Về cơ bản, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là một khái niệm nói đến tính đầy đủ, chính xác, tính kịp thời trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. Tuy
29
nhiên đứng trên góc độ khác nhau mà công tác thẩm định trực tiếp có liên quan thì chất lượng của công tác thẩm định cũng được xem xét khác nhau. Thẩm định tài chính dự án đầu tư có mục đích phục vụ cho quyết định cho vay của ngân hàng và cũng là phục vụ nhu cầu huy động vốn vay của doanh nghiệp. Cho nên chất lượng của thẩm định tài chính dự án đầu tư được đánh giá thông qua sự thỏa mãn cả hai mặt trên.
Ngân hàng đánh giá chất lượng thẩm định ở chỗ các kết luận đưa ra về việc cho vay có hợp lý không: quyết định đồng ý hay từ chối cho vay, số tiền cho vay, lãi suất cho vay, phương thức giải ngân và thu nợ sao cho bảo đảm mức lợi nhuận, hợp lý sau khi tính đến các chi phí cho vay và thu hồi được toàn bộ vốn bỏ ra, tránh rủi ro mất vốn.
Còn về phía khách hàng, chất lượng thẩm định thể hiện ở sự kết luận chính xác về tình hình tài chính của khách hàng, ở thời gian thẩm định và các tiện ích mà công tác thẩm định đã mang lại cho họ. Thời gian thẩm định càng nhanh chóng thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc rút ngắn thời gian huy động vốn, tận dụng được cơ hội kinh doanh của mình. Chất lượng thẩm định còn được đánh giá thông qua các đề xuất mà Ngân hàng tham gia với khách hàng trong vai trò tư vấn về các nội dung của dự án mà công tác thẩm định chỉ ra được.
Khía cạnh liên quan thứ ba là công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư có quan hệ mật thiết đối với quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Lúc này chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc chấp nhận, phê duyệt những dự án có tính khả thi về mặt tài chính cao, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và góp phần thực hiện định hướng phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia. Dự án được lựa chọn là những dự án tốt nhất xem xét trên quan điểm có lợi ích xã hội cao nhất.
30
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tạiNHTM NHTM
Thứ nhất, thẩm định tài chính dự án như ta đã biết là một công cụ quản lý và kiểm tra quan trọng của ngân hàng nhằm đưa ra những quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay, đồng thời tham gia góp ý kiến cho các chủ đầu tư, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay. Mặt khác, thẩm định tài chính dự án còn là cơ sở để xác định số tiền cho khách hàng vay, mức thu hồi nợ, thời gian cho vay hợp lý, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó đòi hỏi các NHTM luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính để đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả.
Thứ hai, hoạt động cho vay các dự án đầu tư là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, tuy nhiên do tính chất của các dự án đầu tư thường đòi hỏi một lượng vốn lớn, trong thời gian dài do vậy hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu đã trở thành vấn đề bức xúc trong toàn hệ thống ngân hàng. Để giảm thiểu rủi ro, các NHTM phải tiến hành cải thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong đó thẩm định tài chính dự án là một khâu quan trọng quyết định chất lượng của các khoản cho vay. Thẩm định tài chính giúp NHTM đánh giá được khả năng trả nợ (cả gốc và lãi), các rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM. Việc nâng cao chất luonwgj thẩm định tài chính DA ĐT là nhiệm vụ qua trong với sự tồn tại và phát triển của các NHTM.
Thứ ba, với tư cách là trung gian tài chính đi vay để cho vay, NHTM thường huy động các khoản tiền nhỏ từ dân cư và các tổ chức kinh tế để gom lại biến thành nguồn vốn lớn để đầu tư cho các dự án. Rủi ro từ hoạt động cho vay dự án đầu tư của NHTM do đó có sức ảnh hưởng rộng lớn, không chỉ ở bản thân hệ thống NHTM mà còn ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư, đến toàn nền kinh tế. Vì vậy nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là nhân tố hết sức quan trọng.
đặc điểm địa lý nơi thực hiện dự án) nên sẽ có sự không đồng nhất về các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá, so sánh... cho nên việc lựa chọn phương pháp và hệ thống chỉ tiêu
hợp lý là yêu cầu quan trọng để đảm bảo cho chất lượng thẩm định tài chính. 31
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án tạiNHTM NHTM
Chất lượng thẩm định tài chính dự án tại các NHTM được đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:
1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính
- Thẩm định đúng quy trình khoa học và toàn diện các vấn đề khía cạnh liên quan đến thẩm dịnh tài chính dự án. Mỗi NHTM đều đưa ra quy trình thẩm định
riêng nhằm hướng dẫn CBTĐ trong quá trình thẩm định. Việc xem xét các yếu tố
như: nhu cầu tổng vốn đầu tư, phương án tài trợ cho dự án, xác định dòng tiền
của dự
án, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và thẩm định rủi ro tạo tiền để để NHTM
đưa ra
những quyết định đúng đắn trong việc cho vay. Trên cơ sở phân công trách
nhiệm cụ
thể cho từng cá nhân, việc thực hiện đúng quy trình thẩm định sẽ giúp Ngân hàng
trong quá trình kiểm tra, giám sát, sẽ nhanh chóng phát hiện ra những sai sót trong
khâu thẩm định nào, do trách nhiệm của ai, từ đó giúp nâng cao chất lượng thẩm
định tài chính dự án
- Chất lượng nguồn thông tin thẩm định: Chất lượng nguồn thông tin trong thẩm định là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của công tác thâm định tài
chính dự án đầu tư. Thông tin được thu thập đa dạng từ nhiều nguồn được sử
dụng để
Chất lượng thẩm định tài chính dự án được thể hiện thông qua chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng.
a. Chỉ tiêu tác động trực tiếp đến các dự án
- Tỷ lệ dự án không chấp nhận cho vay
Số dự án không chấp nhận cho vay
× 100%
Tong SO dự ấn được thẫm định
Chỉ tiêu này cho phép ngân hàng có thể thấy được hiệu quả trong công tác thẩm định, nó chỉ ra rằng trong số những dự án được thẩm định thì đã có bao nhiêu dự án không được chấp nhận cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác lập dự án của chủ đầu tư không tốt, công tác thẩm định của cán bộ tài trợ dự án là không đảm bảo.
- Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại
Số dự án phải điều chỉnh lại
× 100%
Tong SO dự ấn được phê duyệt
Neu tỷ lệ các dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, độ nhạy, tổng nguồn vốn, điều chỉnh kế hoạch trả nợ. so với những dự án ban đầu khi được phê duyệt thì chứng tỏ công tác thẩm định còn sai sót, phải thực hiện điều chỉnh nhiều do chưa nhận ra các chỉ tiêu không hợp lý.
b. Chỉ tiêu gián tiếp đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
Nợ quá hạn cho vay theo DADT
rl , --- , , ,--- -7- X 100%∈
Tong dư nợ tín dụng cho vay DADT
Tỷ lệ này cao cho thấy ngân hàng đã có quá nhiều các khoản vay đã quá hạn trong tổng dư nợ cho vay dự án tại ngân hàng, dẫn đến tình trạng vốn bị thu hồi chậm có thể dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm sút, vốn bị ứ đọng và ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Nguyên nhân có thể là do kết quả của công tác thẩm định tài chính chưa tốt.
- Tỷ lệ nợ xấu cho vay theo DAĐT
Nợ xấu cho vay DADT
„ n ' ^ L n × 100%
Tong dư nợ tín dụng cho vay DADT
Tỷ lệ này thể hiện chất lượng cho vay theo dự án đầu tư, nếu tỷ lệ này quá cao có thể cho thấy các khoản vay theo dự án của ngân hàng có chất lượng không tốt. Qua chỉ tiêu này phần nào ta có thể thấy được chất lượng của công tác thẩm định tài chính.
- Vòng quay của vốn tín dụng trung và dài hạn
Doanh SO thu nợ trung dài hạn Tổng dư nợ trung dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng trong một thời kỳ. Vòng quay càng lớn chứng tỏ nguồn vốn trung dài hạn được luân chuyển nhanh, công tác thẩm định tài chính được thể hiện phần nào vì khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì ngân hàng sẽ có thu hồi vốn nhanh chóng và hợp lý.
- Thời gian thẩm định dự án
Nếu dự án được thẩm định trong khoảng thời gian hợp lý phù hợp với quy định mà ngân hàng đã công bố đồng thời vẫn đảm bảo được việc thực hiện dự án
34
đúng tiến độ, giảm chi phí cơ hội thì dự án mới đem lại hiệu quả cho khách hàng và ngân hàng.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án tại NHTM
1.3.4.1. Nhân tố chủ quan
- Nhân tố con người
Như mọi hoạt động khác, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Kết quả của công việc này là kết quả của việc phân tích đá giá dự án về mặt tài chính theo nhận định của người thẩm định nhưng phải dựa trên cơ sở khoa học, trang thiết bị hiện đại.
Để thực hiện công tác thẩm định với chất lượng tốt thì CBTĐ cần đáp ứng một số chỉ tiêu sau: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Kiến thức ở đây không chỉ là hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn mà gồm hiểu biết về nhiều mặt khoa học, kinh tế, xã hôi. Kinh nghiệm là những điều dược tích lũy qua hoạt động thực tiễn cũng như năng lực và khả năng nắm bắt, xử lý công việc trên cơ sở các tri thức đã tích lũy. Từ việc có chuyên môn tốt, người CBTĐ còn cần có phẩm chất đạo đức tốt để ra quyết định cho vay phải đảm bảo đúng ý nghĩa là góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng chứ không phải đứng trên quan điểm lợi ích của cá nhân.
- Nhân tố quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định của mỗi ngân hàng được xem như một cuốn cẩm nang hướng dẫn CBTĐ thực hiện tốt công việc một cách khách quan, khoa học và đầy đủ. Quy trình thẩm định bao gồm nội dung, phương pháp thẩm định và trình tự tiến hành.
Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa học, tiên tiến và phù hợp với những thế mạnh và đặc trưng của ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính. Nội dung thẩm định cần đề cập đến tất cả các vấn đề tài chính
35
dự án đứng trên giác độ ngân hàng: vấn đề vốn đầu tư (tổng, nguồn, tiến độ), hiệu quả tài chính, khả năng tài trợ và rủi ro của dự án. Nội dung càng đầy đủ, chi tiết càng đem lại độ chính xác cao cho các kết luận đánh giá.
Phương pháp thẩm định tài chính bao gồm các chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lý thông tin có trong hồ sơ dự án và những thông tin có liên quan để đem lại những thông tin cần thiết về tính khả thi tài chính của dự án cũng như khả năng trả nợ ngân hàng. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc nội dung và yêu cầu của dự án. Việc lựa chọn chỉ tiêu nào để kết luận còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng dự án và điều này đòi hỏi CBTĐ phải nắm rõ ưu nhược điểm của từng chỉ tiêu để đưa ra quyết định.
Trình tự tiến hành hợp lý, rõ ràng, các đơn vị liên quan biết rõ chức năng nhiệm vụ của mình thì việc thẩm định sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
- Thông tin thẩm định
Thực chất thẩm định là xử lý thông tin để đưa ra những nhận xét, đánh giá về dự án. Nói cách khác, thông tin chính là nguyên liệu cho quá trình tác nghiệp của CBTĐ. Do đó số lượng cũng như chất lượng hay tính kịp thời của thông tin có tác dụng rất lớn đến chất lượng thẩm định. Ngân hàng coi hồ sơ dự án của chủ đầu tư gửi là nguồn thông tin cơ bản nhất. Nếu thấy thông tin trong hồ sơ dự án thiếu hoặc không rõ ràng, cán bộ quan hệ khách hàng có thể yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thêm hoặc giải trình về những thông tin đó. Nếu thông tin không chính xác thì phân tích không là có ý nghĩa cho dù có sử dụng phương pháp hiện đại đến mức nào. Vai trò của thông tin rõ ràng là rất quan trọng, song để thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin một cách khoa học thì phải kể đến nhân tố hệ thống thông tin. Việc ứng dụng CNTT trong sẽ làm tăng nguồn dữ liệu tin cậy, đảm bảo tính kịp thời của thông tin trong việc ra quyết định tài trợ dự án.
- Tổ chức điều hành
36
Là việc bố trí, sắp xếp, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận đó trong việc thực hiện, cần có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, khoa học và tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong khâu thực hiện song không cứng nhắc, tạo gò bó nhằm đạt được tính khách quan và việc thẩm định được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Như vậy nếu xây dựng được một hệ thống tổ chức điều hành mạnh, phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định.
1.3.4.2. Nhân tố khách quan
Đây là các nhân tố không thuộc tầm kiểm soát của ngân hàng - Từ phía doanh nghiệp
Hồ sơ dự án mà chủ đầu tư trình lên là cơ sở quan trọng để ngân hàng thẩm định do đó trình độ lập, thẩm định, thực hiện dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định của ngân hàng. Phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán, thu thập thêm thông tin đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam khi khả năng tiềm lực tài chính cũng như trình độ quản lý rất hạn chế đưa lại rủi ro lớn cho ngân hàng.
Ngoài ra tính trung thực của những thông tin do chủ đầu tư cung cấp về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lược công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Môi trường kinh tế
Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia quy định năng lực, kinh nghiệm phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thông tin do đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế việc cung cấp thông tin xác thực phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường, những thông tin về dự báo tình trạng nền kinh tế.
37
- Môi trường pháp lý
Những khiếm khuyết trong tính hợp lý, đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lý của Nhà nước đều tác đọng đến chất lượng thẩm định cũng như kết quả hoạt