất. Cùng với đó, các thủ tục hành chính rườm rà nên được giảm bớt. Tiếp theo, tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận công nghệ hiện đại trên thế giới, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, tăng khả năng sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cải thiện tình hình sản xuất công nghiệp trong nước.

Để giữ vững niềm tin của nhà đầu tư, chính phủ nên kiểm soát giữ lạm phát ở mức ổn định trong giới hạn hợp lý; dự báo về các chỉ số kinh tế được công bố công khai, chính xác. Thực hiện được những điều này, chắc chắn thu hút nhiều nhà kinh doanh cũng như giới đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào TTCK; cũng như ổn định giá cả chứng khoán ngành ngân hàng tại Việt Nam.

- Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ đặc biệt hữu dụng cho việc điều chỉnh về lãi suất, vì mức cung tiền sẽ thay đổi lượng tiền trong lưu thông dẫn tới chuyển động của lãi suất, và do đó, lạm phát trong nước cũng có thể biến động. Bất kỳ sự điều chỉnh nào được thực hiện bởi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ đối với lãi suất, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào. Vì lãi suất chính là chi phí sử dụng vốn làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với NHTM, ngoài lãi suất huy động là chi phí, còn có lãi suất cho vay là thu nhập. Do đó, các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các tổ chức tài chính ngân hàng, sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh về lãi suất của chính họ, ví dụ như tăng hoặc giảm lãi suất cho vay hoặc vay, để duy trì hoặc cải thiện hoạt động kinh doanh thường xuyên. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, thực hiện chính sách tiền tệ không những đạt được mục tiêu ổn định lãi suất, kiềm chế lạm phát, mà còn gián tiếp quản lý cổ phiếu ngành ngân hàng.

Mục tiêu của NHNN hiện nay là hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Muốn vậy, nhà điều hành phải chủ động, cân nhắc kỹ sử dụng công cụ nào cho hợp lý, hiệu quả. Biến động kinh tế quốc tế cũng tác động rất lớn tới thị trường trong nước, nên việc

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô tói giá cổ phiếu ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 777 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w