Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường RAT

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp pps (Trang 28 - 30)

quan đến thị trường RAT

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách quy định, hướng dẫn và hỗ trợ, khuyến khích người người nông dân, người kinh doanh RAT trong hoạt động sản xuất và cung ứng RAT cho thị trường. Tuy nhiên, khi tiến hành điều tra tại chi cục BVTV và Quản lý thị trường Hà Nội với câu hỏi 1 “Ông (bà) cho biết việc ban hành văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường RAT như thế nào?” Có 10% cán bộ quản lý cho rằng việc ban hành văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường RAT đã hoàn thiện, 60% là chưa hoàn thiện, 30% cho rằng còn yếu kém. Sở dĩ như vậy là do các văn bản, chính sách, quy định…còn rắc rối¸ khó thực thi, chưa có cơ chế hướng dẫn, dẫn dắt cụ thể, rõ ràng. Các quyết định của nhà nước chưa được chuyển đến các đối tượng sản

xuất, kinh doanh RAT kịp thời. Mặt khác, chi phí nguồn lực đã bỏ ra nhờ có các chính sách, biện pháp…của nhà nước tác động tới thị trường RAT còn cao, trong khi đó kết quả thu được lại thấp. Chất lượng các quyết định và tính hợp lý của bộ máy tổ chức cũng như năng lực, độ tin cậy của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc triển khai đưa các quyết định quản lý đó vào đời sống của cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng, dân cư còn hạn chế. Các quyết định phần lớn chưa đảm bảo kết hợp hài hòa các mục tiêu, lợi ích, chưa có tính ưu tiên, ưu đãi trong những trường hợp, đối tượng, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi thị trường cụ thể, chưa cân đối các mục đích và phương tiện, các nguồn lực sử dụng.

Hiện nay, việc thực hiện các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh RAT khá thuận lợi và dễ dàng. Trong câu hỏi số 1 khi được hỏi: “Ông (bà) cho biết quá trình làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh RAT như thế nào?” Có 53,33% các chủ cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ không gặp khó khăn trong việc đăng ký. Có 33,33% cho biết quá trình làm thủ tục đăng ký bình thường không phải mất nhiều thời gian. Chỉ có 13,34% cơ sở kinh doanh RAT gặp khó khăn trong việc đăng ký. Đó là do các cơ sở này còn chưa nắm rõ được các quy định và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra. Chình điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức muốn tham gia cung ứng RAT trên thị trường được dễ dàng hơn.

Từ năm 1996, đề án RAT tại Hà Nội đã được thai nghén. Thế nhưng đến nay Hà Nội vẫn chưa có được một dự án khả thi nào. Mặc dù, nếu xét về lượng, Hà Nội đã nỗ lực phát triển các vùng sản xuất RAT với diện tích trồng RAT lên đến trên 5.600 ha với sản lượng 125.000 tấn/năm (tức có trên 70% sản lượng rau của Hà Nội sản xuất là RAT). Tuy nhiên, hiện toàn thành phố mới chỉ có 42 ha nhà lưới trồng RAT và chỉ có 3 cơ sở được đầu tư hệ thống giếng khoan công suất lớn có xử lý nước để tưới rau.

Hiện UBND TP Hà Nội đã ban hành “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của UBND TP Hà Nội). Quy định này quy định về điều kiện và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT; thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh RAT và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp pps (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w