CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Văn phòng đăng ký đất đai tại việt nam
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Văn phòng Đăng ký đất đai
Theo quy định của pháp luật hiện hành Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường và các
Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phịng Tài ngun và Mơi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ cụ thể của VPĐK là: Giúp các cấp quản lý trực tiếp làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp GCN QSDĐ theo thẩm quyền cho các đối tượng sử dụng đất ở địa phương; Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về SDĐ theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người SDĐ; Lập và quản lý toàn bộ HSĐC gốc đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính; Chỉnh lý HSĐC gốc khi có biến động về SDĐ theo thông báo của cơ quan TN&MT; Lưu trữ HSĐC, hệ thống thông tin đất đai.
Như vậy, về chức năng nhiệm vụ, hoạt động của VPĐK có 3 chức năng chính là: Quản lý HSĐC gốc; chỉnh lý thống nhất HSĐC; phục vụ người SDĐ thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
1.3.4. Mối quan hệ giữa Văn phòng Đăng ký đất đai với chính quyền địa phương
Luật Đất đai 2013 ra đời quy định cả nước tiến hành thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai (một cấp) nhằm cải cách thủ tục hành chính. Thơng tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTMT-BNV-BTC ngày 4 tháng 4 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tổ chức, cơ chế hoạt động thay thế cho Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT
Tuy nhiên, hiện nay nước đang tồn tại song song hai mơ hình Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất và Văn phòng đăng ký đất đai trên cả nước. Mỗi loại hình văn phịng tồn tại cơ chế phối hợp khác nhau. Sự phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai với các chi nhánh còn lỏng lẻo, nhiều nơi còn lúng túng do chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa các cấp trong việc lập hồ sơ địa chính ban đầu hoặc lập bổ sung hồ sơ địa chính; giải quyết thủ tục chuyển quyền giữa cá nhân với tổ chức; việc tổ chức chỉnh lý thường xuyên
hồ sơ địa chính.
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí của văn phịng đăng ký đất đai một cấp
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2015)
1.3.5. Những khó khăn, vướng mắc về hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai đất đai
Về trụ sở, trang thiết bị làm việc: Các Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ trước đây trực thuộc Phịng Tài ngun và Mơi trường nên trụ sở, trang thiết bị làm việc đều sử dụng chung. Sau khi tách ra phần lớn các Chi nhánh thường phải mượn lại trụ sở để làm việc và kho lưu trữ hồ sơ, tình trạng thiếu thốn trang thiết bị để hoạt động là phổ biến.
Về nền tảng kỹ thuật: Việc xử lý các thủ tục hành chính về đất đai theo
Bộ Tài nguyên và Mơi trường Sở Tài ngun và Mơi trường Phịng Tài ngun và Mơi trường Cơng chức địa chính xã, thị trấn VPĐK đất đai
Cơ quan thuế VPĐK đất đai
mơ hình hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở DLĐĐ, mặc dù trong thời gian qua Bộ TN&MT đã rất quyết liệt trong việc chỉ đạo các địa phương tập trung xây dựng cơ sở DLĐĐ để làm nền tảng cho việc vận hành hệ thống của Văn phịng đăng ký nói riêng và ngành đất đai đất đai nói chung hướng tới vận hành Chính phủ điện tử.
- Về cơ chế tài chính: Cơ chế tài chính cho Văn phịng ĐKĐĐ theo quy định hiện nay là khơng phù hợp với các hoạt động theo chức năng đã được quy định. Mặc dù chức năng là “dịch vụ công” nhưng lại thu qua phí, lệ phí có mức thu rất thấp và nhiều nơi người tham gia giao dịch lại được miễn giảm phí, lệ phí, trong khi Văn phòng ĐKĐĐ chỉ được sử dụng một phần nên không đủ trang trải cho các hoạt động thường xuyên, đây là khó khăn rất cho để đảm bảo việc hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ.
Tuy nhiên các khó khăn này có thể khắc phục được trong thời gian tới nếu được Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kiện toàn nguồn nhân lực thực hiện, xây dựng và hồn thiện hệ thống thơng tin đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gia Lâm
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Gia Lâm thuộc Thành phố Hà Nội. Theo đó, Gia Lâm có diện tích 10.844,24 ha; với 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã, thị trấn: thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên, xã Yên Viên, xã Yên Thường, xã Ninh Hiệp, xã Đình Xuyên, xã Dương Hà, xã Phù Đổng, xã Trung Mầu, xã Bát Tràng, xã Văn Đức, xã Kim Lan, xã Đông Dư, xã Cổ Bi, xã Đa Tốn, xã Kiêu Kỵ, xã Dương Xá, xã Phú Thị, xã Kim Sơn, xã Lệ Chi, xã Đặng Xá, xã Dương Quang.
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đơng thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đơng Anh và tỉnh Bắc Ninh; phía
Đơng giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng n, phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hồng Mai, phía Nam giáp tỉnh Hưng n (Hình 1.1).
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Nguồn: UBND huyện Gia Lâm, (2020) 1.4.1.2. Địa hình địa mạo
Huyện Gia Lâm thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sơng Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dịng chảy của sơng Hồng. Tuy vậy, địa hình của huyện khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các cơng trình hạ tầng dân dụng và khu cơng nghiệp, đảm bảo yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
1.4.1.3. Thủy văn
Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sơng Hồng. Tuyến sơng Đuống từ phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đơng Nam huyện và sơng Bắc Hưng Hải ở phía Nam huyện. Đây là hai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện.
Sông Đuống chia huyện thành hai vùng: Bắc Đuống và Nam Đuống. Vùng Nam Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sông Hồng và sơng Đuống.
1.4.1.4. Khí hậu
Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng:
- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh keo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa khơ hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Nhiệt độ khơng khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,40C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600 mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
1.4.1.5. Các nguồn tài nguyên
a, Tài nguyên đất và các tiểu vùng sinh thái
Đất đai của huyện Gia Lâm khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với 4 loại đất chính: Đất phù sa được bồi hàng năm; Đất phù sa không được bồi hàng năm không glây; Đất phù sa không được bồi hàng năm có glây; Đất phù sa khơng được bồi hàng năm có ảnh hưởng của vỡ đê năm 1971.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đến nay huyện Gia Lâm được phân thành 4 tiểu vùng kinh tế sinh thái:
- Tiểu vùng 1 hay tiểu vùng trung tâm bao gồm 6 đơn vị hành chính: xã Đa Tốn, xã Đặng Xá, xã Kiêu Kỵ, xã Cổ Bi, xã Dương Xá và thị trấn Trâu Quỳ.
chính trực thuộc: Xã Đơng Dư, xã Bát Tràng, xã Kim Lan, xã Văn Đức.
- Tiểu vùng 3 hay tiểu vùng Nam Sơng Đuống gồm 4 đơn vị hành chính trực thuộc: xã Dương Quang, xã Kim Sơn, xã Phú Thị, xã Lệ Chi.
Tiểu vùng 4 hay tiểu vùng Bắc Đuống gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc: xã Yên Thường, xã Yên Viên, xã Dương Hà, xã Đình Xuyên, xã Trung Màu, xã Phù Đổng, thị trấn Yên Viên, xã Ninh Hiệp.
b, Tài nguyên nước
- Nước mặt : Gia Lâm có hai con sơng lớn chảy qua là Sơng Hồng và Sông Đuống. Đây là 2 con sơng có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.
- Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm, nguồn nước ngầm của huyện Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp, tầng nước không áp hoặc áp yếu, tầng chứa nước áp lực (tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung).
c, Tài nguyên nhân văn
Khu vực nơng thơn có 244 điểm di tích lịch sử văn hóa và di tích cách mạng, trong đó có 110 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố (8 di tích được gắn biển di tích cách mạng kháng chiến). Các di tích nổi tiếng đã được nhân dân nhiều địa phương trong nước và quốc tế biết đến như : Đền - chùa Bà Tầm (xã Dương Xá), Đình Chử Xá (xã Văn Đức), cụm di tích Phù Đổng, Chùa Keo, Đình Xuân Dục, Đình Đền Chùa Sủi….
Hàng năm, trên địa bàn huyện Gia Lâm có khoảng 84 lễ hội đình chùa được tổ chức, trong đó có những di tích nổi tiếng như đền Ỷ Lan, đền Chử Đồng Tử. Đặc biệt, hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thức được Unesco cơng nhận là Di sản van hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11/2010.
Hiện tại huyện Gia Lâm có một số làng nghề như: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề Quỳ Vàng, may da ở xã Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế
thuốc Nam, thuốc Bắc ở xã Ninh Hiệp. Làng gốm Bát Tràng là làng nghề nổi tiếng trong nước và quốc tế, đã được quy hoạch thành làng nghề kết hợp với du lịch. Với hệ thống làng nghề đa dạng và phong phú đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của của huyện và tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương.
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng tưởng kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2020 đạt 11,3%/năm. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: %
STT Ngành kinh tế Năm 2018 2020
1 Nông - Lâm - Thủy sản 22,7 15,51
2 Công nghiệp - Xây dựng 54,1 53,87
3 Thương mại - Dịch vụ 23,2 30,62
Tổng 100 100,00
Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2020) 1.4.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
* Dân số:
Tính đến năm 2020 dân số trung bình tồn huyện Gia Lâm là 243.957 người, 61806 hộ. Qua các năm, quy mô dân số của huyện ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2020 đạt mức 1,5%.
Mật độ dân số trung bình tồn huyện là 2.126 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Dân số chính trên tồn huyện thành phần dân tộc kinh là chính..
Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn là chính với 20 xã vùng nơng thơn người, chiếm 85,5% tổng dân số tồn huyện, dân số đô thị chỉ tập
trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số tồn huyện.
* Lao động:
Chương trình lao động về việc làm ln được cấp Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dơi dư trong q trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, TTCN và làng nghề.
Năm 2020, tồn huyện có 124.458 người trong độ tuổi lao động chiếm 51,02% tổng số dân tự nhiên toàn huyện. Trong đó, tổng số lao động ở khu vực nông thôn năm 2020 của huyện là 106.929 lao động, tốc độ tăng 2,39%/năm, lao động đang làm trong các ngành nghề kinh tế có 101.761 người.
Chất lượng nguồn lao động tương đối khá. Năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các trường Cao Đẳng, Đại học nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 17%.
Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và địi hỏi có các giải pháp mang tính khả thi.
* Mức sống - thu nhập:
Là một huyện ngoại thành, đa phần người dân trên địa bàn huyện sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Thu nhập của cư dân nông thôn huyện Gia Lâm ngày càng được cải thiện, theo đánh giá thực tế đạt khoảng 17,9 triệu đồng/người/năm, cao hơn thu nhập bình quân của cư dân nơng thơn tồn thành phố.
Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Năm 2020 theo tiêu chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 3,0%. Trên địa bàn huyện đến nay vẫn cịn 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao là Trung Mầu, Lệ Chi và Dương Quang.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổ chức nhân sự, bộ máy của VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ của VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm
+ Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Lập và quản lý hồ sơ địa chính; + Thống kê, kiểm kê đất đai;
+ Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Cung cấp thông tin đất đai.
+ Đối tượng khảo sát là các cán bộ làm việc ở Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm và người dân đến thực hiện giao dịch tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Thu thập thông tin trên địa bàn huyện Gia Lâm với 22 xã, thị trấn
- Về thời gian: Kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2020.
2.2. Nội dung nghiên cứu
+ Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất năm 2020 trên địa bàn huyện Gia Lâm
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Gia Lâm
+ Kết quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội - chi nhánh huyện Gia Lâm
- Tổ chức, cở sở vật chất, nguồn nhân lực của văn phòng đăng ký đất đai