Thực tiễn áp dụng các quy định về điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

Một phần của tài liệu Điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam (Trang 123 - 126)

- Khiếu nại và giải quyết tranh chấp

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HỢP ỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA

3.2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định về điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

đồng bảo hiểm hàng hóa

Nghiên cứu ĐKGDC của các DN H cho thấy điều khoản miễn trừ l điều khoản không thể thiếu trong các hợp đồng HHH. Điều n y không kh hiểu bởi hợp đồng HHH l hợp đồng mẫu được soạn sẵn bởi DN H đặt ra các điều kiện, quy tắc của hợp đồng, bên mua bảo hiểm không được phép đ m phán, chỉ c thể hoặc chấp nhận, hoặc không giao kết hợp đồng. Việc áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm giúp người mua bảo hiểm hiểu v lường trước được được rủi ro c thể xảy ra v quyết định tham gia ở mức độ n o, như vậy sẽ giảm được phí tham gia bảo hiểm cũng như thời gian đ m phán giữa các bên. Người mua bảo hiểm sẵn s ng chấp nhận không được bồi thường tổn thất nếu như điều khoản loại trừ đ công bằng v hợp lý cho cả hai bên. Nghiên cứu ĐKGDC của nhiều DN H cho thấy để cạnh tranh với các DNBH khác, thu hút nhiều hơn sự chú ý của khách hàng, nhiều

DN H đã soạn thảo các điều kiện hạn chế việc lạm dụng ĐKGDC c lợi cho DN H, đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách h ng, công khai quyền v nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, giúp khách hàng dễ dàng so sánh quyền lợi và chính sách bảo hiểm của DNBH nào có lợi nhất cho mình, từ đ , khách hàng có thể lựa chọn DNBH có uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mình và nhanh chóng quyết định chấp nhận hay không chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, ở một số DN H vẫn tồn tại điều khoản loại trừ c những điều kiện g y bất lợi cho người mua bảo hiểm. Tranh chấp sau đ y l một ví dụ minh chứng.

Công ty CP Thương mại và vận tải Sông Đ (tên giao dịch là SOTRACO) và Công ty Bảo hiểm Ng n h ng đầu tư v phát triển Việt Nam (tên giao dịch là BIC) đã ký hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa số 0001/KDHT-2007. Thực hiện hợp đồng, IC đã tiến hành cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho 72 chuyến, hàng vận chuyển của SOTRACO theo cách thức: SOTRACO gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho từng chuyến hàng cụ thể và BIC cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng chuyến h ng đ . Tuy nhiên, khi xe vận tải chở hàng thì bị thủng lốp, lái xe đã dừng xe dể kiểm tra nhưng nền đường yếu nên đã xảy ra hiện tượng sụt lún l m đổ xe và toàn bộ lô h ng rơi xuống, mức độ thiệt hại l 100%. SOTRACO đã đề nghị BIC cử cán bộ đến hiện trường xác minh và làm thủ tục thanh toán bảo hiểm nhưng IC đã từ chối trách nhiệm bảo hiểm cho tổn thất đối với lô hàng của SOTRACO với lý do sự kiện bảo hiểm thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo điểm 5- Điều 5- Chương III của Quy tắc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa trong lãnh thổ Việt Nam, bởi lẽ, phía SOTRACO vi phạm những điều khoản trong hợp đồng BHHH, xếp hàng quá trọng tải quy định của rơmooc. Mặc dù phía SOTRACO đã thực hiện đúng các điều khoản kê khai theo mẫu yêu cầu nhưng phía SOTRACO đã xếp hàng 44Tank là quá trọng tải của rơmooc, riêng đối với đầu kéo thì chưa vượt quá trọng tải cho phép, do đ IC mới cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho SOTRACO. Theo quy định tại Điểm 5 v điểm 8 Điều 5 Chương III- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của “Quy tắc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam”, IC sẽ không chịu trách nhiệm đối với các tổn thất, thiệt hại gây ra bởi “Xếp hàng quá tải” v “Phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn

giao thông”. Do đ , việc SOTRACO chở hàng quá tải trọng cho phép đã vi phạm điểm a, khoản 2 Điều 63 Luật giao thông đường bộ, Điều 5 Quyết định số 60/2007/QĐ- BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải và thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của BIC.

Không đồng ý với cách giải quyết của IC, SOTRACO đã c đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội yêu cầu: Công ty bảo hiểm Ng n h ng Đầu tư v phát triển Việt Nam thanh toán số tiền bảo hiểm tổn thất lô hàng và tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện thanh toán tiền bảo hiểm. Tại phiên to , đại diện SOTRACO cho rằng khi ký hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa và Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, IC đã không giải thích những trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường bảo hiểm, không cung cấp bản Quy tắc Bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm BIDV, kể cả bản “Quy tắc chung hàng hoá vận chuyển nội địa trong lãnh thổ Việt Nam ” của Bộ T i Chính như Điều 2 của Hợp đồng. Bản thân mỗi chuyến h ng trước đ cũng c thể không đúng trọng tải nhưng về phía BIC không có sự khuyến cáo đối với SOTRACO về vấn đề quá tải nằm trong điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Do đ , lô h ng n y ho n to n không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Vì vậy, BIC phải có trách nhiệm chi trả bảo hiểm cho lô h ng đã được cấp Giấy chứng nhận yêu cầu bảo hiểm đ của SOTRACO. Tòa án buộc BIC phải thanh toán cho SOTRACO các khoản tiền bồi thường thiệt hại do phía IC đã c nhiều sai phạm như sau: Không thực hiện đúng các quy định trong việc xin phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm như Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định; không xây dựng quy tắc bảo hiểm phi nhân thọ của doanh nghiệp mình; khi ký hợp đồng bảo hiểm với SOTRACO dẫn chiếu những văn bản quy phạm pháp luật không còn giá trị để điều chỉnh; khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm không nêu rõ những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và không giải thích cho người mua bảo hiểm biết; khi bán bảo hiểm đã không xem xét cụ thể đến khả năng, phát hiện vận chuyển h ng h a được bảo hiểm.

Ở vụ việc này, hướng giải quyết như trên của Tòa án là hoàn toàn thuyết phục, IC đã không giải thích những trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường bảo hiểm như Luật Kinh doanh Bảo hiểm đã quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 17

l : “Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền v nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm”. Cũng theo tinh thần điều 21 Luật Kinh doanh doanh Bảo hiểm thì: Các điều khoản hợp đồng bảo hiểm không rõ ràng thì phải được giải thích các điều khoản đ theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm; BIC không có sự khuyến cáo đối với SOTRACO về vấn đề quá tải nằm trong điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

Từ vụ việc trên cho thấy, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm v nghĩa vụ giải thích quy tắc bảo hiểm thì các bên đều có những lý do cho riêng mình. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho cả DN H cũng như người mua bảo hiểm, cần phải có biện pháp để đảm bảo chắc chắn rằng DNBH đã giải thích cặn kẽ hoặc bổ sung thêm một số rủi ro quan trọng để khách hàng mua bảo hiểm mua thêm, người mua bảo hiểm xác nhận rằng đã biết nội dung các điều khoản của hợp đồng và các quy tắc chung của bảo hiểm hàng hóa. Có vậy mới giảm bớt được phần nào tranh chấp giữa các bên khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Một phần của tài liệu Điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w