Khi nói về những hạn chế của công tác quản lý hiện nay, trên thực tế cho thấy, hiện chưa có quy định hoặc văn bản nào cấm trồng rau không an toàn. Chức năng của Chi cục BVTV thành phố là cấp phép cho những đơn vị trồng RAT. Nghĩa là chúng ta chỉ có thể làm được việc xây dựng vùng RAT chứ chưa thể loại bỏ những vùng trồng rau không an toàn.
Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng tình trạng sử dụng thuốc ngoài danh mục, không đảm bảo thời gian cách ly... vẫn phổ biến ở nhiều địa phương.
Bên cạnh những địa phương triển khai tốt cơ chế khuyến khích sản xuất RAT cũng có không ít vùng chưa đầu tư để quy hoạch vùng sản xuất RAT, sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, áp dụng quy trình kỹ thuật chưa cao, chưa đồng nhất, chưa có cán bộ kỹ thuật, nhà khoa học hướng dẫn nông dân cách trồng, chăm sóc RAT,…Nhà khoa học chưa nghiên cứu ra các giống rau mới có năng suất cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt, chi phí thấp…Công tác quản lý sản xuất RAT ở các địa phương chưa thực sự chặt chẽ, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng cho vùng sản xuất RAT còn thiếu và yếu. Cơ chế chính sách cho sản xuất RAT chưa hoàn thiện nên chưa khuyến khích được nông dân tham gia. Công tác quản lý kinh doanh RAT của ngành thương mại còn lỏng lẻo, chưa làm tốt công tác hậu kiểm chính là những khó khăn trong phát triển sản xuất RAT.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT trênđịa bàn Hà Nội địa bàn Hà Nội
Trước hết phải nói rằng trình độ chuyên môn của một số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chưa đáp ứng với sự phát triển của sản xuất và đòi hỏi của xã hội về RAT. Bên cạnh đó sự phân cấp chức năng quản lý giữa các cơ quan liên quan đến quản lý thị trường RAT còn chưa rõ ràng, chồng chéo. Khi được hỏi câu hỏi số 5: “Ông (bà) thấy sự phân cấp chức năng giữa các cơ quan quản lý thị trường RAT đã rõ ràng chưa?” 30% là cán bộ quản lý cho rằng đã phân cấp rõ ràng, 70% là còn có sự chồng chéo, 0% là chưa phân cấp. Nhiều khi giữa Sở NN và PTNN với Sở
Thương Mại lại có những kết luận trái ngược nhau gây hoang mang cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Do không phân định rõ chức năng nên nhiều cơ quan không nhận trách nhiệm về mình mà lại nói rằng đó là trách nhiệm của cơ quan khác. Chi cục Kiểm dịch thực vật nói rằng họ chỉ có chức năng kiểm dịch côn trùng gây hại trên rau quả còn trong rau, quả có dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản ra sao… là phần việc của các trung tâm Kiểm dịch y tế. Khi được hỏi thì trung tâm Kiểm dịch y tế nói rằng đã giao cho Trung tâm Y tế dự phòng và Chi cục Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Cứ như vậy, nên hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng rau trên thị trường vẫn chưa được giải quyết.
Tình trạng sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục, không đảm bảo thời gian cách ly... vẫn còn tồn tại ở một số nơi, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái. Hiện tượng thuốc BVTV, đặc biệt thuốc ngoài danh mục nhập lậu tại các cửa khẩu vẫn diễn ra phức tạp, chưa quản lý được, đang tràn vào các tỉnh và Hà Nội, gây khó khăn cho công tác quản lý ở địa phương. Điều này còn tồn tại là do thị trường trong nước vẫn chưa cung cấp đủ lượng thuốc BVTV đảm bảo chất lượng cần thiết cho người dân sử dụng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra do ý thức của người sản xuất còn kém. Họ muốn thu được nhiều lợi nhuận mà không quan tâm đến việc sử dụng các thuốc BVTV cấm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Công tác quản lý sản xuất RAT chưa thực sự chặt chẽ. Trách nhiệm quản lý sản xuất RAT của chính quyền địa phương ở một số nơi chưa cao, chưa chủ động thực hiện và phối hợp với cơ quan chuyên môn. Công tác quản lý kinh doanh RAT của ngành thương mại đã triển khai nhưng chưa chặt chẽ, chưa làm tốt công tác hậu kiểm. Cơ chế chính sách cho sản xuất RAT chưa hoàn thiện, chưa khuyến khích được nông dân sản xuất RAT.
Sở dĩ dẫn đến những bất cập trong quản lý thị trường RAT thì phần lớn các cán bộ quản lý khi trả lời câu hỏi 7: “Ông (bà) cho biết những khó khăn gặp phải trong công tác quản lý thị trường RAT hiện nay?” cho rằng: ngân sách nhà nước chi cho việc quản lý thị trường còn hạn hẹp, vì thế việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất RAT còn thiếu và yếu. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý còn hạn chế, số lượng cán bộ ít. Mặt khác, nhận thức từ người mua, người sản xuất, người kinh doanh còn chưa đầy đủ về RAT. Trong khi rau đại trà lại chiếm tỷ trọng lớn, tình trạng chợ cóc, chợ tạm phổ biến phân bố rộng khắp rất tiện lợi cho người tiêu dùng.
Tại Hà Nội, đâu đâu, bất kỳ chỗ nào cũng có chợ. Người tiêu dùng với thói quen truyền thống là tiện đâu mua đấy. Phần lớn họ cho rằng rau ở đâu thì cũng giống nhau, cơ bản là mình rửa có sạch hay không. Do vậy, họ thường xuyên mua rau của những người bán rau ngồi rải rác quanh ngõ gần nhà hoặc nơi làm việc. Mặc dù đã nghe nói về nhiều vụ ngộ độc do rau có thuốc sâu nhưng nếu quanh khu vực họ sống chưa thấy có hiện tượng gì thì dường như họ yên tâm về độ an toàn rau ở khu vực mình. Hơn nữa tác hại của rau không an toàn không biểu lộ ngay nên người dân chủ quan. Có đong đếm thì được bao nhiều phần trăm vào siêu thị, hay các cửa hàng kinh doanh RAT để mua bó rau. Nên khi cầu vẫn có thì cung sẽ đáp ứng. Rau đại trà vẫn được người tiêu dùng ủng hộ qua hành động thì chuyện RAT bị lép vế là đương nhiên. Thói quen xuề xòa, thế nào cũng được, cứ tiện đâu mua đấy là một trong những nguyên nhân gây ra những khó khăn rất lớn trong công tác quản lý. Còn người sản xuất thấy rau nào cũng bán được, thậm chí rau đại trà còn dễ bán hơn. Người làm kinh doanh thì vì mục tiêu lợi nhuận, trà trộn rau đại trà với RAT che mắt người tiêu dùng. Có khi chỉ mua một ít sản phẩm RAT về làm mẫu, còn lại là lấy rau đại trà cho rẻ”.
Thực tế, khó khăn cơ bản nhất trong phát triển diện tích sản xuất RAT vẫn là vấn đề tiêu thụ do chưa có bất kỳ cơ chế nào cho người sản xuất để sản phẩm của họ đến được dễ dàng với người tiêu dùng. Khi ngày một nhiều dự án sản xuất, tiêu thụ RAT ở Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị "phá sản". Nghe có vẻ vô lý, nhưng điều khiến các dự án này đi vào bế tắc là bởi chúng ta quá chú trọng vào việc sản xuất RAT mà lại bỏ ngỏ khâu thị trường khiến người tiêu dùng còn chưa tin tưởng. Có công ty sản xuất kiêm luôn việc tiêu thụ RAT mỗi tháng thua lỗ từ 10 đến 30 triệu đồng nhưng vẫn gắng gượng cầm cự với hy vọng một ngày không xa nó sẽ được người tiêu dùng đón nhận thường xuyên. Trong số những dự án sản xuất RAT đang được Chi cục BVTV Hà Nội hướng dẫn về mặt kỹ thuật, có một dự án đứng trước nguy cơ phá sản nhiều năm nay nhưng vẫn cầm cự là RAT của thương hiệu Hà An. Điều khá đặc biệt là RAT của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ nông sản an toàn Hà An (RAT Hà An) được sản xuất và tiêu thụ trên dây chuyền khép kín: sản xuất kiêm luôn việc tiêu thụ tại cửa hàng ở 17T9 Trung Hòa, Nhân Chính và qua đại lý tại Văn Quán, Thành Công, Hồ Tùng Mậu và mô hình đưa rau đến tận nhà nhưng vẫn lỗ.
RAT Hà An có mặt trên thị trường Hà Nội từ tháng 9/2007. Ban đầu, RAT Hà An do một nhóm cộng sự nhiệt huyết bắt tay vào sản xuất trên mô hình 5ha ở thôn Quán Tình, phường Giang Biên do Chi cục BVTV hỗ trợ làm mô hình điểm và UBND quận Long Biên đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhưng RAT Hà An ra đời vào đúng thời điểm người tiêu dùng không mặn mà, thậm chí còn tẩy chay RAT vì những nhập nhằng, trà trộn của người kinh doanh, nên RAT đã không có thị trường và nhanh chóng bị thất bại
Sự mập mờ giữa RAT và không an toàn đối với người tiêu dùng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của những người sản xuất RAT. Chẳng hạn, một số khách sạn lớn ở Hà Nội từ lâu đã không dùng rau trong nước mà toàn dùng rau ngoại nhập. Hy vọng một thời gian nữa, càng nhanh càng tốt, các vùng sản xuất rau đều là vùng an toàn. Nhờ đó mà các khách sạn, nhà hàng của Việt Nam mới xứng đáng trở thành bếp ăn an toàn của thế giới
Bên cạnh đó, các điều kiện khác về trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về RAT, công tác thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh RAT còn hạn chế, chưa được thường xuyên, kịp thời nên một bộ phận cán bộ và số đông nông dân còn thiếu thông tin về quản lý, sản xuất, tiêu thụ RAT.