Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đât đai Hà Nội Chi nhánh huyện Gia Lâm giai đoạn 2018 2020 (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gia Lâm

1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

1.4.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng tưởng kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2020 đạt 11,3%/năm. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: %

STT Ngành kinh tế Năm 2018 2020

1 Nông - Lâm - Thủy sản 22,7 15,51

2 Công nghiệp - Xây dựng 54,1 53,87

3 Thương mại - Dịch vụ 23,2 30,62

Tổng 100 100,00

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2020) 1.4.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số:

Tính đến năm 2020 dân số trung bình tồn huyện Gia Lâm là 243.957 người, 61806 hộ. Qua các năm, quy mô dân số của huyện ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2020 đạt mức 1,5%.

Mật độ dân số trung bình tồn huyện là 2.126 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Dân số chính trên tồn huyện thành phần dân tộc kinh là chính..

Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thơn là chính với 20 xã vùng nơng thơn người, chiếm 85,5% tổng dân số tồn huyện, dân số đô thị chỉ tập

trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số tồn huyện.

* Lao động:

Chương trình lao động về việc làm ln được cấp Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dơi dư trong q trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, TTCN và làng nghề.

Năm 2020, tồn huyện có 124.458 người trong độ tuổi lao động chiếm 51,02% tổng số dân tự nhiên tồn huyện. Trong đó, tổng số lao động ở khu vực nông thôn năm 2020 của huyện là 106.929 lao động, tốc độ tăng 2,39%/năm, lao động đang làm trong các ngành nghề kinh tế có 101.761 người.

Chất lượng nguồn lao động tương đối khá. Năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các trường Cao Đẳng, Đại học nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 17%.

Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và địi hỏi có các giải pháp mang tính khả thi.

* Mức sống - thu nhập:

Là một huyện ngoại thành, đa phần người dân trên địa bàn huyện sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Thu nhập của cư dân nông thôn huyện Gia Lâm ngày càng được cải thiện, theo đánh giá thực tế đạt khoảng 17,9 triệu đồng/người/năm, cao hơn thu nhập bình quân của cư dân nơng thơn tồn thành phố.

Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Năm 2020 theo tiêu chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 3,0%. Trên địa bàn huyện đến nay vẫn cịn 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao là Trung Mầu, Lệ Chi và Dương Quang.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đât đai Hà Nội Chi nhánh huyện Gia Lâm giai đoạn 2018 2020 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)