Thiệt hại do ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc ngừng thi công trong một thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó. Ngừng xây lắp có thể do thời tiết, do thời vụ hoặc do tình hình cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thi công và các nguyên nhân khác. Thiệt hại do ngừng xây lắp là các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra trong thời gian ngừng xây lắp như: Tiền lương phải trả cho công nhân, giá trị vật liệu, nhiên liệu, động lực phải chi trong thời gian ngừng xây lắp; chi phí thanh toán và thu dọn các khoản thiệt hại,…Tuỳ theo nguyên nhân thiệt hại do ngừng xây lắp được xử lý như sau:
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: TH.S Nguyễn Thị Hồng Sương
- Nếu do khuyết điểm của bản thân doanh nghiệp xây lắp thì chi phí thiệt hại được tính vào giá thành công tác xây lắp.
- Nếu do thiên tai, dịch hoạ thì tính vào chi phí khác hoặc xử lý theo quyết định của cấp trên. Nếu do thay đổi thiết kế thì sẽ được thanh toán với bên giao thầu.
- Nếu do các nguyên nhân khác hoặc do khuyết điểm của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp xây lắp gây ra thì có thể bắt người phạm lỗi bồi thường thiệt hại.
a, Trường hợp ngừng xây lắp ngoài kế hoạch
- Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng xây lắp, kế toán ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác ( TK 1381)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 334,338, 152,153,142,242,214,111,112,331,… - Khi có quyết định xử lý
Nợ TK 111,112,152, 1388,..( Giá trị thiệt hại được thu hồi) Nợ TK 632 -( Tính vào giá vốn)
Nợ TK 154 ( Tính vào giá thành)
Có TK 138- Phải thu khác ( TK 1381)
b, Trường hợp ngừng xây lắp trong kế hoạch
- Trích trước vào chi phí những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng xây lắp theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK627- Chi phí sản xuất chung
Có TK 335- Chi phí phải trả
- Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng xây lắp, ghi: Nợ TK 623,627 ( Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước) Nợ TK 335- Chi phí phải trả ( Số đã trích trước)
Có TK 111,112,152,331,334,….