5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự
Ngoài những nhân tố chủ yếu nói trên thì trình độ học vấn, tập quán, thói quen cũng ít nhiều ảnh hưởng đến các hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển BHXH tự nguyện
1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số địa phương nguyện ở một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển BHXH tự nguyện từ huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Nguồn: Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam)
Với nhiều giải pháp quyết liệt, đ ng bộ, Bảo hiểm xã hội huyện Đ ng Hỷ (Thái Nguyên ) đã về đích sớm chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đây cũng là huyện đầu tiên trong toàn tỉnh về đích sớm trong công tác phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tính đến ngày 26/11/2020, Bảo hiểm xã hội huyện Đ ng Hỷ đã có1.710 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt 101% so với 1.710 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt 101% so với kế hoạch giao.
Năm 2020, Bảo hiểm xã hội tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho Đ ng Hỷ là 1.700 người. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành, nên ngay từ đầu năm Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Đ ng Hỷ đã tham mưu với HĐND, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện đ ng bộ công tác này trên địa bàn huyện.
Cùng với đó, Bảo hiểm xã hội huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú., trong đó hình thức tuyên truyền miệng được tăng cường với tần xuất dày đặc.
Bảo hiểm xã hội huyện đã phối hợp với Bưu điện huyện tổ chức ra quân tuyên truyền, phát tờ rơi, trực tiếp đến từng hộ gia đình cũng như các tiểu thương tại các chợ trên địa bàn huyện để vận động với phương châm “đi từng ng , g từng nhà, rà từng đối tượng”, đ ng thời giao chỉ tiêu phát triển đối tượng đến từng cán bộ, viên chức trong cơ quan và có hình thức khen thưởng động viên kịp thời đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện ...
Bảo hiểm xã hội huyện Đ ng Hỷ phấn đấu hết năm 2020 sẽ nâng con số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lên 1.750 người. Từ nay đến hết 31/12, Bảo hiểm xã hội huyện tiếp tục phối hợp với Bưu điện và Đại lý các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đối tượng tham gia để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1.2.1.2. Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang: Nhiều cách làm hay phát triển BHXH tự nguyện (Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Hàm Yên – Tuyên Quang)
Theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, BHXH huyện Hàm Yên là một trong những đơn vị thực hiện tốt việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Có được bước đột phá đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đ ng thời, BHXH huyện đã có nhiều cách làm hay trong phát triển đối tượng tham gia.
Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, anh Đinh Trọng Luân, Phó Giám đốc BHXH huyện cho biết, hằng năm, BHXH huyện đã tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện phát triển đối tượng tham gia BHXH. Qua đó, nhận định r những thuận lợi, khó khăn, rút ra bài học kinh nghiệm; giới thiệu, nhân rộng các đơn vị, cá nhân có giải pháp tốt trong công tác phát triển đối tượng. Đ ng thời, đề cao vai trò của bí thư, chủ tịch xã, thị trấn và đội ngũ tuyên truyền của xã, thị trấn là hội viên Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, đối tượng không chuyên trách tổ dân phố, thôn, xóm... Vì đây là lực lượng có điều kiện gần dân, hiểu dân, đặc biệt là được người dân tín nhiệm, cho nên sẽ đóng góp tích cực trong việc lan tỏa chính sách BHXH tự nguyện đến người dân nhanh nhất.
Bên cạnh đó, BHXH huyện tích cực phối hợp với Bưu điện huyện, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Huyện đoàn tổ chức hội nghị khách hàng tại các xã, thôn, bản, tổ dân phố; lựa chọn khách hàng (hộ gia đình) là những người có điều kiện kinh tế, có khả năng tham gia BHXH tự nguyện lâu dài như: Cán bộ bán chuyên trách tại các thôn, bản, khu phố, hộ kinh doanh cá thể, người lao động đã nghỉ việc tại các doanh nghiệp... Phấn đấu mỗi hội nghị sẽ thực hiện đăng ký tham gia và thu tiền của ít nhất 50% khách hàng đến dự. Trong thời gian qua, có nhiều hội nghị có kết quả cao. Điển hình tại Hội nghị khách hàng tham gia BHXH tự nguyện ở xã Phù Lưu đã có 55 người đăng ký tham gia trên tổng số 72 người tham dự hội nghị, đạt 76,4%.
Chị Trần Thị Hương, xã Phù Lưu chia sẻ, trước đây chị làm công nhân cho một doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh. Thời gian đó, chị được đóng BHXH đầy đủ. Tuy nhiên, cách đây gần chục năm, do điều kiện sức khỏe và hoàn cảnh gia đình, chị nghỉ việc về nhà. Được cán bộ BHXH tư vấn, chị chuyển sang đóng BHXH tự nguyện. Từ đó đến nay, mặc dù đã chuyển sang làm lao động tự do nhưng chị rất yên tâm vì mình vẫn tham gia bảo hiểm đầy đủ để sau này được hưởng chế độ hưu trí và có thẻ BHYT khám, chữa bệnh.
Nhờ những cách làm hiệu quả, năm 2019, toàn huyện có tổng số người tham gia BHXH tự nguyện là 1.037 người, đạt 166% so với kế hoạch được giao. 4 tháng năm 2020, tổng số người tham gia BHXH tự nguyện là 1.119 người. BHXH huyện trở thành đơn vị khai thác và phát triển đối tượng đạt tỷ lệ cao nhất so với các huyện trong tỉnh.
Ông Hoàng Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện nói, thời gian qua, Bưu điện huyện, UBND các xã, thị trấn đã đẩy mạnh tuyên truyền về BHXH tự nguyện bằng nhiều hình thức, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Trong đó, chú trọng ở các xã có tỷ lệ bao phủ BHYT và số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp. Bên cạnh đó, huyện đã tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và tinh thần phục vụ người bệnh; kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, lạm dụng quỹ khám, chữa bệnh BHYT, việc phân biệt đối xử với người khám, chữa bệnh có thẻ BHYT với người khám, chữa bệnh theo dịch vụ. Từ đó, tạo niềm tin cho người dân khi tham gia BHYT.
Trong những tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn chưa cao, BHXH huyện đang tiếp tục đa dạng hóa hình thức tuyên truyền nhằm giúp người dân, người lao động hiểu đầy đủ về quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHXH tự nguyện. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Qua kinh nghiệm thực tiễn thực hiện phát triển BHXH tự nguyện tại 2 địa phương trên, để ngày càng phát triển bền vững BHXH tự nguyện, một số vấn đề cần phải quan tâm trong quá trình thực hiện phát triển BHXH tự nguyện tại huyện Phú Bình như sau:
- Trước hết, phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, chính quyền, đặc biệt là sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Cần xác định r , thực hiện chính sách BHXH là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, địa phương cần cụ thể hóa thành các văn bản, giao kế hoạch cụ thể cho chính quyền các cấp, phân nhiệm r ràng đối với từng ngành, từng cấp, từng tập thể, cá nhân liên quan, đảm bảo cả hệ thống chính trị phải vào cuộc thì mới đạt được kết quả cao nhất.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền đổi mới với nhiều hình thức, chú trọng tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; mở rộng phạm vi và hình thức tuyên truyền trực tiếp, từ các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung đông người và xuống đến tận tổ dân phố, thậm chí đến từng nhà dân...
- Khi xây dựng chế độ BHXH tự nguyện cho người lao động, cần xem xét đến khả năng chuyển đổi đối tượng từ hình thức tham gia BHXH tự nguyện sang bắt buộc hoặc ngược lại để khuyến khích mở rộng đối tượng tham gia và quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện. Quan tâm đến kinh tế của người tham gia để đưa gia mức lựa chọn phù hợp, linh hoạt nhất.
- Tiếp tục mở rộng đại lý thu đến UBND xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (nhân viên đại lý thu phải được đào tạo, b i dư ng, trang bị kiến thức và kỹ năng tuyên truyền về chính sách BHXH, thực hiện theo đúng quy trình từ khâu thu tiền, lập danh sách nhận và cấp phát sổ BHXH, đặc biệt nhân viên đại lý thu phải có cái tâm tức là đạo đức nghề nghiệp, biết quan tâm đến người tham gia BHXH, quan tâm đến tâm
tư, nguyện vọng của người dân, quan tâm về thời gian tham gia, thời gian gia hạn quá trình để đôn đốc nhắc nhở nhằm đảm bảo quyền lợi và tính liên tục, mỗi nhân viên đại lý thu phải có một điểm thu, danh sách các nhân viên đại lý thu và điểm thu phải được thông báo rộng rãi đảm bảo người có nhu cầu tham gia BHXH dễ tiếp cận và thuận lợi hơn, đây là “yếu tố quan trọng hàng đầu” trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển BHXH tự nguyện.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên?
3. Cần có những giải pháp cụ thể nào để phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thông tin thứ cấp
Là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố của cơ quan như: Báo cáo quyết toán thu của BHXH huyện Phú Bình theo quý, năm; thông tin từ các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành BHXH; các bài báo chuyên ngành đăng trên mạng internet.
Tuy nhiên, đây là những thông tin cơ bản đã được tổng hợp qua xử lý nên ít được sử dụng để dự báo, số liệu này thường là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.
2.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Để có loại thông tin này tác giả thực hiện điều tra trực tiếp, nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính.
Việc kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong luận văn sẽ làm tăng độ tin cậy của các phân tích và đánh giá vì có được các minh chứng từ nhiều ngu n, tạo cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề, có thể bổ trợ cho nhau và phục vụ hiệu quả cho mục tiêu nghiên cứu. Mặt khác, việc sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp này trong nghiên cứu sẽ làm cho kết quả nghiên cứu đáp ứng tốt hơn mục tiêu của đề
tài, giải đáp được câu hỏi nghiên cứu một cách đầy đủ, r ràng, bảo đảm cho kết quả nghiên cứu vừa có tính khái quát nhờ phương pháp định lượng, vừa có tính cụ thể nhờ phương pháp định tính với các trường hợp nghiên cứu điển hình. Nhờ đó, các kết luận mà đề tài đưa ra sẽ bảo đảm cơ sở khoa học và mang tính khả thi cao.
- Nghiên cứu định lượng:
Đối tượng điều tra, bao g m 02 đối tượng: cán bộ làm chuyên môn về BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Phú Bình và người lao động trên địa bàn huyện Phú Bình.
* Đối với cán bộ làm chuyên môn về BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Phú Bình: Hiện tại có 02 cán bộ, tác giả điều tra tổng thể.
Nội dung điều tra: Với mục đích nhằm thu thập những thông tin về số lượng người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện trên tổng số dân cư trên địa bàn, các quyền lợi về BHXH mà người lao động đang được hưởng, mức độ hài lòng về chính sách BHXH tự nguyện và mong muốn đối với chính sách này trong tương lai. Đề xuất cách thức giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
* Đối với người lao động trên địa bàn huyện Phú Bình: Tác giả tập trung thu thập thông tin từ các nhóm đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện: Công nhân, nông dân, tiểu thương, lao động tự do...
Nội dung điều tra bao g m 3 phần:
Phần 1. Thông tin cá nhân của đối tượng điều tra: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, đang tham gia BHXH hay không, tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện.
Phần 2. Đánh giá độ hài lòng của đối tượng điều tra liên quan đến chính sách BHXH tự nguyện: Công tác phổ biến tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện của cơ quan BHXH tới với người dân trên địa bàn; Công tác quản lý và tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện; Thủ tục, mức đóng và phương thức
đóng BHXH tự nguyện; Chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện; Các chế độ thụ hưởng BHXH tự nguyện.
Phần 3. Đề xuất những mong muốn đối với chính sách BHXH tự nguyện trong tương lai.
Về tổ chức điều tra: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu là điều tra không toàn bộ, lựa chọn một cách ngẫu nhiên một số đơn vị đủ lớn đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể để điều tra, r i dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể.
Chọn địa điểm điều tra: Thực hiện phương pháp chọn mẫu phân loại theo nguyên tắc phân tầng có chủ đích. Dựa vào phân vùng địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội, khu vực Bắc và Nam của huyện Phú Bình ở đó có sự khác nhau về cơ sở hạ tầng, phúc lợi dịch vụ xã hội, văn hoá, tâm lý, tập quán, thói quen; về việc làm, thu nhập, điều kiện tiếp cận về BHXH... là các yếu tố có liên quan trực tiếp đến thực hiện BHXH tự nguyện để phân tổ chọn mẫu. Cụ thể đề tài tập trung nghiên cứu ở phương diện người lao động trên địa bàn tại 20 xã phường chia làm 3 tổ, mỗi tổ là tập hợp các xã phường có chung đặc điểm về điều kiện phát triển kinh tế xã hội, điều kiện tiếp cận về BHXH tự nguyện, cụ thể như sau:
+ Tổ thứ nhất g m các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nga My, Hà Châu, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Xuân Phương, thị trấn Hương Sơn, Kha Sơn có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ.
+ Tổ thứ hai g m các xã: Thanh Ninh, Lương Phú, Dương Thành có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
+ Tổ thứ ba g m các xã: Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Thành, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Hòa, Tân Đức, Bảo Lý có điều kiện phát triển kinh tế trang trại, làng nghề và du lịch.
Trong mỗi tổ chọn một đơn vị, bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên tác giả chọn ba đơn vị xã phường theo phân tầng thứ nhất để đại diện cho cả tổ, g m: thị trấn Hương Sơn, xã Thanh Ninh và xã Bảo Lý.
Ở phân tầng thứ hai: trong mỗi đơn vị được chọn, dựa trên danh sách các xã đã triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện do BHXH huyện