Nguyên nhân các hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 110)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân các hạn chế

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- BHXH tự nguyện giống như chiếc lưới an toàn xã hội theo nguyên tắc đóng hưởng. Tuy nhiên thu nhập của các đối tượng nhóm người nghèo, cận nghèo, nhóm xã hội yếu thế, người dân tộc thiểu số khó khăn còn thấp, bấp bênh thiếu bền vững. Muốn mở rộng độ bao phủ cho nhóm đối tượng này phải có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cộng đong. Đây là một thách thức lớn đối với nước ta khi mà ngân sách Nhà nước eo hẹp.

- Theo quy định, thời gian tham gia BHXH tự nguyện tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí kéo dài 20 năm, đòi hỏi người tham gia phải kiên trì; phạm vi quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện hiện chỉ có hai chế độ là hưu trí và tử tuất nên cũng chưa khuyến khích được người dân. Đặc biệt,

cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành, tổ chức đoàn thể chưa thực sự cùng vào cuộc, quyết liệt đôn đốc và đây cũng là nguyên nhân chính khiến công tác phát triển BHXH tự nguyện ở huyện Phú Bình còn khó khăn.

- Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế đất nước nói chung cũng như huyện Phú Bình nói riêng. Thu nhập của người dân giảm sút, nhiều người lâm vào khó khăn nên không thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện; các hoạt động truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện cũng phải tạm hoãn để thực hiện giãn cách xã hội… đây cũng là thách thức lớn đối với việc phát triển BHXH tự nguyện.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện của 1 bộ phận người dân còn hạn chế, nhiều người còn nhận thức sai và không phân biệt được BHXH với các loại hình Bảo hiểm thương mại khác, hoặc chưa hiểu được hết tính ưu việt của BHXH tự nguyện mang lại khi hết tuổi lao động, không còn khả năng tài chính cũng như sức khỏe đã kém đi. Bên cạnh đó ngoài người lao động đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc thì các nhóm đối tượng còn lại thường có thu nhập thấp và không ổn định cũng là một nguyên nhân khiến cho người lao động tự do tại huyện Phú Bình khó tiếp cận được với BHXH tự nguyện nhất là đối với khu vực người dân có dân trí thấp, sinh sống tại vùng có điều kiện khó khăn.

- Chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện, chưa giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chưa tổng kết, đánh giá, kiểm điểm những ton tại, hạn chế nguyên nhân chậm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đong thời, sự phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành ở địa phương với cơ quan BHXH chưa thường xuyên, thiếu quan tâm, có nơi coi đây là nhiệm vụ của riêng cơ quan BHXH….

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH

4.1. Định hƣớng phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện của huyện Phú Bình

Nghị quyết số 28-NQ/TW ban hành ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được đánh giá là có những nội dung cải cách chính sách BHXH tiến bộ, tiệm cận với các tiêu chuẩn về an sinh xã hội trong các Công ước và Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Theo đó, với việc hoàn thiện chính sách BHXH theo định hướng cải cách tại Nghị quyết số 28 sẽ tạo ra những đột phá mới, quyền lợi của người tham gia BHXH sẽ ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

Cải cách chính sách BHXH hướng đến bao phủ toàn dân được nhìn nhận toàn diện từ yếu tố đầu vào đến các yếu tố đầu ra. Đó là việc hoàn thành tỷ lệ bao phủ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi (35% đến năm 2021; 45% đến năm 2025; 60% đến năm 2030); và số người sau độ tuổi hưởng lương hưu được hưởng lương hưu, với tỷ lệ đề ra là 45% đến năm 2021; 55% đến năm 2025 và 60% đến năm 2030.

Thực hiện sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, 100% BHXH các tỉnh, thành phố đã chủ động, kịp thời tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 28- NQ/TW tại địa phương. Đáng lưu ý là cùng với việc tuyên truyền Nghị quyết số 28 NQ/TW của BCH TW, BHXH các địa phương còn kịp thời tham mưu tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP, Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho các địa phương, và kiến nghị để HĐND các cấp đưa chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.

4.2. Mục tiêu phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyên trên địa bàn huyện Phú Bình

4.2.1. Mục tiêu chung

BHXH huyện Phú Bình xác định: Thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHXH, BHTN, BHYT; tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH, BHYT, nhất là đối tượng tự nguyện; phấn đấu thực hiện BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân; sử dụng, quản lý quỹ BHXH, BHTN, BHYT đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH huyện Phú Bình theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

4.2.2. Mục tiêu cụ thể

Trước hết, chủ động phối hợp các sở, ngành liên quan báo cáo, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN đến cấp huyện, cấp xã và ban hành kế hoạch, chương trình, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Đong thời, đề xuất ngân sách địa phương hỗ trợ thêm kinh phí cho người tham gia BHXH tự nguyện. Phân công, giao trách nhiệm cho từng công chức, viên chức và người lao động xây dựng kế hoạch cụ thể hằng tuần, hằng tháng; bám sát địa bàn, đại lý thu để hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện. Bên cạnh đó, phân loại đối tượng tiềm năng tham gia BHXH tự nguyện (theo độ tuổi, giới tính, công việc và thu nhập…) theo địa bàn cấp xã. Trên cơ sở đó, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các tổ chức, đại lý thu tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia mới. Chú trọng vận động, đôn đốc người tham gia BHXH tự nguyện đến hạn phải đóng tiếp tục tham gia để duy trì bền vững. Đong thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng theo quy định đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.

Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 28-NQ/TW, đặt mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH đến các năm 2021, 2025, 2030, tương ứng phải đạt bao

phủ 35%, 45%, 60% lực lượng lao động tham gia BHXH, trong đó, yêu cầu phát triển BHXH tự nguyện với mục tiêu phải đạt từ 1%, 2,5%, 5% lực lượng lao động trong độ tuổi. khai thác, mở rộng diện bao phủ tham gia BHXH còn rất nhiều khó khăn, những mục tiêu mà Nghị quyết 28-NQ/TW đề ra được nhận định là những thách thức vô cùng lớn, tuy nhiên nếu đạt được sẽ góp phần quan trọng “thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước”. Theo chỉ tiêu Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên giao cho BHXH huyện Phú Bình, trong năm 2021, phấn đấu mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt trên 2.000 người.

4.3. Một số giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình huyện Phú Bình

4.3.1. Các giải pháp phát triển về quy mô, số lượng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

4.3.1.1. Giải pháp đẩy mạnh Công tác mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình

a. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết tham gia BHXH tự nguyện qua đó gia tăng nhu cầu tham gia của người dân trên địa bàn

Qua phân tích thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn huyện Phú Bình bên cạnh những nguyên nhân do việc làm không ổn định, thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện ít, còn có nguyên nhân lớn là do nhận thức của người dân về BHXH tự nguyện còn rất hạn chế. Đề khắc phục tình trạng này BHXH huyện Phú Bình cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền sâu rộng, cụ thể quyền, nghĩa vụ của chính sách, chế độ BHXH tự nguyện, thu hút sự tham gia của người dân. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội phải làm chuyển biến cho chính thành viên của tổ chức mình tham gia BHXH trước để từ đó vận động người khác cùng tham gia. Làm như vậy mới thể hiện trách nhiệm trong

việc chăm lo đời sống nhân dân… để người dân hiểu biết rõ được tính ưu việt, nhân văn của chính sách này, nắm được quy trình thủ tục tham gia và quyền lợi được hưởng. Cần phải nhấn mạnh hơn nữa vai trò chủ động của ngành BHXH trong việc phối hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn, hội thảo, bám sát cơ sở “đến tận ngõ, gõ từng nhà” tránh hình thức.

Cần thay đổi nhận thức của người lao động và toàn xã hội về chính sách BHXH theo mục tiêu của Đảng và thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về an sinh xã hội vừa là quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động để bảo đảm an sinh xã hội trước những rủi ro có thể xảy ra trong và sau cuộc đời lao động. Quỹ BHXH của mỗi người dân chính là của để dành, tích lũy khi đang làm việc để được hưởng thụ khi tuổi già. Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ, quản lý tập trung, đầu tư tăng trưởng để bảo toàn quỹ, được công khai, minh bạch. BHXH là chính sách trụ cột của an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và thúc đẩy phát triển đất nước.

Sự vào cuộc của các cơ quan, ban ngành, Mặt trận, các hội đoàn thể trong việc thực hiện chính sách BHXH trong đó có BHXH tự nguyện có vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công trong quá trình tổ chức, triển khai chính sách trên địa bàn huyện Phú Bình. Do đó, trong thời gian đến, BHXH huyện Phú Bình phải tăng cường sự phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan, Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Bình và các Hội, Đoàn thể huyện Phú Bình trong việc tổ chức thực hiện các Chương trình, Kế hoạch của Huyện ủy , UBND huyện Phú Bình về phát triển BHXH tự nguyện. Cụ thể:

Phối hợp chặt chẽ với ngành Lao động TB&XH trong việc xây dựng kế hoạch, tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, huyện Phú Bình, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện.

- Xây dựng các quy chế phối hợp với các hội đoàn thể, liên đoàn lao động... để tổ chức tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với người dân và doanh nghiệp về chính sách BHXH, BHYT, từ đó nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT không những ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mà còn lan tỏa đến các hộ gia đình tham gia BHXH tự nguyện, BHYT. Tranh thủ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để phát huy vai trò hiệu quả trong phát triển đối tượng tham gia. Đơn cử:

+ Phối hợp với Hội nông dân, hội phụ nữ trong việc truyền thông và vận động các nhóm đối tượng có tiềm năng tham gia gia BHXH tự nguyện như: nhóm các tiểu thương, các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn…

+ Phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tư vấn, truyền thông về chính sách BHXH tự nguyện để họ tư vấn cho các đối tượng là NLĐ đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đây là đối tượng tiềm năng có khả năng tham gia rất cao. Họ có nền tảng và nhận thức cơ bản về tham gia và thu hưởng chính sách BHXH do vậy việc tư vấn, vận động thuyết phục sẽ rất thuận lợi. Hàng năm số đối tượng hưởng thất nghiệp trong toàn huyện Phú Bình khoảng hơn 4.000 người. Do đó đây là một kênh khai thác đối tượng tiềm năng.

- Phối hợp với các ban, ngành, nghiệp đoàn, các hợp tác xã, các tổ nghề như may mặc, mía đường, bóc tách hạt điều thủ công, các đội công nhân xây dựng công trình tự do (người thuê lao động là các thầu xây dựng) để truyền thông chính sách BHXH tự nguyện đến các hội viên trong hiệp hội, các thành viên trong tổ, đội, nhóm làm nghề nhất là truyền thông vận động người đứng đầu tổ chức hội, đội, nhóm để họ đong thuận tham gia từ đó sẽ vận động thuyết phục các hội viên tham gia. Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức truyền thông, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện cho NLĐ (không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc) bằng hình thức tổ chức đối thoại với NLĐ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Phát tờ rơi thông tin về BHXH tự nguyện cho NLĐ là hội viên các Hội nghề nghiệp.

Ngoài ra, cơ quan BHXH huyện Phú Bình tiếp tục phối hợp với các ban ngành, đoàn thể khác, phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình thường xuyên truyền thông, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện. Tiếp nhận thông tin phản hoi từ NLĐ, những bất cập trong việc tổ chức thực hiện để đề xuất cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và trung ương xem xét, điều chỉnhchính sách phù hợp với thực tế.

b. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình

Công tác tuyên truyền thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như một số nơi triển khai thiếu đong bộ, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa được lựa chọn phù hợp theo từng nhóm đối tượng, còn nhiều NLĐ chưa hiểu về chính sách BHXH tự nguyện, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, thông tin phản hoi từ người lao động rất ít,... vì theo kết quả khảo sát như đã phân tích ở trên thì nguon tiếp cận về chính sách BHXH tự nguyện đối với các hình thức như qua báo, đài, tạp trí.. còn quá thấp. Do đó, trong thời gian đến công tác truyền thông về chính sách BHXH tự nguyện không chỉ tập trung đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, không dừng lại ở việc truyền thông thụ động, một chiều mà còn cần đẩy mạnh thực hiện phương pháp truyền thông về chính sách BHXH tự nguyện, tức là vừa đưa thông tin chính sách đến NLĐ vừa chủ động nhận lại thông tin phản hoi từ phía NLĐ để nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông. Cụ thể, BHXH huyện Phú Bình cần thực hiện những giải pháp sau:

Chủ động phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các tổ chức chính trị để truyền thông chính sách BHXH tự nguyện đến các cán bộ, đảng viên, hội viên thông qua các hội nghị báo cáo viên, qua các bản tin, tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt tổ chức,.. thường xuyên, kịp thời cập nhật các chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện Phú Bình về công tác phát triển BHXH tự nguyện. Phổ biến những cách làm hay, những nơi tuyên truyền hiệu quả, đong thời

tham mưu cho huyện ủy, UBND chấn chỉnh kịp thời những cơ sở đảng, chính quyền địa phương thiếu quan tâm, thờ ơ hoặc truyền thông qua loa, đại khái. - Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

truyền thống như tiếp tục ký kết hợp tác với Đài truyền hình, truyền thanh phổ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w