KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 25)

1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

“Tín dụng là sự giao dịch về tài sản giữa hai chủ thể trong đó bên cho vay chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên đi vay trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thành toán”3

Như vậy có thể thấy bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả và có một số đặc trưng sau:

Yếu tố cơ bản trong quản trị tín dụng là khi chuyển giao tài sản, người cho vay phải có cơ sở để tin tưởng rằng người đi vay sẽ trả tiền lại đúng hạn.

Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị cho vay, tức người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước... thực chất là một phiếu lệnh trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

1.2.2. Vai trò của hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng thương mại

Trong hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, trong đó có ngân hàng thì mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận. Ngân hàng có các nguồn thu nhập từ cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn tài chính, nhưng nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Đây là nghiệp vụ căn bản và chủ yếu của tất cả các NHTM, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu nhập, chi phí của ngân hàng. Do đó, các NHTM luôn chú

3Giáo trình Kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại, Bộ môn Kế toán ngân hàng, Học viên Ngân hàng, xuất bản năm 2009, Trang 166.

khách hàng, nguồn thông tin lưu trữ tại ngân hàng và những nguồn thông tin bên ngoài có liên quan đến khách hàng.

Nội dung phân tích tín dụng gồm: phân tích tài chính và phân tích phi tài chính. Phân tích phi tài chính là phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan tới vấn đề tài

^ 14 æ

trọng đến việc phát triển hoạt động tín dụng để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.

1.2.3. Quy trình cấp tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng.

Quy trình cấp tín dụng bao gồm các bước: lập hồ sơ tín dụng; phân tích tín dụng; quyết định tín dụng; giải ngân; giám sát và thu nợ; thanh lý hợp đồng tín dụng. Cách phân loại này tạo điều kiện cho việc xác định rõ ràng các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân định trách nhiệm cho nhân viên thực hiện. Các bước trong quy trình cấp tín dụng có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau, kết quả của bước này là cơ sở thực hiện bước tiếp theo và tác động đến chất lượng công việc của các bước tiếp theo.

- Lập hồ sơ: là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để quan hệ tín dụng được thiết lập một cách lành mạnh, đây cũng là giai đoạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sự có nhu cầu vốn tín dụng, tính hợp pháp về thân nhân khách hàng và tính tự nguyện xin cấp tín dụng của khách hàng.

Hồ sơ tín dụng bao gồm: giấy đề nghị vay vốn, tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, tài liệu thuyết minh vay vốn. Trong giai đoạn này các nhân viên ngân hàng tiếp xúc và thông báo điều kiện cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể theo mục đích sử dụng vốn nhất định, kết thúc giai đoạn này, ngân hàng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng.

- Phân tích tín dụng: là việc phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Mục đích của việc phân tích tín dụng là đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khách hàng, đánh giá chính xác nhu cầu vay của khách hàng và hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng.

Cơ sở để phân tích tín dụng đầu tiên là căn cứ vào hồ sơ tín dụng, sau đó, ngân hàng sẽ tiến hành thu thập thêm các thông tin cần thiết khác để phân tích, các thông tin đó có thể lấy từ việc phỏng vấn khách hàng, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh của

chính của khách hàng một cách trực tiếp như năng lực pháp lý, uy tín tính cách, tình hình quản trị doanh nghiệp, khả năng và uy tín của ban điều hành... Phân tích tài chính là phân tích hiện trạng tài chính và dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng những trường hợp xấu có thể xảy ra, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Phân tích tài chính gồm đánh giá khái quát về quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh; phân tích hệ số tài chính; phân tích lưu chuyển tiền tệ; phân tích các dự báo tài chính. Thông qua viêc phân tích tài chính ngân hàng có thể xác định được quy mô nhu cầu vay vốn hợp lý, thời hạn vay cũng như các kỳ hạn trả nợ và xác định mức lãi suất phù hợp.

Đây là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy tình tín dụng, thông qua bước này ngân hàng sẽ ra quyết định tín dụng. Do đó, rủi ro tín dụng của ngân hàng có thể được phòng tránh phần lớn nếu bước này được thực hiện chặt chẽ, khoa học. Nếu phân tích tín dụng tốt, tiên lượng được các vấn đề có thể xảy ra thì ngân hàng sẽ ra quyết định tín dụng chính xác và an toàn hơn.

Quyết định tín dụng: là việc ngân hàng ra quyết định chấp thuận hay không chấp thuận cho khách hàng vay, nếu đồng ý cho khách hàng vay thì sẽ cho vay bao nhiêu, thời hạn bao lâu, kỳ hạn trả nợ như thế nào và đồng thời xác định mức lãi suất là bao nhiêu.

Từ kết quả của hoạt động phân tích tín dụng, kết hợp với một số thông tin thu thập thêm từ thị trường, cơ quan có liên quan. ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay. Đây là bước quan trọng do nó không chỉ ảnh hưởng đến cả tiến trình hoạt động của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến cả uy tín của ngân hàng. Đối với ngân hàng, nếu chấp nhận cho vay mà sau đó khách hàng lại không có khả năng trả nợ thì ngân hàng bị thiệt hại, giảm uy tín; mặt khác, nếu không chấp nhận cho vay đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thì ngân hàng lại mất đi một cơ hội thu nhập, cơ hội chiếm giữ khách hàng. Vì lẽ đó, trong giai đoạn này vai trò của người ra quyết định tín dụng được đề cao. Việc phân công, phân nhiệm phụ thuộc vào chính sách và phương pháp quản trị của mỗi ngân hàng, có thể tập trung quyền ra quyết định tín

^ 16 æ

dụng cho một người hoặc một nhóm người, hoặc phân quyền bằng cách quy định các mức phán quyết tín dụng cho từng loại nhân viên.

- Giải ngân: là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động của tín dụng phải đi liền với vận động của hàng hóa. Cơ sở để ngân hàng thực hiện giải ngân là kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đã được nêu trong hợp đồng tín dụng.

- Giám sát và thu nợ:

Giám sát tín dụng bao gồm việc theo dõi khoản vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, theo dõi, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và bảo đảm tín dụng của khách hàng và xếp hạng tín dụng cho khách hàng. Mục đích của giám sát tín dụng là ngăn ngừa những hành vi vi phạm của khách hàng, hạn chế xu hướng rủi ro đạo đức nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm, qua đó có biện pháp xử lý thích hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng.

Tùy thuộc vào cam kết giữa khách hàng và ngân hàng trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ chủ động thu hồi khoản nợ của khách hàng.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng: là việc chấm dứt hợp đồng giữa khách hàng với ngân hàng, bao gồm thanh lý hợp đồng mặc nhiên và thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc.

Thanh lý hợp đồng tín dụng mặc nhiên là việc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng khi khoản nợ đã được hoàn trả đầy đủ. Thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc là việc ngân hàng dựa vào các cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý nợ do khách hàng không tự giác thực hiện các nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

1.2.4. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Rủi ro tín dụng là rủi ro của ngân hàng phát sinh trong quá trình cho vay, bao gồm rủi ro dòng tiền từ các khoản cho vay có thể không được hoàn trả đầy đủ hoặc rủi ro khoản vay không được trả đúng kỳ hạn cam kết. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng có thể bắt nguồn từ cả khách hàng và ngân hàng hay từ môi trường kinh doanh bên ngoài.

- Từ phía khách hàng

■ Khách hàng không cố tình gian lận nhưng mất khả năng trả nợ: trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải chịu sự chi phối của các quy luật cung cầu và sự cạnh tranh gay gắt nên khách hàng cũng thường xuyên đối mặt

■ Do áp lực doanh số đối với các cán bộ tín dụng làm cho thời gian dành cho một hợp đồng tín dụng bị giảm xuống, chất lượng hoạt động phân tích, thẩm định không

được đảm bảo.

■ Hoạt động kiểm tra, kiểm soát không được tiến hành thường xuyên, các chốt ^ 17 æ

với các rủi ro từ nhiều phía như hỏa hoạn, thiên tai, trộm cắp; giá cả thay đổi, cơ chế chính sách nhà nước thay đổi; sự quản lý kém của khách hàng dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp làm doanh nghiệp gặp khó khăn hay thậm chí phá sản làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

■ Khách hàng cố tình gian lận: khách hàng gian lận về số liệu, giấy tờ, tài sản đảm bảo, các báo cáo mà ngân hàng dúng để phân tích tín dụng không chính xác, phản ánh không đúng thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị; sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng, phương án đã nêu...

Nhìn chung đối với các rủi ro xảy ra mang tính chất khách quan, khách hàng không cố tình gian lận thì ngân hàng có thể dự báo và từ đó đề ra các biện pháp phòng tránh trước và giảm được rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên, các rủi ro do khách hàng cố ý lừa đảo thường là những rủi ro khó phòng tránh, khó dự báo và thường gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

- Từ phía ngân hàng

■ Nguyên nhân từ con người: trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng còn hạn chế, chưa đủ kinh nghiệm để phân tích, đánh giá chính xác khách hàng, cán bộ tín dụng tiếp tay với khách hàng để rút vốn ngân hàng.

■ Thông tin tín dụng không đầy đủ, không chính xác dẫn đến ngân hàng không có cái nhìn toàn diện về bản thân khách hàng và tình hình tài chính của họ.

■ Chính sách tín dụng không đầy đủ, hợp lý, rõ ràng và thống nhất.

■ Ngân hàng chưa xây dựng và phát triển một mạng lưới thông tin đầy đủ trong cả lĩnh vực ngân hàng và phi ngân hàng.

■ Ngân hàng thiếu một cơ cấu, bộ phận theo dõi, quản lý rủi ro, chưa có hệ thống đo lường, phân tán rủi ro theo từng loại khách hàng.

■ Ngân hàng quá chú trọng về lợi nhuận nên chấp nhận rủi ro cao để thu được lợi tức cao, chưa quan tâm đến chất lượng tín dụng mà quá quan tâm đến mở rộng khối lượng tín dụng.

■ Sự cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng khác khiến cho ngân hàng ^ 18 æ

kiểm soát không được thực hiện hiệu quả.

- Từ môi trường bên ngoài: các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, các văn bản pháp lý điều chính hoạt động tín dụng, các biến động lớn về chính trị, xã hội đều ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng, thông qua đó điều chỉnh hành vi của ngân hàng và khách hàng, làm ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.3.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.3.1.1. Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng thương mại, song nó cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, do đó nếu xảy ra rủi ro đối với hoạt động tín dụng thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tài sản, hình ảnh, uy tín của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến việc phá sản. Do đó, yêu cầu cấp thiết đối với ngân hàng là kiểm soát rủi ro tín dụng một cách thường xuyên và chặt chẽ.

Tuy nhiên, đặc điểm kinh doanh của các ngân hàng là có một mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng, và ngày càng muốn mở rộng thị phần của mình, các giao dịch diễn ra thường xuyên và với số lượng lớn. Do đó, việc xảy ra sơ suất, thiếu sót là điều dễ gặp phải. Chính vì vậy, mỗi ngân hàng để hạn chế tối đa các sai sót gây rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình thì việc xây dựng hệ thống KSNB là một công việc cần thiết. Việc xây dựng được một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ giúp ngân hàng thực hiện các khâu trong hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ hơn, có thể kiểm soát được các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động này. Đồng thời, việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn giúp ngân hàng kịp thời phát hiện được các sai phạm, hạn chế trong hoạt động tín dụng để có biện pháp xử lý hay đề xuất, kiến nghị cải tiến, đổi mới, xây dựng thêm các

^ 19 æ

thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho hoạt động tín dụng tuân thủ đúng các chuẩn mực, chính sách cũng như quy chế, quy định của pháp luật.

1.3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

a. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

- Quy trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả và ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý.

- Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao .

- Các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý.

- Tài liệu, hồ sơ và các loại tài sản liên quan đến hoạt động tín dụng được đảm bảo an toàn.

b. Nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w