Kiểm tra các khuyết tật của mô hình

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại NH thương mại việt nam giai đoạn 2007 2017 khoá luận tốt nghiệp0001 066 (Trang 71)

5. Kết cấu bài khóa luận

2.2.5. Kiểm tra các khuyết tật của mô hình

Kết quả của mô hình đều vượt qua các kiểm tra về khuyết tật của mô hình như kiểm định tính ổn định của mô hình, phương sai sai số thay đổi, tính chuẩn của phần dư và tính dừng của phần dư. Kết quả kiểm tra các khuyết tật của mô hình như sau:

Bảng 2.6. Kiểm định tự tương quan phần dư

VAR Residual Serial Correlation LM Tests

Null Hypothesis: no serial correlation at lag order h Date: 05/14/18 Time: 13:18

Sample: 1 44

Method Statistic

Cross-

Prob.** sections Obs Null: Unit root (assumes common unit root process)

Levin, Lin & Chu t* -7.43106 0.0000 6 232 Im, Pesaran and Shin W-stat -9.27698 0.0000 6 23

2 ADF - Fisher Chi-square 103.096 0.0000 6 23

2

PP - Fisher Chi-square 168.145 0.0000 6 24

0

** Probabilities for Fisher tests are computed using an asymptotic Chi -square distribution. All other tests assume asymptotic normality.

Với ** ở mức ý nghĩa 5% Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews 8

2.2.5. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Các giá trị riêng đều nằm trong vòng trong đơn vị, nên mô hình ước lượng có sự ổn định cần thiết nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả.

Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial

Hình 2.5. Tính ổn định của mô hình bằng AR Roots Graph Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews 8

2.2.6. Đánh giá kết quả mô hình

Phản ứng của tăng trưởng tín dụng trước cú sốc các biến số trong mô hình. Hàm phản ứng xung được sử dụng để theo dõi phản ứng của các giá trị hiện tại và tương lai của tập hợp các biến khi tăng một đơn vị trong mỗi sai số VAR.

Hình 2.6 minh họa một tập hợp các hàm phản ứng xung (IRFs) của mô hình VAR tăng trưởng tín dụng trong thời gian 10 quý dư báo. Trục dọc cho thấy bộ sai số chuẩn được biểu diễn trong đồ thị theo thời gian. Kết qua cho thấy rằng:

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng phản ứng tiêu cực trước những biến

động của chính nó trong quý đầu tiên kéo dài đến quý thứ 4 khi tốc độ tăng trưởng tín dụng được điều chỉnh tăng lên. Trong các quý tiếp theo, tăng trưởng tín dụng biến thiên tăng giảm theo chu kì.

Thứ hai, lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước hạn chế sự tăng

trưởng tín dụng. Tác động này có ý nghĩa thống kê và tác động mạnh nhất vào quý 2 và mức độ suy thoái của khối lượng tín dụng tiếp tục kéo dài tới các thời kì sau, cho thấy rằng hiệu lực điều tiết của CSTT là tương đối hiệu quả. Cú sốc lãi suất tăng cao, nhằm hạn chế sư phát triển quá nóng của nền kinh tế, nó sẽ rút dự trữ của ngân hàng, dự trữ thấp có nghĩa là sụt giảm lượng tiền gửi, khi đó đốc thúc ngân hàng giảm danh mục cho vay của mình, hay nói cách khác giảm tăng tưởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, chênh lệch lãi suất làm tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng. Thực

tế, cú sốc vào chênh lệch lãi suất làm tín dụng tăng với biên độ nhỏ, tới quý thứ 5 thì tác động này biến mất. Tuy nhiên, sau khi đạt trạng thái cân bằng, cú sốc của chênh lệch lãi suất tiếp tục thúc đẩy tín dụng tăng nhẹ và đến thời kì thứ 10 thì chấm dứt tác động. Rõ ràng, điều này hàm ý rằng một mặt, biên lãi suất ròng tăng khuyến khích các NHTM cho vay ra; mặt khác, nền kinh tế ít co giãn với lãi suất bởi tín dụng ngân hàng là nguồn vốn ít có khả năng thay thế của các chủ thể trong nền kinh tế.

Thứ tư, tăng trưởng kinh tế hầu như không có ảnh hưởng tới tăng

trưởng tín dụng. Trong hầu hết các thời kì diễn ra cú sốc về kinh tế, tăng trưởng tín dụng vẫn giữ ở mức cân bằng, ngoại trừ có giảm nhẹ vào quý thứ 3 và quý thứ 8. Điều này có phần đi ngược lại với các mô hình nghiên cứu trước đây, khi GDP tăng thì dẫn đến sự tăng của tăng trưởng tín dụng. Có thể lý giải rằng, việc tăng trưởng GDP thông qua kênh tín dụng chưa phải là mục tiêu của Chính phủ những năm trước. Chỉ đến năm 2017, khi Thủ tướng Chính phủ kêu gọi tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 18% lên 21% với hy vọng đạt được mức tăng trưởng GDP 6,7% cho cả năm 2017. Việc NHNN cắt giảm lãi suất trong tháng 7/2017 đã thể hiện rõ mục tiêu của Chính phủ về việc tăng trưởng GDP thông qua kênh tín dụng.

Thứ năm, lạm phát có xu hướng làm giảm tăng trưởng tín dụng. Mối

quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng tín dụng gợi ý về việc kiểm soát tỷ lệ lạm phát nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, tăng trưởng tín dụng và an toàn của hệ thống NHTM.

Thứ sáu, diễn biến tăng trưởng tín dụng tỏ ra khá phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN khi lượng tiền cơ sở gia tăng thúc đẩy khối lượng tín dụng tăng lên.

S.E. T) TE) D) ) D(LNCPI) D(LNMB) 1 0.69484 3 100.0000 0.00000 0 0.00000 0 0.00000 0 0.00000 0 0.00000 0 2 0.94530 4 88.53387 10.4962 2 0.18907 5 0.00047 9 0.34307 7 0.43727 6 3 0.95687 0 87.12992 10.3312 2 0.30187 2 0.18566 7 0.91762 6 1.13368 9 4 0.98562 8 82.22896 10.6706 1 0.55109 7 0.17508 7 2.97355 7 3.40068 4 5 1.14188 3 84.75692 8.52982 0 0.44983 1 0.33976 3 2.65546 3 3.26820 0 6 1.23801 7 84.61610 8.68150 0 0.46468 0 0.29085 6 3.14887 3 2.79799 2 7 1.26157 0 83.06591 8.42640 9 1.17663 6 0.28012 8 3.90788 9 3.14302 4 8 1.27826 2 80.96969 8.45944 0 1.26522 6 0.38591 9 4.29870 4 4.62102 1 9 1.37858 7 82.29827 7.68716 0 1.10874 8 0.49307 5 4.43078 0 3.98196 7 1 0 1.43462 7 81.38930 9.05118 5 1.05594 1 0.45590 7 4.29919 1 3.74847 5

Cholesky Ordering: D(LNCREDIT) D(LNRATE) D(SPREAD) D(LNGDP)

Accumulated Response to Cholesky One S.D. Innovations

Accumulated Response of D(LNCREDIT) to D(LNCREDIT) Accumulated Response of D(LNCREDIT) to D(LNRATE)

Accumulated Response of D(LNCREDIT) to D(SPREAD) Accumulated Response of D(LNCREDIT) to D(LNGDP)

Accumulated Response of D(LNCREDIT) to D(LNCPI) Accum ulated Response of D(LNCREDIT) to D(LNMB)

Hình 2.6. Hàm phản ứng IRFs

Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews 8

2.2.7. Phân rã phương sai mô hình

Kết quả phân rã cho thấy D(LNRATE) - lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước và D(LNMB) - cung tiền cơ sở là hai nhân tốc có tác động nhiều nhất tới tăng trưởng tín dụng.Nói cách khác, khả năng kiểm soát tín dụng phụ thuộc phần nhiều vào những công cụ NHNN đang có hơn là các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.

Perio D(LNCREDI D(LNRA D(SPREA D(LNGDP d

Bảng 2.8. Phân rã phương sai của LNCREDIT theo Cholesky

Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews 8

Trong ngắn hạn, tăng trưởng tín dụng chịu ảnh hưởng tương đối lớn từ các cú sốc biến động do chính nó tạo ra. Mức độ giải thích đến kì thứ 10 là 81.3% cú sốc của chính nó. Cú sốc về lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước từ quý thứ hai đã giải thích hơn 10% sự thay đổi của tăng trưởng tín dụng và mức ảnh hưởng này tiếp tục duy trì đến quý thứ 4. Tuy vậy, tác động

này có xu hướng giảm dần trong các quý tiếp theo, nhưng vẫn là nhân tố chủ đạo tác động vào sự thay đổi của tín dụng.

Ngoài ra, phân rã phương sai của LNCREDIT cũng cho thấy mức ảnh hưởng chậm của cú sốc lên lượng tiền cơ sở, lạm phát và chênh lệch lãi suất tới tăng trưởng tín dụng. Các cú sốc này chỉ giải thích lần lượt 3.7%, 4.2% và 1.05% phương sai của LNCREDIT đến cuối quý thứ 10.

Ngược lại, phân rã phương sai cũng cho thấy các cú sốc lên GDP hầu như không có tác động tới tăng trưởng tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến 2017 đã cho chúng ta thấy sự tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng tín dụng ngân hàng: giai đoạn từ giữa năm 2007 đến cuối năm 2011 (trừ năm 2009), CSTT theo hướng thắt chặt nhằm giảm cung tiền để kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này bị siết chặt lại, NHNN thực hiện các giải pháp kiểm soát tín dụng, khống chế dư nợ cho vay; riêng năm 2009, NHNN điều hành CSTT theo hướng nới lỏng thận trọng nhằm hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng hiệu quả, khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; giai đoạn sau từ 2012 đến cuối 2017 CSTT theo hướng ổn định để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng theo hướng an toàn hiệu quả. Kết quả chạy mô hình định lượng cũng cho chúng ta kết quả tương tự về tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng trong thời gian này. Hai yếu tố tác động chủ yếu đến tăng trưởng tín dụng là lãi suất chiết khấu (một trong những lãi suất chỉ đạo của NHNN mang định hướng điều hành) và cung tiền cơ sở MB (thuộc mục tiêu hoạt động của CSTT). Ngoài ra kết quả phân tích định lượng còn cho kết luận các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay cũng có tác động không nhỏ đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN

DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Dựa trên kết quả phân tích về sự tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng từ đó tìm ra một số giải pháp đối với Ngân hàng nhà nước trong điều hành CSTT và các Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế.

3.1. Đối với ngân hàng Nhà nước

3.1.1. Các khuyến nghị

- Việc hoạch định CSTT cũng như các công cụ của CSTT cần đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất có tính đến sự linh hoạt của thị trường. CSTT cần được độc lập với các chính sách tài chính và đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.

- Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, làm biến dạng sự vận động của lãi suất để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, giúp cho các chủ thể tham gia thị trường có thể dự báo, đưa ra các giải pháp phù hợp.

- NHNN cần tăng cường năng lực dự báo kinh tế và sớm đưa ra các giải pháp điều tiết mang tính đón đầu để tránh các cú sốc về lãi suất, gây tổn thương cho các chủ thể trong nền kinh tế. tăng cường cơ chế thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy, những biến động của thị trường tiền tệ, đặc biệt là diễn biến tỷ giá ngoại tệ chịu sự tác động khá lớn của yếu tố tâm lý. Vì vậy, thời gian tới NHNN cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin đại chúng, định hướng dư luận,... Nên xem xét chủ động và định kỳ công bố thông tin về dự trữ ngoại hối như các quốc gia khác vẫn làm.

- NHNN cần tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm các sai phạm trong việc thực hiện các quy định liên quan đến chính sách tiền tệ: vi phạm về biên độ tỷ giá, về trần lãi suất, trong cho vay hỗ trợ lãi suất, vi phạm của các đại lý thu đổi ngoại tệ....Thời gian qua công tác này đã được NHNN hết sức chú trọng. Tuy nhiên để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các NHTM và đặc biệt là để các công cụ của chính sách tiền tệ thực sự phát huy tác dụng tích cực, cần phải siết chặt hơn các chế tài đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng cũng như phát huy cơ chế giám sát chéo. cơ chế giám sát của cộng đồng, công luận..

- NHNN nên tiếp tục quá trình nâng cao năng lực tài chính của các NHTM để đảm bảo yếu tố vốn đủ lớn, điều này sẽ giúp các NHTM giảm bớt thiệt hại khi gặp các cú sốc vĩ mô hơn trong hoạt động của ngân hàng.

3.1.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ của CSTT

Để nâng cao hiệu quả của quá trình thực thi CSTT đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện và tiếp tục phát triển hệ thống các công cụ CSTT bám sát thực tiễn, phục vụ đắc lực cho quá trình điều hành của CSTT.

Dự trữ bắt buộc:

Công cụ dự trữ bắt buộc có ưu điểm lớn trong việc kiểm soát cung tiền tệ; nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và có tác dụng đầy quyền lực đến cung ứng tiền tệ. Tuy vậy, khi mà dự trữ bắt buộc không được trả lãi. chúng tương đương với một khoản thuế và có thể dẫn tới tình trạng phi trung gian hoá hơn nữa, dự trữ bắt buộc thiếu tính mềm dẻo, những thay đổi lớn và thường xuyên ở mức dự trữ cũng sẽ gây nên hỗn loạn và tổn thất cho các NHTM. Nhưng trước tình trạng lạm phát thấp thì cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Bởi vì nhu cầu vốn của nền kinh tế khá lớn. nhưng khả năng huy động vốn hạn chế, cho nên việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong giai đoạn này sẽ hỗ trợ thêm nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng cho vay nền kinh tế. Mặt khác

sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán ở mức kiểm soát được, và tỷ lệ lạm phát cũng có thể kiểm soát được sao cho phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế. Do vậy hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc có thể chấp nhận và phù hợp trong thời kỳ này.

Một mặt khi quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần chú ý tới quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện nay sao cho hợp lý.

Trong giai đoạn hiện nay, các NHTM gặp khó khăn trong việc huy động vốn đối với loại tiền gửi từ 12 tháng trở lên (chiếm 15% so với tổng nguồn vốn huy động). Chính vì vậy nếu muốn huy động được loại tiền gửi này các NHTM phải nâng mức lãi suất tiền gửi (huy động vốn) lên cao sát lãi suất tiền cho vay. Do đó nếu quy định loại tiền gửi này cũng phải chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì sẽ gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh cũng như không khuyến khích được huy động vốn trung và dài hạn để cho vay và đầu tư phát triển . Vì vậy trong giai đoạn hiện nay chưa nên quy định dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên mà chỉ tạm thời quy định dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi huy động dưới 12 tháng. Việc quy định trên sẽ khuyến khích các NHTM bằng các nghiệp vụ của mình (phát hành trái phiếu NHTM phát hành kỳ phiếu.. .v.v) thu hút nguồn vốn cho mục tiêu đầu tư và phát triển

Nhưng để đảm bảo khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng, cần xử lý kỷ luật việc thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. Do đó ngoài việc phạt nặng các tổ chức tín dụng bằng hình thức lãi suất, ban thanh tra NHNN và các vụ liên quan ở NHTW cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.

Tái chiết khấu:

Để thực hiện được công cụ tái chiết khấu có hiệu quả đòi hỏi phải có các công cụ truyền thống của nó là kỳ phiếu và thương phiếu. Thương phiếu

là giấy chứng minh cho hành vi mua chịu bán chịu hàng hoá , hành vi này gọi là tín dụng thương mại.

Tín dụng thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ kinh doanh của mình, tăng vòng quay của vốn. Do đó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế cao. Vì vậy muốn áp dụng công cụ tái chiết khấu như là một công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ trong việc

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại NH thương mại việt nam giai đoạn 2007 2017 khoá luận tốt nghiệp0001 066 (Trang 71)