Đẩy mạnh hoạt động marketing, không ngừng nâng cao chất lượng sản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 099 (Trang 51)

phẩm, dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng.

Ngày nay , khi nền kinh tế ngày càng phát triển , sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế ngày càng gay gắt . Có rất nhiều ngân hàng mới thành lập với sản phẩm , dịch vụ chất lượng tốt. Do đó , chi nhánh cũng cần đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của mình. Trước hết là cần đưa hình ảnh của chi nhánh đến gần khách hàng hơn . Bên cạnh đó , chi nhánh cũng cần tập trung phát triển để mang lại những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Quan trọng hơn hết là thái độ phục vụ của nhân viên vơi khách hàng. “Khách hàng là thượng đế” là câu nói mà bất cứ một nhân viên kinh doanh nào cũng

cần nhớ. Ngoài tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới , việc chăm sóc , duy trì những khách hàng hiện hữu cũng là vấn đề cân được quan tâm hơn nữa.

3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1.1. Đối với Chính phủ & các bộ ngành liên quan

Chính phủ cần có định hướng quy hoạch phát triển đối với từng vùng kinh tế, từng ngành, địa phương để hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu tránh tình trạng đầu tư tràn lan không hiệu quả cung lớn hơn cầu .

Chính phủ, các Bộ ngành cần có chính sách xử lý các khoản NQH, NKĐ của các doanh nghiệp, các hộ gia đình,... do các nguyên nhân khách quan như thay đổi cơ chế chính sách, thiên tai, bão lụt,... cần tạo nguồn cho các Ngân hàng để xử lý bù đắp, xoá các khoản nợ khoanh. Bên cạnh đó, cần có hướng xử lý lại cơ cấu nợ của các NHTM, bao gồm việc chuyển các khoản vay kém hiệu quả sang vốn Ngân sách cấp thành lập công ty mua bán nợ để xử lý các khoản nợ, khai thác và quản lý tài sản thế chấp tồn đọng.

3.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một là, NHNN cần xây dựng một hành lang pháp lý thống nhất, đầy đủ, chặt chẽ để các ngân hàng thương mại tuân thủ theo.

Hai là, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra hoạt động của tổ chức tín dụng để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm. NHNN cần tập trung chủ trương thanh tra chất lượng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng và công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng nhằm quản lý tốt chất lượng tín dụng; phát hiện và cảnh báo kịp thời những rủi ro có khả năng phát sinh, xử lý nghiêm các tổ chức; cá nhân có sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Ba là, NHNN cần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).NHNN cần tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động của trung tâm. Hoạt động của tổ chức này phải phù hợp với thực tế và có hiệu quả tích cực ở các mặt như tổ chức thu thập thông tin, phân tích đánh giá xếp loại doanh nghiệp

và lưu trữ thông tin,cung cấp chính xác và kịp thời thông tin khi các Ngân hàng có nhu cầu, đồng thời phải bảo mật mọi thông tin theo đúng quy định của NHNN.

3.1.3. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu

Tăng cường thông tin cho các chi nhánh trong hệ thống. Ngân hàng TMCP Á Châu cóưu thế hơn so với các chi nhánh của mình trong việc thu thập phân tích và xử lý các thông tin tín dụng. Nên cần cung cấp thêm cho các chi nhánh của mình các thông tin về hoạt động của ngành như lợi tức, lợi nhuận bình quân, thông tin về trình độ khoa học công nghệ của ngành, chủ trương chính sách quản lý vĩ mô của Nhà Nước, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với các chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống.

Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống, Ngân hàng TMCP Á Châu cần quan tâm bồi dưỡng không chỉ những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các chi nhánh mà còn cần phải tăng cường mở rộng việc đào tạo kiến thức và trình độ chuyên môn cho các cán bộ có năng lực, triển vọng tại các chi nhánh trong hệ thống.Có thểáp dụng nhiều loại hình đào tạo khác nhau để nâng cao trình độ cán bộ cán bộ như cử cán bộ ra nước ngoài học, mở các lớp bồi dưỡng tín dụng chuyên đề. cung cấp đầy đủ các tài liệu văn bản pháp quy, các quy định mới về nghiệp vụ tín dụng,... cho các chi nhánh để cán bộ các chi nhánh tự học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ.

Tăng cường kiểm tra kiểm soát. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo định kỳ ACB cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các Chi nhánh có biểu hiện bất thường, kiểm tra chéo.

KẾT LUẬN

Những năm qua, cùng với các hoạt động khác trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng, hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội luôn tự đổi mới và hoàn thiện, khắc phục những hạn chế và khó khăn còn tồn tại góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội cũng nhu trong công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nuớc.

Qua quá trình xây dựng và truởng thành,Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội không ngừng phát triển & đạt đuợc những thành tựu đáng ghi nhận. Những kinh nghiệm về hoạt động tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội là một bài học quý báu.

Khó khăn là không bao giờ hết nhung chúng ta tin rằng với bề dày truyền thống và kinh nghiệm, kết hợp với tu duy sáng suốt, việc chỉ đạo điều hành kiên quyết, sáng tạo Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội sẽ vuợt qua những trở ngại để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ, nhân dân tin tuởng giao phó.

Đối với em, việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội” trong giai đoạn vừa qua là rất bổ ích và lý thú. Nó không chỉ góp phần giúp em tích luỹ thêm kiến thức mà còn bổ sung thêm kinh nghiệm giúp ích cho quá trình làm việc thực tế sau này. Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù đã có cố gắng nhung do hạn chế về hiểu biết cũng nhu kinh nghiệm thực tiễn và thời gian nên không tránh khỏi sai sót nên rất mong nhận đuợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài đuợc hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên 2014 - 2016của ACB - Chi nhánh Hà Nội. 2. Các văn bản luật về ngân hàng.

3. Các trang web: www.acb.com.vn www.moi.gov.vn www.sbv.gov.vn http://vi.wikipedia.org http://www.tapchitaichinh.vn http://www.vnba. org.vn

4. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

5. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

6. PGS.TS Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 7. TS.Nguyen Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 099 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w