Số liệu sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô tói giá cổ phiếu ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 777 (Trang 34 - 36)

3.1.1. Tổng quan

Trong bài khoá luận này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp (đã qua tính toán, xử lý) được công bố trên các trang web uy tín trong và ngoài nước. Sau đó được tính toán để phù hợp với dữ liệu thời gian theo tháng của bài.

3.1.2. Số liệu sử dụng

Số liệu theo thời gian thu thập trong vòng 120 tháng, gồm có 6 mã chứng khoán và 5 chỉ số kinh tế vĩ mô. Các cổ phiếu ngành ngân hàng trong bài là: ACB của NHTMCP Á Châu, CTG - NHTMCP Công thương Việt Nam, EIB - NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, SHB của NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội, mã STB của NHTMCP Sài Gòn Thương tín và VCB của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Các yếu tố vĩ mô trong bài là: Chỉ số giá tiêu dùng - Consumer Price Index (CPI), lãi suất (Interest Rate), tỷ giá (Exchange Rate) và chỉ số VN-Index. CPI là chỉ số đo lường lạm phát, tỷ giá thể hiện Việt Nam đồng có giá trị tương đương với bao nhiêu tiền ngoại tệ như USD, JPY... Lãi suất ở đây là lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam quy định. VN-Index là chỉ số biến động giá chứng khoán của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại SGDCK TPHCM.

3.1.3. Thời gian

Dữ liệu của khóa luận được lấy trong khoảng thời gian 10 năm gần đây, tức 120 tháng tương ứng 120 quan sát, từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2018. Để tránh tác động của khủng khoảng năm 2008 nên giai đoạn từ năm 2008 về trước không được tiến hành nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã có như của Patra and Poshakwale (2006) hay của Liow và cộng sự (2006) chỉ ra rằng sử dụng dữ liệu tháng để nghiên cứu biến động dài hạn sẽ tránh được hiện tượng tương quan giả. Và thực tế, các số liệu kinh tế thường được báo cáo hằng tháng.

3.1.4. Nguồn số liệu

Số liệu được sử dụng trong bài là dữ liệu thứ cấp. Giá các cổ phiếu và chỉ số VN- Index là giá thị trường hằng ngày được công bố trên trang vndirect.com.vn và được tính trung bình cộng theo tháng. Lãi suất lấy từ cổng thông tin NHNN Việt Nam (sbv.gov.vn). Số liệu CPI, IPI được thu thập từ Tổng cục thống kê (gso.gov.vn). Tỷ giá đã được thống kê bởi trang Theglobaleconomy.com theo nguồn từ Google Finance.

3.1.5. Hạn chế của số liệu

Các số liệu khác nhau về đặc điểm thời gian. CPI, IPI và lãi suất được Chính phủ công bố theo từng tháng và quý; ngược lại với tỷ giá, chỉ số VN-Index và giá cổ phiếu được niêm yết hằng ngày. Vì vậy, ta phải tính toán lại một lần nữa, đưa các con số trên về cùng một chuỗi thời gian hằng tháng. Có hai cách đưa chuỗi từng ngày về từng tháng. Một, lấy một số liệu ngày cố định đại diện cho số liệu tháng (ví dụ lấy ngày đầu tiên của tháng đại diện cho tháng). Hai, tính trung bình cộng là một cách lấy tổng cộng các số liệu ngày trong tháng sau đó chia cho số các số liệu trên. Sau khi tính trung bình cộng, chuỗi số liệu ngày được đưa về chuỗi số liệu hằng tháng. So với cách một, trung bình cộng có tính tới tác động của tất cả các số liệu trong tháng, đây là cách tốt hơn.

Số liệu có tính lịch sử, đã được thu thập trong vòng 10 năm. Dữ liệu đã trải qua nhiều năm có thể có sự sai lệch, có thể do thay đổi cách tính (IPI thay đổi cách tính năm 2010), thay đổi thời gian làm gốc tính (năm 2013 IPI thay đổi năm gốc-100% từ năm 2005 sang 2010 và năm 2018 thay đổi năm gốc từ năm 2010 sang năm 2015). Ngay với số liệu thu thập bằng thực nghiệm cũng có sai số của phép đo nên số liệu ở đây có nguồn đáng tin cậy, tuy nhiên, chắc chắn không thể tránh khỏi sự sai số.

Ngoài ra các con số được Chính phủ đưa ra đều có yếu tố tác động chủ quan của Chính phủ, và đây chưa phải con số chính xác nhất. Nhưng chúng đều là những con số đáng tin cậy, gần con số thực tế và được nhiều người sử dụng rộng rãi nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô tói giá cổ phiếu ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 777 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w