Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát hiện và quản ký điều trị RR-TB tại Thá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng phát hiện, quản lý điều trị lao kháng Rifampicin tại Thái Nguyên và một số yếu tố ảnh hưởng (Trang 54 - 69)

Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020

3.2.1. Ảnh hưởng bởi các cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện Hộp 3.1. Ảnh hưởng bởi tổ chức thực hiện

“...Dưới sự hướng dẫn của Bệnh viện Phổi Trung Ương-CTCLQG, CTCL tại Thái Nguyên đã triển khai tổ chức mạng lưới PCL tỉnh xuống các xã phường. Tại tuyến tỉnh có Phòng chỉ đạo tuyến- làm đầu mối triển khai các hoạt động PCL trên địa bàn. Mỗi huyện/thành/thị có một tổ chống lao thuộc TTYT huyện, mỗi xã/phường có một CBYT phụ trách CTCL trực tiếp QLĐT người bệnh lao của xã mình. Tuy nhiên mối liên kết giữa các đơn vị là không cao dẫn tới kết quả hoạt động phát hiện và QLĐT lao chưa thật sự hiệu quả....”

Bà Ngô Thị Thu T. - Bệnh viện Lao và BPTN

77.3 65 81.3 84.6 93.3 79 22.7 35 18.8 15.4 6.7 21 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2016 2017 2018 2019 2020 Chung

ĐT thành công ĐT không thành công

“…Tại các TTYT đã sáp nhập thì việc tổ chức thực hiện PCL sẽ có sự thống nhất và nhiều thuận lợi hơn, tuy nhiên tại những nơi Trung tâm y tế và Bệnh viện Đa khoa huyện chưa sáp nhập như đơn vị tôi thì khó khăn hơn nhiều. Đa số bệnh nhân đến thẳng bệnh viện Đa khoa khám, các bác sĩ phòng khám ít nghĩ tới người bệnh lao nên thường điều trị các bệnh phổi 1 thời gian không đỡ mới chuyển khám lao, do đó người bệnh bị chậm trễ trong chẩn đoán …”

Ông Lâm Văn V.- Trung tâm Y tế

Nhận xét: Việc tổ chức hoạt động QLĐT RR-TB được triển khai đầy đủ và được phân tuyến rõ ràng theo hệ thống CTCL toàn tỉnh và triển khai thống nhất trong toàn tỉnh. Tuy nhiên hoạt động chưa thực sự hiệu quả và thiếu sự liên kết giữa các đơn vị trong và ngoài CTCL.

Hộp 3.2. Ảnh hưởng bởi chế độ, chính sách

“...Trước kia khi chưa có chế độ thông tuyến bảo hiểm y tế, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi không phải là tuyến khám chữa bệnh ban đầu nên người bệnh có triệu chứng ho, khạc đờm muốn đi khám lao tại Bệnh viện lao và Bệnh phổi sẽ không được hỗ trợ của Bảo hiểm y tế. Muốn khám đúng tuyến để hưởng các chế độ bảo hiểm y tế người dân phải chọn khám và điều trị tại tuyến dưới. Điều trị tại tuyến dưới mãi không khỏi khi chuyển lên Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thì bệnh đã nặng, khả năng lây nhiễm cao cho người tiếp xúc...”

Bà Vũ Thị D. - Bệnh viện Lao Bệnh phổi TN.

“...Việc điều trị RR-TB vừa khó khăn vừa nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh nhưng cán bộ làm CTCL thì chỉ hưởng lương nhà nước, không có được hưởng độc hại và phụ cấp nên nhiều cán bộ kém nhiệt tình ảnh hưởng đến hoạt động phát hiện và QLĐT RR-TB...”

Nhận xét: Chế độ thanh toán của bảo hiểm y tế khó khăn và thiếu các cơ chế đãi ngộ cho cán bộ y tế cơ sở làm ảnh hưởng đến hoạt động khám phát hiện và QLĐT lao.

3.2.2. Ảnh hưởng bởi nhân lực

Hộp 3.3. Thực trạng nhân lực tham gia phát hiện và QLĐT RR-TB tuyến tỉnh

“… Đội ngũ CBVC đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý, thực hiện khám, chữa bệnh, phục vụ, chăm sóc người bệnh... cùng với sự giám sát, chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn của Bệnh viện phổi Trung ương- CTCLQG, nguồn nhân lực tuyến tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh và QLĐT RR-TB cũng như các bệnh phổi cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận… ”

Bà Ngô Thị Thu T. - Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TN

Nhận xét:Với nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng chuyên môn, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên cơ bản đáp ứng nhu cầu khám phát hiện và quản lý lao, RR-TB cho nhân dân.

Bảng 3.13.Đặc điểm trình độ chuyên môn cán bộ CTCL tuyến huyện

Năm Bác sỹ Y sỹ Khác Tổng 2016 7 2 0 9 2017 7 2 0 9 2018 8 1 0 9 2019 8 1 0 9 2020 7 2 0 9

Nhận xét:CB phụ trách CTCL tuyến huyện thường xuyên có sự thay đổi, vẫn còn 1 số huyện có CB phụ trách CTCL tuyến huyện là y sĩ đo đó ảnh hưởng đến triển khai hoạt động CTCL của địa phương.

Bảng 3.14.Đặc điểm nguồn nhân lực CTCL tuyến xã, phường

Thông tin chung SL Tỉ lệ %

Tuổi <25 1 2,1 26-35 20 42,6 36-45 11 23,4 >45 15 31,9 Giới Nam 11 23,4 Nữ 36 76,6 Trình độ chuyên môn Bác sỹ 10 21,3 Y sỹ 22 46,8 Điều dưỡng 14 29,8 Khác (Dược sĩ, nữ hộ sinh..) 1 2,1 Số năm PTCTCL ≤ 5 năm 28 58,9 6 - 10 năm 14 29,8 ≥ 10 năm 5 10,63 Tập huấn phát hiện, QLĐT RR-TB Có 32 68,1 Không 15 31,9 Tổng 47 100,0

Nhận xét: Chủ yếu CBYT tham gia CTCL là nữ chiếm 76,6%, độ tuổi 26-35 chiếm 42,6%; thời gian phụ trách CTCL chủ yếu là <5 năm chiếm 58,9%. Trình độ chuyên môn chủ yếu là y sỹ và điều dưỡng chiếm lần lượt 46,8%; 29,8%. Tỉ lệ CBYT tham gia CTCL tham gia tập huấn phát hiện, QLĐT RR- TB 68,1%, còn lại 31,9% chưa được tập huấn CTCL.

Hộp 3.4. Ảnh hưởng bởi nhân lực phụ trách CTCL tại cơ sở

“...Cán bộ CTCL tuyến xã thường xuyên bị luân chuyển đi các trạm khác, bị thay đổi phụ trách các chương trình nên khi vừa đào tạo được 1 cán bộ biết việc thì lại chuyển vị trí khác làm ảnh hưởng đến phát hiện và quản lý điều trị lao....”

Bà Ngô Thị N. - TYT

“...Kiến thức, kỹ năng của CBYT xã về công tác phát hiện lao trên người bệnh có dấu hiệu nghi lao là khá tốt nhưng chưa thật đồng đều. CBYT phụ trách CTCL đã được tập huấn kiến thức, kỹ năng là tốt rồi nhưng những CBYT không phụ trách CTCL là chưa tốt... Theo tôi nguyên nhân là do cán bộ TYT xã được phân công phụ trách các chương trình khác nhau, nhưng chính do sự phân công này mà các cán bộ không phụ trách CTCL nhiều khi không có các kiến thức cơ bản về CTCL... có phải lúc nào CBYT phụ trách CTCL cũng phải ngồi ở nhà để đợi người bệnh lao lên để tư vấn đâu, họ còn phải làm việc khác nữa...”

Bà Nguyễn Thị Tiên D. - TYT

“...Bệnh lao là bệnh của cả xã hội, không thể nào chỉ có một CBYT biết được. Bây giờ người bệnh ho đến khám thì đòi hỏi CBYT tại trạm cũng phải phân loại được ... Cán bộ không phụ trách CTCL thì từ ngày ra trường đến giờ, có cán bộ chưa được tập huấn lao lần nào, thế thì làm sao mà phân loại ngay được người bệnh lao? làm sao mà phòng tránh lây lan tốt được?...”.

Ông Nguyễn Văn B. - TYT

Nhận xét:Hộp trên cho thấy, chất lượng CBYT tại tuyến cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu sàng lọc, phân loại, phát hiện người bệnh lao là chưa cao, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động phát hiện và QLĐT lao.

3.2.3. Ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, vật tư

Bảng 3.15. Tình hình trang thiết bị phục vụ phát hiện quản lý điều trị RR-TB

Trang thiết bị Đơn vị Máy XQ Máy Gene- Xpert Kính hiển vi Hoá chất Lam kính, cốc đờm Thuốc điều trị BV Lao và BPTN 02 02 03 Đủ Đủ Đủ TP Thái Nguyên 01 0 02 Đủ Đủ Đủ TP Sông Công 01 0 02 Đủ Đủ Đủ Phổ Yên 01 0 02 Đủ Đủ Đủ Phú Bình 0 0 02 Đủ Đủ Đủ Đồng Hỷ 01 0 02 Đủ Đủ Đủ Võ Nhai 01 0 02 Đủ Đủ Đủ Định Hóa 0 0 02 Đủ Đủ Đủ Phú Lương 01 0 02 Đủ Đủ Đủ Đại Từ 0 0 02 Đủ Đủ Đủ Tổng 08 02 21 Đủ Đủ Đủ

Nhận xét: Tại Thái Nguyên có 9/9 huyện được trang bị đủ máy soi đờm,vật tư sinh phẩm cho chẩn đoán lao phổi AFB(+) bằng kỹ thuật soi đờm trực tiếp. Tuy nhiên về chẩn đoán RR-TB thì cả tỉnh chỉ có 2 máy GeneXpert đặt tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên. Thiếu máy XQ, GenXpert tại tuyến huyện ảnh hưởng đến phát hiện và QLĐT RR-TB.

Hộp 3.5. Tình trạng trang thiết bị phục vụ khám phát hiện RR-TB

“…Hiện nay kỹ thuật GeneXpert chưa được triển khai tại các huyện thành của tỉnh Thái Nguyên, nên hoạt động phát hiện RR-TB chủ yếu tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi đơn vị duy nhất được trang bị máy móc và triển khai thực hiện kỹ thuật xét nghiệm phát hiện RR-TB toàn tỉnh…”

Bà Nguyễn Thị Nh.-TTYT

“... Những năm gần đây các trang thiết bị, vật tư, thuốc men của CTCL đã đáp ứng đầy đủ với yêu cầu của hoạt động phát hiện và QLĐT lao tại Thái Nguyên. Tuy nhiên tại các huyện vẫn chưa được cung cấp trang thiết bị phục vụ cho phát hiện và QLĐT RR-TB, việc phát hiện RR-TB hoàn toàn do tuyến tỉnh thực hiện. Về thuốc điều trị RR-TB cũng có những thời điểm dự trữ thuốc bị thiếu tuy nhiên được luân chuyển kịp thời giữa các sơ sở không gây tình trạng thiếu thuốc điều trị cho người bệnh...”

Bà Lương Thị Hoa.-TTYT

“…Theo hướng dẫn của CTCLQG khi khám phát hiện người bệnh nghi ngờ mắc RR-TB, y tế cơ sở sẽ lấy mẫu và vận chuyển mẫu lên Bệnh viện Lao và Bệnh phổi để xét nghiệm. Tuy nhiên, chỗ chúng tôi cũng không có chuyên môn sâu, không có các kỹ thuật chuyên biệt giúp chẩn đoán điều trị người bệnh. Do đó chủ yếu chúng tôi tư vấn chuyển người bệnh lên Bệnh viện lao và Bệnh phổi để người bệnh được làm các xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời hơn…”

Ông Lâm Văn V.-TTYT

Nhận xét: Thái Nguyên đã được trang bị thiết bị máy móc đáp ứng nhu cầu phát hiện và QLĐT RR-TB tại tỉnh. Tuy nhiên, tại các TTYT huyện thì hiện tại vẫn chưa được cung cấp các kỹ thuật chuyên sâu như GeneXpert, X- Quang ảnh hưởng tới việc chẩn đoán, QLĐT người bệnh RR-TB.

3.2.4. Ảnh hưởng bởi kinh phí

Hộp 3.6. Ảnh hưởng bởi kinh phí với hoạt động phát hiện và QLĐT RR-TB

“...Cán bộ phụ trách CTCL tuyến huyện chưa được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, kinh phí chi trả cho cán bộ làm CTCL tuyến xã thì không có. Trước kia theo thông tư liên tịch 113/BYT - BTC một tháng CBYT phụ trách CTCL tại các xã vùng núi vùng sâu, vùng xa được hưởng 50.000đ, các vùng còn lại chỉ được hưởng 30.000đ tuy là ít nhưng cũng động viên anh em nhưng hiện nay các thông tư đã không còn thực hiện nên nhiều cán bộ không nhiệt tình trong thực hiện các hoạt động phát hiện, QLĐT lao (gồm cả RR-TB)...”

Bà Lương Thị H.-TTYT

“…Hiện nay, hoạt động QLĐT lao, RR-TB được coi là hoạt động thường quy tại cơ sở y tế, không có kinh phí hỗ trợ, cũng từ lâu không có kinh phí đào tạo tập huấn mà hoạt động QLĐT lao, RR-TB rất nhiều công việc, thời gian điều trị cho người bệnh cũng lâu nên CBYT cũng kém nhiệt tình ”

Bà Nguyễn Thị Nh.- TTYT

Nhận xét: Thiếu kinh phí đào tạo tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về phát hiện và QLĐT RR-TB cho CBYT, thiếu các chế độ đãi ngộ cán bộ tuyến dưới là yếu tố ảnh hưởng đến phát hiện và QLĐT RR-TB.

3.2.5. Ảnh hưởng bởi nhận thức của người bệnh và người dân Hộp 3.7. Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về RR-TB

“…Thường khi bị ho tôi ra luôn hiệu thuốc gần nhà mua uống, nhưng lần này mãi không thấy đỡ, tôi đã đi khám và điều trị ở bệnh viện đa khoa, nằm đó điều trị 2 tuần không khỏi, tôi xin mãi họ mới chuyển tôi đến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi khám và điều trị, tôi mới phát hiện RR-TB …”

Ông Đào Xuân T. - BN RR-TB

“...Bản thân tôi thấy mình đi khám muộn do chưa hiểu biết nhiều về bệnh lao, nên khi mệt mỏi nhiều, ho kéo dài rồi nhưng tôi không sắp xếp công việc để đi khám, đến một lần bị ho ra máu thì tôi mới vội đi khám...”

Ông Triệu Văn Q.-BN RR-TB

“...Tôi rất ngại tiếp xúc với mọi người, phần thì tự ti phần sợ lây lan bệnh cho mọi người do đó tôi nhờ người nhà đi lĩnh thuốc hộ, tôi chỉ uống thuốc tại nhà chứ không hề đi khám hay xét nghiệm theo dõi”

Bà Trương Ngọc M. - BN RR-TB

“... Bệnh lao là điều trị khỏi, bác sỹ bảo thế, ti vi cũng nói thế! Vậy thì tôi thấy cứ uống thuốc đúng là được, làm xét nghiệm kiểm soát làm gì cho mất thời gian, mình nhà nông, còn bao việc cần làm đi xét nghiệm có mà hết buổi...”.

BN Vũ Hoàng N. - BN RR-TB

“Tôi cũng cố gắng tuân thủ điều trị, tuy nhiên cũng khó khăn lắm, đường xá xa xôi đi lại khó khăn, tôi dùng thuốc này còn bị đau bụng, nôn, ngứa, mệt mỏi không làm ăn gì được, cũng không cả tự đi khám được, thuê xe taxi đi cho an toàn thì không đủ tiền. Vậy nên chỉ khi nào các con đưa đi tôi mới đi được...”

BN Triệu Tiến P. - BN RR-TB

Nhận xét: Kiến thức và thái độ, thực hành điều trị và dự phòng RR-TB trong nhân dân vẫn còn kém, làm chậm chễ phát hiện và QLĐT. Nhiều người bệnh còn tâm lý chủ quan, không tuân thủ QLĐT gây ảnh hưởng đến QLĐT.

Hộp 3.8. Nhận xét của CBYT về nhận thức của người dân đối với RR-TB

“...Mục tiêu của chúng tôi là QLĐT toàn bộ số người bệnh RR-TB và điều trị khỏi >85%. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều. Người bệnh RR-TB phải dùng thuốc, phải khám và xét nghiệm hàng tháng trong thời gian dài, đa số người bệnh và người nhà có ý thức tìm hiểu về bệnh, rất hợp tác với NVYT. Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng người bệnh RR-TB có thái độ chưa tốt gây khó khăn cho chúng tôi, chúng tôi sẽ phải tư vấn nhiều hơn, nhiều trường chúng tôi cần phải có sự vào cuộc phối hợp của chính quyền địa phương...”

Bà Ngô Thị Thu T. - Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

“....Thành phố Thái Nguyên có địa bàn rộng, đông dân cư và nhiều thành phần sinh sống và làm việc. Tỉ lệ người bệnh lao, RR-TB rất nhiều, phần lớn họ là đối tượng tạm trú, tạm vắng, ít có mối liên hệ với địa phương nên rất khó cho CBYT tiếp cận, QLĐT. Hơn nữa họ là những người lao động xa nhà không có người nhà trực tiếp hỗ trợ nhắc nhở tuân thủ QLĐT, ảnh hưởng đến kết quả điều trị...”

Bà Lương Thị H.-TTYT

Nhận xét: Hộp số liệu cho thấy khó khăn chính trong việc quản lý RR- TB tại cơ sở là thời gian điều trị dài, nhận thức của người bệnh chưa tốt, nhiều người bệnh không hợp tác nên hiệu quả quản lý chưa cao.

Bảng 3.16. Liên quan giữa tuân thủ quản lý điều trị với kết quả quản lý điều trị của người bệnh RR-TB

Kết quả điều trị Tuân thủ điều trị

Không thành công Thành công

p SL % SL % Không tuân thủ QLĐT 17 28,3 43 71,7 <0,05 Tuân thủ QLĐT 1 3,8 25 96,2 Tổng 18 21,0 68 79,0

Nhận xét: Nhóm tuân thủ điều trị không tốt có tỉ lệ điều trị thành công (71,7%) thấp hơn so với nhóm tuân thủ điều trị tốt (96,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.2.6. Ảnh hưởng bởi các hoạt động TT-GDSK về phòng chống lao

Bảng 3.17. Hoạt động truyền thông về bệnh lao (có RR-TB) tại trạm y tế xã

Tần suất truyền thông SL %

Không bao giờ 28 59,6

Hàng quý 7 14,9

Hàng tháng 10 21,3

Khác 2 4,3

Tổng 47 100,0

Nhận xét: Hơn nửa (59,6%) TYT xã không tổ chức truyền thông về bệnh lao cho người bệnh và người dân.

Hộp 3.9. Ảnh hưởng bởi hoạt động TT-GDSK

“... Đường lối của CTCLQG hiện nay là phát hiện người bệnh lao chủ yếu bằng phương pháp phát hiện thụ động thì hoạt động TT-GDSK rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng phát hiện, quản lý điều trị lao kháng Rifampicin tại Thái Nguyên và một số yếu tố ảnh hưởng (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)