THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 131 (Trang 41 - 101)

lượng trái phiếu Chính phủ lớn như vậy, VietinBank vẫn sẽ đảm bảo được khả năng thanh khoản của ngân hàng.

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠINGÂN NGÂN

HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Mô hình tổ chức Hệ thống kiểm soát nội bộ tại VietinBank

2.2.1.1. Mô hình tổ chức từ năm 1991 đến năm 2005

Thực hiện pháp lệnh Ngân hàng, theo Quyết định 16/NH-QĐ ngày 10/01/1991 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, tổ chức bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ (KTKSNB) được hình thành và phát triển. Tổng giám đốc đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổng kiểm soát theo Quyết định 58/NHCT ngày 01/03/1991.

Trên cơ sở Luật các TCTD ban hành năm 1997 và Quy chế về KTKSNB của các TCTD ban hành theo Quyết định 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 của Thống đốc NHNN, cùng với sự đổi mới và trưởng thành của NHCT Việt Nam, cơ chế tổ chức và quy chế hoạt động của hệ thống KTKSNB cũng thường xuyên thay đổi nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý, nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của kiểm tra viên khi thực thi nhiệm vụ của mình. Cụ thể:

- Ngày 06/06/1998: Chủ tịch HĐQT của VietinBank đã kí Quyết định 41/QĐ- HĐQT-NHCT17 ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ

NHCT Việt Nam thay cho quy chế ban hành theo Quyết định 58/NHCT ngày 01/03/1991 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.

- Ngày 12/05/2000: Chủ tịch HĐQT kí Quyết định 066/QĐ-HĐQT-NHCT17 ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm tra, KTNB và xét khiếu tố

NHCT thay cho quy chế ban hành theo Quyết định 41/QĐ-HĐQT-NHCT17 ngày

06/06/1998.

Mô hình tổ chức trong giai đoạn từ tháng 01/1991 đến năm 2005 được gọi là mô hình cũ. Bộ máy KTNB (nay là bộ máy KTKSNB) của NHCT Việt Nam tuy với tên gọi khác nhau qua từng giai đoạn (Bộ máy kiểm tra nội bộ; Bộ máy kiểm tra, KTNB và xét khiếu tố; Bộ máy kiểm tra, KTNB; Bộ máy KSNB) nhưng đều là bộ máy do Tổng giám đốc quản lý, chỉ đạo và điều hành. Bộ máy được tổ chức, chỉ đạo thống nhất về mặt nghiệp vụ từ Trụ sở chính đến các đơn vị thành viên, một trong những nhiệm vụ của bộ máy là thực hiện chức năng kiểm tra, KTNB đối với NHCT Việt Nam.

Hệ thống KTKSNB của NHCT Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong từng giai đoạn trong thời kỳ này. Bộ máy KTKSNB đã tổ chức trên 10.000 cuộc kiểm tra, rà soát xem xét lại hơn hai triệu lượt hồ sơ tín dụng và hàng chục triệu chứng từ kế toán,..., qua đó phát hiện được nhiều sai phạm, kịp thời kiến nghị chỉnh sửa khắc phục đạt hiệu quả, góp phần hạn chế, phòng ngừa rủi ro, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các bộ phận nghiệp vụ và đóng góp vào hiệu quả chung trong hoạt động kinh doanh của NHCT Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát vẫn còn những hạn chế như chưa phát hiện hoặc phát hiện chưa hết những sai phạm phát sinh ở các hoạt động nghiệp vụ dẫn đến một số vụ việc xảy ra.

2.2.1.2. Mô hình tổ chức từ năm 2005 đến năm 2010

Do vẫn có những hạn chế nhất định nên đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy KTKSNB theo hướng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, nhằm nâng cao tính khách quan và hiệu quả của bộ máy KTKSNB, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống NHCT Việt Nam.

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004, ngày 10/05/2005, Chủ tịch HĐQT đã kí Quyết định 105/2005/QĐ-HĐQT-NHCT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát HĐQT NHCT Việt Nam. Ngày 11/05/2005, Chủ tịch HĐQT cũng đã kí Quyết định 106/QĐ-HĐQT-NHCT17 phê duyệt mô hình tổ chức của bộ máy KTKSNB NHCT Việt Nam đồng thời ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm soát NHCT Việt Nam theo Quyết định 107/QĐ-HĐQT-NHCT1 thay thế cho quy chế ban hành theo Quyết định 033/QĐ-HĐQT-NHCT17 ngày 10/04/2002, theo đó chức năng KSNB NHCT đã được chuyển sang Ban kiểm soát. Mô hình này được gọi là mô hình mới, bộ máy KTKSNB

NHCT Việt Nam được tổ chức thành hệ thống, đặt dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam. Bộ máy KTKSNB bao gồm: 1 Ban KTKSNB tại Trụ sở chính NHCT Việt Nam (có một số tổ chuyên đề); 2 Phòng KTKSNB tại các Văn phòng đại diện miền Trung và miền Nam; 81 Phòng KTKSNB tại Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 với biên chế 425 cán bộ và sẽ tiếp tục được bổ sung những cán bộ có năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

Một điểm mới quan trọng là Bộ máy KTKSNB được độc lập hoạt động, đánh giá, kết luận, kiến nghị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, hoạt động theo phương pháp giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp. Bộ máy KTKSNB có chức năng tham mưu giúp HĐQT, Tổng giám đốc kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước, của ngành, điều lệ và các quy định nội bộ của hệ thống NHCT; bổ sung, hoàn thiện quy chế, cơ chế quản lý, quản trị điều hành của NHCT Việt Nam phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và thực tiễn hoạt động; giúp Tổng giám đốc điều hành thông suốt, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Sau khi hoạt động theo quy chế mới, bộ máy KTKSNB của NHCT Việt Nam đã bước đầu ổn định, từng bước nắm diễn biến hoạt động kinh doanh, cảnh báo sai sót vi phạm, tham mưu đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Kết quả hoạt động theo mô hình tổ chức mới cho thấy, KTKSNB đã phát hiện được nhiều sai phạm xảy ra trong hoạt động kinh doanh ở nhiều chi nhánh thông qua công tác kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh (hoạt động cho vay, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ, xu hướng biến động chất lượng tín dụng,...), các kiến nghị của KTKSNB mang tính khách quan, chất lượng; KTKSNB cũng đưa ra nhiều cảnh báo rủi ro, bài học kinh nghiệm và được công bố rộng rãi trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, KTKSNB đã thực hiện rà soát các văn bản nội bộ và đưa ra các kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời đảm bảo tuân thủ pháp luật, có tính khả thi cao.

Tuy nhiên, trong hoạt động theo mô hình kiểm tra kiểm soát trực tuyến cũng có những bất cập là:

- Bộ máy đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc, trong khi lại kiểm tra chính hoạt động của Ban điều hành nên vẫn không đảm bảo được tính khách quan, độc lập.

- Do mạng lưới các phòng kiểm tra ở hầu hết các chi nhánh, trên phạm vi toàn quốc nên việc điều hành gặp nhiều khó khăn.

- Tình trạng địa phương hóa ở các phòng kiểm tra tại chi nhánh rất lớn; thực trạng “đầu voi, đuôi chuột” diễn ra phổ biến: mặc dù bộ máy kiểm tra trực thuộc Tổng

giám đốc, nhưng thực chất không có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức, lề lối làm

việc của bộ phận kiểm tra tại chi nhánh, do phòng kiểm tra vẫn đặt tại chi nhánh, chịu

sự chi phối đáng kể của Giám đốc chi nhánh trong quá trình hoạt động.

- Không quy định cụ thể tiêu chuẩn của cán bộ làm công việc kiểm tra, kiểm toán, tiêu chuẩn các chức danh trong bộ máy kiểm tra.

- Không có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho bộ máy KTKSNB. Do đó, trình độ cán bộ kiểm tra bất cập nên khả năng kiểm tra, phát hiện

kịp thời các sai sót rất hạn chế, không theo kịp tốc độ phát triển công nghệ mới trong

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ VietinBank từ năm 2005 - 2010

2.2.1.3. Mô hình tổ chức từ năm 2010 đến nay

Sau khi NHCT Việt Nam được cổ phần hóa (tháng 07/2009) thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; để khắc phục các nhược điểm của Quy chế 107, đặc biệt khi có Quyết định 36/NHNN và Quyết định 37/NHNN, để phù hợp với các quy định của 2 quyết định này, ngày 20/03/2009, HĐQT VietinBank đã ban hành Quyết định 132/QĐ-HĐQT-NHCT17 về Quy chế hoạt động của Hệ thống KTKSNB NHCT; và ngày 30/12/2010, ban hành Quyết định 1973/QĐ-HĐQT-NHCT17 quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy KTKSNB NHCT. Trong đó, có một số quy định cụ thể:

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cho các cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh

doanh, quản trị và điều hành NHCT, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hệ thống KTKSNB

Hệ thống KTKSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nội bộ, cơ cấu tổ chức của NHCT; được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà NHCT đề ra.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

KTKSNB là hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế, quy định nội bộ, quy trình nghiệp vụ của NHCT; qua đó tổng hợp, rà soát, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả hệ thống KTKSNB nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị, xử lý những tồn tại, sai phạm, góp phần đảm bảo NHCT hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

Kiểm toán nội bộ

KTNB là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống KTKSNB; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình được thiết lập trong NHCT, qua đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động các hệ thống, các quy định, quy trình, góp phần đảm bảo NHCT hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

Bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Bộ máy kiểm tra, KTNB bao gồm: Ban kiểm tra, KSNB tại Trụ sở chính; Phòng kiểm tra, KTNB tại các Văn phòng đại diện; Phòng kiểm tra, KTNB tại các chi nhánh NHCT; thực hiện hoạt động kiểm tra, KTNB dưới sự chỉ đạo, điều hành của Ban kiểm soát NHCT.

Về tổ chức: Bộ máy kiểm tra, KTNB của NHCT được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ Trụ sở chính đến các Văn phòng đại diện, chi nhánh NHCT; trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Ban kiểm soát NHCT.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của VietinBank)

Với các quy định trên, NHCT đã phân định rõ chức năng KSNB và KTNB, đã coi trọng những nguyên tắc cơ bản là tính độc lập, khách quan và chuyên nghiệp của KTNB. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát được coi trọng: HĐQT, Tổng giám đốc đã chú trọng và quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ trong toàn hệ thống, tạo môi trường kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước như: xây dựng các hệ thống quy chế điều hành hoạt động khá đầy đủ; hệ thống kiểm tra, KTNB độc lập với bộ phận nghiệp vụ,... Kết quả hoạt động của bộ phận KSNB đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong công tác quản lý, điều hành các bộ phận nghiệp vụ; tham mưu đề xuất với Ban lãnh đạo sửa đổi bổ sung các quy chế, quy định nghiệp vụ phù hợp với đặc điểm hoạt động và các quy định của pháp luật.

- Việc quy định mô hình tổ chức Bộ máy kiểm tra, KTNB chuyên trách xuyên suốt từ Trụ sở chính đến các chi nhánh vẫn chưa đảm bảo tính độc lập, khách quan

trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán (tồn tại chưa thể khắc phục được).

- Bộ phận kiểm tra, KTNB trực thuộc Ban kiểm soát đảm bảo tính độc lập, khách quan cho hoạt động kiểm tra, KTNB. Tuy nhiên, tính kịp thời của thông tin

kiểm tra, kiểm toán không cao do kết quả kiểm tra, kiểm toán được thông tin

cho Tổng

giám đốc thường chậm, không thường xuyên, liên tục như khi trực thuộc sự

quản lý,

điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc. Hơn nữa, điều kiện thường xuyên tiếp cận,

phát hiện các sai phạm trong hoạt động bị hạn chế hơn so với khi trực thuộc sự quản

lý, điều hành của Tổng giám đốc.

- Chưa có quy chế tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra, kiểm toán.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTMCP Công thương

Việt Nam

2.2.2.1. Môi trường kiểm soát tại VietinBank

Quan điểm điều hành của HĐQT và Ban lãnh đạo VietinBank

Hoạt động quản trị điều hành tại VietinBank được thực hiện chặt chẽ, tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định nội bộ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được đặt lên hàng đầu và được thống nhất trên toàn hệ thống. Trên cơ sở tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, các chỉ đạo điều hành được cụ thể hóa tới từng chi nhánh, từng công việc, từng đơn vị, từng người trên nguyên tắc các vấn đề quan trọng được tiến hành thực hiện công khai kết hợp việc ra quyết định gắn với trách nhiệm tới từng người đảm nhiệm.

Hoạt động giám sát của HĐQT đối với Tổng giám đốc luôn được thực hiện theo Quy chế quản trị nội bộ, Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT và Quy chế tổ chức

Ban kiểm soát. HĐQT giao ban kiểm soát định ký hàng tháng, hàng quý, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT.

Bên cạnh các báo cáo định kỳ, trong năm 2013, HĐQT đã nghe Tổng giám đốc thay mặt Ban điều hành báo cáo, thảo luận một số chuyên đề; nghị quyết Chính phủ, các chỉ thị, thông tư của NHNN về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, ổn định lãi suất, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc ngành ngân hàng, rà soát các cơ chế, quy chế nội bộ, phương án thành lập Công ty quản lý nợ thuộc NHNN, lộ trình giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ, phương án xử lý nợ xấu,...

Cơ cấu quản lý

HĐQT là cơ quan quản trị của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, với nhiệm kỳ 5 năm, có toàn quyền nhân danh VietinBank để quyết định, thực hiện các quyền nghĩa vụ liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Cơ cấu HĐQT bao gồm 1 Chủ tịch và các Ủy viên chịu trách nhiệm quản trị VietinBank trước các cổ đông. Hoạt động của thành viên HĐQT độc lập theo đúng quy định của điều lệ, pháp luật hiện hành.

Hiện tại, VietinBank có 5 Ủy ban thuộc HĐQT: Ủy ban Giám sát, Quản lý và Xử lý rủi ro; Ủy ban Nhân sự, tiền lương, khen thưởng; Ủy ban Chính sách; Ủy ban Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO); Ủy ban Nghiên cứu chiến lược phát triển công nghệ. Các ủy ban hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của từng ủy ban do HĐQT ban hành. Trong năm 2013, các ủy ban đã phối hợp với các phòng ban, bộ phận có liên quan để tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy chế, rà soát nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý của HĐQT và tham mưu cho HĐQT một số vấn đề cụ thể khác,. Tất cả các

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 131 (Trang 41 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w