5. Kết cấu bài khóa luận
1.3.1.2. Ảnh hưởng của các nhóm nhân tố khác đến tăng trưởng tín
dụng ngân hàng
a) Nhóm nhân tố thuộc về hệ thống NHTM
Quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng: quy mô hoạt động của
ngân hàng được thể hiện ở quy mô vốn. Vốn của ngân hàng xuất phát từ 2 nguồn chủ yếu là vốn tự có và vốn huy động. Phạm vi hoạt động và kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào vốn tự có. Vốn tự có là cơ sở cho các giới hạn bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
■ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
■ Giới hạn tối đa góp vốn đầu tư, mua cổ phần
■ Giới hạn cho vay tối đa một khách hàng, các đối tượng ưu đãi, bảo lãnh.
Khi vốn tự có càng lớn, khả năng được phép huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn càng cao; ngân hàng dễ dàng thực hiện các hoạt động kinh doanh và tạo lợi nhuận hơn.
Bên cạnh đó, quy mô hoạt động ngân hàng còn được thể hiện qua độ rộng về mạng lưới ngân hàng. Mạng lưới hoạt động càng lớn thì khả năng tiếp cận lượng khách hàng càng lớn, khả năng huy động vốn và cho vay dễ dàng hơn, khiến khối lượng tín dụng ngân hàng tăng lên.
Quy mô và chất lượng tài sản của ngân hàng: chất lượng tài sản ngân
hàn thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn. Lượng tín dụng không thu hồi được trở thành khoản nợ xấu của ngân hàng và khiến cho việc quay vòng vốn cho vay giảm xuống. Chất lượng tài sản thấp thì ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro với tỷ lệ lớn, làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Để hạn chế tình hình đó, các ngân hàng thường tăng cường tính thanh khoản của mình, điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng và giám sát chặt chẽ hơn các khoản vay. Ngoài khoản mục tín dụng, tài sản ngân hàng còn là danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng. Chất lượng các tài sản này thể hiện ở cơ cấu, trạng thái ngoại
hối,.. .Đây là những tài sản có khả năng sinh lời lớn và cũng ảnh hưởng đến khả năng cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng.
Chính sách tín dụng của ngân hàng: Cung cấp cho bộ phận lãnh đạo,
quản lý và cán bộ nhân viên tín dụng những hướng đi cụ thể trong việc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay hợp lý. Chính sách tín dụng gồm: giới hạn hạn mức cho vay đối với một khách hàng, lãi suất cho vay, thời hạn vay, phương thức cho vay,.
Chính sách lãi suất: lãi suất là điều đầu tiên mà bất kỳ cá nhân hay tổ
chức kinh tế nào đều quan tâm khi gửi tiền hay đi vay tiền ngân hàng. Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng trong tăng trưởng tín dụng. Lãi suất tiền gửi cao thì sẽ thu hút người gửi tiền, lượng huy động vốn tăng khiến cho dư nợ tín dụng cũng tăng do huy động vào nhiều, các ngân hàng cũng muốn thực hiện cho vay để tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên mức lãi suất không được quá cao để vẫn có thể thu hút được khách hàng mà không làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
b) Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng
Nhóm khách hàng cá nhân
■ Thói quen tiêu dùng và tiết kiệm dân cư sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động của ngân hàng dẫn đến ảnh hưởng đến việc cung ứng tín dụng, làm tăng trưởng tín dụng giảm.
■ Thu nhập của dân cư: khi thu nhập của người dân tăng và tăng cao hơn tỷ lệ tăng của lạm phát cho tấy thu nhập thực tế tăng, đời sống được nâng cao. Do đó, tiết kiệm của dân cư và nhu cầu sử dụng vốn cho tiêu dùng, sản xuất kinh doanh tăng, tác động đến cung và cầu tín dụng đều tăng.
■ Nhóm khách hàng doanh nghiệp
■ Quy mô vốn của doanh nghiệp: với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tự chủ tài chính. Khi quy mô càng lớn, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản
xuất kinh doanh và sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng. Do đó, nó có tác động cùng chiều với tăng trưởng tín dụng.
■ Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay: Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả thì họ sẽ tăng nhu cầu mở rộng sản xuất, tiêu dùng cá nhân làm cầu tín dụng tăng. Đối với
ngân hàng, khi tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện, mức sống của người dân cũng tăng cao khiến cung
tín dụng và tính sẵn sàng cho vay của ngân hàng tăng theo.
Hiệu quả sử dụng vốn vay càng cao có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khả năng chi trả các khoản nợ tốt. Vì vậy, nó có tác động thuận chiều với cung-cầu tín dụng và sự sẵn sàng cho vay của hệ thống ngân hàng; tăng trưởng tín dụng tăng.
c) Ngân sách nhà nước
Theo cung cầu quỹ cho vay, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thường là quan hệ thuận chiều. Nghĩa là khi thâm hụt ngân sách tăng thì lãi suất sẽ tăng theo. Khi thâm hụt ngân sách tăng, nhu cầu huy động vốn của Chính phủ tăng. Nếu như một phần số vốn cần huy động để bù đắp cho thâm hụt được thực hiện thông qua thị trường nợ thì cầu về vốn sẽ tăng, qua đó làm tăng sức ép đối với mặt bằng lãi suất. Trong trường hợp này, NHTW buộc
phải giảm sức ép gia tăng lãi suất thông qua CSTT mở rộng. Khi CSTT mở rộng
được thực hiện thì sẽ làm tăng cung tiền và tín dụng. Vì vậy, trong trường hợp này, thâm hụt ngân sách sẽ là yếu tố tác động làm tăng trưởng tín dụng.
1.3.2. Bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng - Các nghiên cứu trước đây
1.3.2.1. Các nghiên cứu về tác động chính sách tiền tệ đến tăng trưởngtín dụng ngân hàng của các nước tín dụng ngân hàng của các nước
Các nghiên cứu trước đây về kênh tín dụng bắt nguồn từ tư tưởng của Bernanke và Blinder (1988) thể hiện mối quan hệ giữa thanh khoản ngân hàng và tín dụng ngân hàng. Bằng cách sử dụng lý thuyết cung- cầu tiền tệ IS-
LM, nghiên cứu đã cho thấy CSTT có tác động trực tiếp lên tín dụng ngân hàng. NHTW tác động lên lãi suất điều hành, kênh tín dụng liên quan đến tương quan giữa CSTT và cung tín dụng. Khi NHTW tăng lãi suất điều hành, nó sẽ rút dự trữ của các ngân hàng, dự trữ thấp có nghĩa là sụt giảm lượng tiền gửi khi đó các ngân hàng sẽ giảm danh mục cho vay của mình. Lãi suất điều hành được xem là yếu tố quan trọng của CSTT tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng, nó được khẳng định ở nhiều nghiên cứu tại nhiều khu vực và quốc gia khác nhau (Friedman,1956, Hannan and Liang, 1993, Taylor,1995, Cecchetti, 1995).
Nghiên cứu của Kashyap và Stein (1995) sử dụng dữ liệu ngân hàng Mỹ để xác định vai trò của ngân hàng trong quá trình truyền dẫn CSTT và xác định tầm quan trọng của các đặc điểm khác nhau của từng ngân hàng dẫn đến phản ứng khác nhau của từng ngân hàng khi CSTT thay đổi. Quy mô ngân hàng có tác động đến cung tín dụng ngân hàng, điều này có thể giải thích là do các ngân hàng lớn hơn có thể huy động vốn thông qua phát hành công cụ khác nhau ra thị trường (chứng chỉ tiền gửi) để bảo vệ cung tín dụng khỏi sự thắt chặt của CSTT. Các nghiên cứu cho rằng các ngân hàng có vốn lớn có thể sử dụng nguồn tiền gửi để bảo vệ tăng trưởng tín dụng dễ dàng hơn các ngân hàng có vốn nhỏ vì chúng được coi là ít rủi ro hơn (Kishan and Opiela, 2000).
Trong nghiên cứu của tác giả Olokoyo (2001) đã nchir ra các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay của các NHTM ở Nigeria. Nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng tiền gửi và danh mục đầu tư của các ngân hàng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng. Tương tự, nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ giá và GDP có quan hệ thuận chiều với khối lượng tín dụng.
1.3.2.2. Các nghiên cứu về tác động chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam
Nghiên cứu của Chu Khánh Lân (2012) “Bàn về tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam”, tác giả sử dụng mô hình vector từ hồi quy
VAR để đánh giá mức độ phản ứng của tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam với điều hành CSTT và các biến vĩ mô khác trong giai đoạn từ 2000 đến 2010. Kết quả cho thấy tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng là đáng kể nhưng mức độ hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào khả năng điều hành của NHNN và thực trạng sức khỏe của hệ thống ngân hàng.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Phúc Cảnh, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Hồng Quân (2013) đã nghiên cứu “ Đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam”. Để đo lường sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng NHTM và tác động của đặc điểm mỗi NHTM lên quá trình truyền dẫn đó, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tổng thể GMM cho dữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM giai đoan 2003-2012. Kết quả cho thấy mô hình GMM phát hiện tấc động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tại Việt Nam và các đặc điểm về vốn chủ sở hữu, tài sản thanh khoản, rủi ro của mỗi ngân hàng có tác động đến tính linh hoạt của mỗi NHTM khi phản ứng với sự thay đổi của CSTT Việt Nam trong giai đoạn này.
Lê Việt Hùng và Wade D.Pfau (2008) phân tích sự truyền dẫn của CSTT ở Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu mối quan hệ giữa CSTT với lãi suất thực, tỷ giá hối đoái thực và tín dụng.
Như vậy, bằng chứng các thực nghiệm trước đây cho chúng ta thấy rằng có sự tồn tại tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. CSTT thắt chặt sẽ hạn chế hoạt động tín dụng và ngược lại, CSTT mở rộng sẽ thúc đẩy hoạt động này. Quy mô và mức độ tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng là khác nhau giữa các quốc gia, giữa các ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Lý thuyết đã cho chúng ta thấy mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng ngân hàng CSTT thắt chặt sẽ hạn chế hoạt động tín dụng và ngược lại, CSTT mở rộng sẽ thúc đẩy hoạt động này. Cùng với nhân tố CSTT còn có các nhân tố vĩ mô khác cũng có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã chứng minh có tồn tại sự tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng. Dựa trên nền tảng lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm ở trên, là cơ sở để chọn lọc và xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá sự tác động của chính sách này đến tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC TIÊN CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2017
2.1. Thực trạng chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2007-2017
2.1.1. Bối ảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017
a) Giai đoạn 2007-2011
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thời gian một năm là quá ngắn để nhìn nhận và đánh giá đầy đủ tác động của hội nhập tới tiến trình cải cách nền kinh tế Việt Nam. Những thuận lợi và khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2007 là tương đối rõ, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều nhưng khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Tuy nhiên, cùng với các cam kết cải cách mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt mức 8,48% cao hơn mức 8,2% của năm 2006 và là mức cao nhất trong vòng 11 năm qua.
Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 8,31%, cao hơn mức 6,6% của năm 2006, lạm phát bình quân cũng tăng từ 7,45% lên 8,3%. Trong 10 nhóm hàng hóa của rổ CPI thì có 7 nhóm hàng có mức tăng cao hơn cùng kỳ, lần lượt là nhóm lương thực thực phẩm, nhà ở vật liệu xây dựng, hàng hóa dịch vụ khác, phương tiện đi lại và bưu điện, đồ uống - thuốc lá, may mặc giày dép mũ nón, dược phẩm y tế, còn ba nhóm hàng là thiết bị đồ dùng gia đình, văn hóa thể thao giải trí và giáo dục có mức tăng thấp hơn cùng kỳ. Năm 2007 có thể thấy, trong cấu thành CPI, thì chỉ số giá lương thực thực phẩm và CPI loại trừ lương thực thực phẩm đều có mức tăng cao hơn cùng kỳ. Điều này cho thấy tác động của cú sốc bên cung và sức ép bên cầu đều tăng cao.
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2008 giảm xuống còn 6,23%, năm 2009 còn 5,32%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh về vốn đăng ký (từ 71,7 tỷ USD năm 2008 còn 21,5 tỷ USD năm 2009) và vốn thực hiện (từ 11,5 tỷ USD xuống 10 tỷ USD). Lượng khách quốc tế giảm từ trên 4,2 triệu lượt người xuống còn trên 3,7 triệu lượt người. Lượng kiều hối giảm từ
7,2 tỷ
USD xuống còn gần 6,3 tỷ USD, vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm mạnh,...
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã khẩn trương xem xét tình hình và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 của đất nước như: Kết luận số 22/KL-TW ngày 04/4/2008 của Bộ Chính Trị; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; Kết luận số 25/KL- TW ngày 05/8/2008 của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2008; Nghị quyết số 20/2008/QH12 của Quốc hội về một số vấn đề kinh tế-xã hội năm 2008 trong tình hình mới.
Nhờ vậy, Việt Nam đã không bị rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới, đã đạt được những kết quả tích cực từ giữa năm 2009. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế sau khi rơi xuống đáy (tăng 3,1%)
trong quý 1/2009, từ quý II đã thoát đáy vượt dốc đi lên để cả năm đạt 5,32%, quý 1 năm nay tăng trưởng kinh tế đã cao lên một cách rõ ràng. Biểu hiện tổng quát nhất là tăng trưởng GDP đạt 5,83%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 3,1% của năm trước. Thứ hai, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân 3 tháng đó đạt 2,5 tỷ USD, trong đó tháng 3 đạt kỷ lục tháng (1,4 tỷ USD) báo hiệu cả năm sẽ tăng so với năm trước (10 tỷ USD), thậm chí vượt kỷ lục (12 tỷ USD) của năm 2008. Thứ ba, lượng khách quốc tế tăng khá, báo hiệu cả năm sẽ vượt qua kỷ lục của năm 2008, đưa đến một lượng ngoại tệ từ