Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp pps (Trang 30 - 31)

xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

Hiện nay, việc quản lý các điểm sản xuất và kinh doanh RAT còn gặp nhiều khó khăn. Đó là việc quản lý việc đăng ký kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh RAT. Chi cục BVTV Hà Nội đã cấp giấy phép cho nhiều vùng sản xuất và địa điểm kinh doanh RAT đủ điều kiện. Thống kê từ Chi cục BVTV Hà Nội cho thấy, hiện chi cục đã cấp 45 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT cho các hộ, HTX sản xuất RAT với tổng diện tích hơn 260ha. Bên cạnh đó, cũng đã cấp 1 giấy chứng nhận sản xuất RAT theo VietGAP và 13 giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế RAT cho các cơ sở. Trong khi đó, theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, sở này đã cấp 137 giấy chứng nhận kinh doanh RAT cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Song, cũng theo danh sách, trong tổng số 137 cơ sở được cấp giấy phép, có đến hơn 100 cơ sở đã hết thời hạn, chỉ một số ít mới đăng ký vào năm 2009 còn thời hạn. Với câu hỏi điều tra thứ 6 “Ông (bà) cho biết việc kiểm soát hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT hiện nay như thế nào?” 20% phiếu cho rằng đã kiểm soát được toàn bộ, 50% kiểm soát được một phần, 30% là chưa kiểm soát được. Thực tế cho thấy, hầu hết các cửa hàng dù đã hết hạn đăng ký vẫn tiếp tục kinh doanh. Theo ghi nhận của chúng em, tại một số cửa hàng như số 5 Ngô Thì Nhậm giấy phép đăng ký kinh doanh đã hết hạn từ 31-7-2008, song thời điểm hiện tại cửa hàng này vẫn tiếp tục kinh doanh RAT. Hay, cửa hàng kinh doanh RAT số 2 Phạm Ngọc Thạch, giấy phép kinh doanh đã hết hạn từ 31-12- 2008, nhưng trên thực tế vẫn tiếp tục kinh doanh RAT... Từ thực trạng trên cho thấy việc quản lý các cửa hàng hiện đang kinh doanh cũng chưa chặt chẽ. Số cửa hàng trên thực tế đang hoạt động so với số cửa hàng đăng ký trên giấy tờ do Sở quản lý không trùng khớp. Trên thị trường có nhiều cửa hàng kinh doanh RAT mà không có giấy phép kinh doanh. Thêm vào đó có những cơ sở sản xuất, kinh doanh sau một thời gian không làm được, họ tự đóng cửa, không báo cáo lại cho Sở nên khó có thể nắm được chính xác hiện còn bao nhiêu đơn vị vẫn đang kinh doanh.

Như vậy, việc quản lý các cửa hàng kinh doanh RAT có giấy phép kinh doanh hay không cũng đã gặp nhiều khó khăn nhưng việc quản lý các cửa hàng hiện đang hoạt động cũng không mấy dễ dàng. Lợi dụng kẽ hở trong việc đăng ký, quản lý kinh doanh RAT, khi mang hồ sơ đến đăng ký, các cơ sở chỉ trình một bộ hồ sơ cung cấp nơi sản xuất đủ điều kiện. Còn trên thực tế, lượng rau cung cấp cho cửa hàng từ nhiều nguồn khác nhau mà không được khai báo trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp pps (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w