Tình hình cạnh tranh trên thị trường RAT trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp pps (Trang 26 - 28)

Cuộc sống văn minh hiện đại, nhu cầu sử dụng RAT ngày càng tăng, nhưng người bán RAT lại đang dần rút lui khỏi thị trường.

Hiện nay trên thị trường, rau đại trà vẫn đang chiếm ưu thế. Các cửa hàng kinh doanh RAT còn ít. Theo tính toán, cứ 33km2 mới có một cửa hàng bán RAT. Trong khi đó rau đại trà được bán ở khắp mọi nơi từ chợ đến các ngõ gần nhà, chỉ cần ra khỏi cửa người tiêu dùng có thể mua được ngay. Một nguyên nhân khác là do vấn đề thu nhập. Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ RAT vì giá bán của RAT cao hơn giá bán của rau đại trà nên bộ phận lớn dân cư có thu nhập thấp rất hạn chế trong việc tiêu dùng RAT.

Trên các khu phố cũng xuất hiện các cửa hàng treo biển bán RAT, nhưng thực tế cửa hàng có bán RAT hay không thì chỉ có chủ cửa hàng và cơ quan chức năng đi kiểm tra mới biết. Nhiều cơ sở kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận đã mua rau đại trà về bán cùng với RAT. Giá RAT cao hơn so với rau đại trà từ 3000-5000 đồng, họ đương nhiên có lãi lớn từ cái biển treo bán RAT. Chịu thiệt hại nhiều là các cơ sở kinh doanh chân chính, họ không thể cạnh tranh nổi. Họ có ưu thế về chất lượng nhưng không thể chứng minh được. Các cơ sở kinh doanh RAT đều được cục quản lý thị trường cấp giấy phép kinh doanh, vì vậy mà chất lượng RAT của các cơ sở kinh doanh được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng đánh giá là như nhau. Người tiêu dùng không nhận biết được chất lượng RAT trong các cửa hàng. Chỉ khi cục quản lý thị trường thanh, kiểm tra phát hiện ra cơ sở kinh doanh nào có RAT không đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng mới biết. Sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan nhà nước đã tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh bất chính hoạt động và thu lợi. Họ có thể đưa ra các chiến lược giảm giá, khuyến mại, vận chuyển tới tận nhà đối với những khách hàng mua với khối lượng lớn…để thu hút người mua trong khi các cơ sở kinh doanh chân chính thường lo lắng mỗi khi đưa ra các chiến lược xúc tiến bởi họ không thể cạnh tranh về giá với các cơ sở bất chính bởi nếu giảm giá thì cơ sở bất chính có thể giảm bằng hoặc thấp hơn và người chịu thiệt chính là họ (lợi nhuận thu được thấp thậm chí còn bị thua lỗ), không những thế khoản chi phí bỏ ra cho các chiến dịch xúc tiến bán không phải là nhỏ. Còn chất lượng RAT đã bị đánh đồng.

“Vấn đề cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh RAT chưa thực sự rõ nét” là nhận định chung từ phía các chủ cơ sở kinh doanh RAT. Trong phiếu điều tra trắc nghiệm, ở câu hỏi số 4: “Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh RAT?” Có 5% cơ sở kinh doanh RAT nói rằng họ phải cạnh tranh gay gắt với các cửa hàng khác. Các chiến lược cạnh tranh mà họ sử dụng đó là

chất lượng, quảng cáo, vận chuyển tới tận nhà… nhằm thu hút người tiêu dùng đến với cửa hàng của họ. Mối lo lắng lớn của họ là bao giờ RAT có thể thay thế rau đại trà. Có 45% cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ phải cạnh tranh với các cửa hàng khác nhưng ở mức độ thấp. Đây chủ yếu là các cửa hàng quy mô nhỏ chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân khu phố đó và cách rất xa với các cửa hàng khác. Có 50% cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ hầu như không phải cạnh tranh với các cửa hàng khác. Họ chưa phải lo lắng đến việc làm sao để thu hút khách hàng về mua rau ở cửa hàng mình.

Với thực tế như vậy, RAT thực sự vẫn chưa đủ làm nên cuộc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Hà Nội. Hiện nay rau đại trà vẫn còn chiếm ưu thế nhiều hơn trên thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp pps (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w