KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NƯỚC

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 055 (Trang 33)

tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có chất lượng các hoạt động kinh doanh đang xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được mục tiêu đã định. Để kiểm soát nội bộ có chất lượng, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt vật chất nghiêm minh.

f) Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng:

Để có thể quản lý theo dõi có chất lượng hoạt động tín dụng, song song với việc nâng cao chất lượng công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức quản lý ngân hàng, công tác nhân sự, quản lý quá trình cho vay, công tác thông tin, kiểm soát nội bộ, cần chú ý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình quản lý hoạt động tín dụng.

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦACÁC CÁC

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NHTM VIỆT NAM 1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các nước trên thế giới

1.3.1.1 Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Năm 2008, nước Mỹ đã rung chuyển trong cuộc đại suy thoái kinh tế khiến cho toàn bộ nền kinh tế thế giới phải một phen chao đảo. Theo các chuyên gia kinh tế thế giới thì nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng trên bắt nguồn từ việc các ngân hàng

thương mại ở Mỹ chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, quá dễ dãi, tùy

tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp đồng cho vay không đạt chuẩn.

Trong vòng 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất ở Mỹ phát triển mạnh nên các ngân hàng, tổ chức cho vay đã phát triển mạnh việc cho vay để đầu tư bất động sản kể cả thực hiện các hợp đồng cho vay không đạt chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính để chi trả cũng vay tiền để mua nhà. Ngoài ra, để thu hút khách hàng các tổ chức cho vay còn tạo ra những hợp đồng với lãi suất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường nên hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi được nợ. Trong khi đó các tổ chức tài chính phố Wall lại gom các hợp đồng cho vay đầu tư bất động sản lại để làm tài sản đảm bảo phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính thế giới. Các trái phiếu này đã được các ngân

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả được nợ lại khó bán bất động sản, thậm chí kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng rất thấp, không đủ để thanh toán các khoản nợ vay. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu là nợ khó đòi, các trái phiếu mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm trái phiếu này bị lỗ nặng và mất khả năng thanh toán, làm cho các ngân hàng này sụp đổ kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính.

Từ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trên chúng ta thấy rằng việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu bởi vì nếu không quan tâm đến chất lượng tín dụng thì rất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng mà tác động của rủi ro tín dụng là rất lớn, không những đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn cả đối với nền kinh tế.

1.3.1.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á

Tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 các khoản nợ khó đòi đã tăng lên nhanh chóng và phá vỡ sự cân bằng trong bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng thương mại khiến các ngân hàng này không thể đạt mức chuẩn (8%) về tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS). Các khoản cho vay khó đòi trong khu vực không những lớn về giá trị tuyệt đối như trên 700 tỷ USD ở Nhật Bản hay 200 tỷ USD ở Trung Quốc mà còn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ tín dụng của các quốc gia như khoảng 70% ở Indonesia, 36% ở Thái Lan, 17% ở Malaixia và 16% ở Philipin, trong khi mức cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. Gánh nặng nợ khó đòi chồng chất đã dẫn ngân hàng thương mại đến bờ vực phá sản. Vì vậy Chính phủ cũng như các ngân hàng đã phải đề ra nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng tín dụng của mình.

- Về phía Chính phủ

Chính phủ thắt chặt quản lý các khoản nợ khó đòi của các ngân hàng bằng cách áp dụng tiêu chuẩn kế toán tiên tiến trên thế giới để phân loại, xác định lại các khoản cho vay khó đòi là những khoản cho vay không trả được lãi trong vòng 3 tháng trở lên thay vì 6 tháng như trước đây.

Chính phủ cũng đã thúc đẩy việc thành lập các tổ chức tài chính đảm trách việc xử lý có chất lượng các khoản cho vay khó đòi như các công ty mua bán nợ, công ty quản lý nợ ngân hàng, công ty mua bán tài sản thế chấp.

Để tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng, Chính phủ đã đầu tư tái tạo vốn cho

phiếu hoặc vay các tổ chức tài chính quốc tế. Ngoài ra Chính phủ còn giành một phần tiền

để mua lại các khoản nợ xấu của các ngân hàng.

Trong khi Chính phủ Thái Lan chú trọng nới lỏng các giới hạn về quyền sở hữu nuớc ngoài với các ngân hàng, cho phép nguời nuớc ngoài nắm giữ tối đa các cổ phần trong thời hạn 10 năm thì Chính phủ Nhật lại ban hành luật mới về quản lý ngoại hối, cho phép các tổ chức và cá nhân đuợc mở tài khoản JPY tại các ngân hàng nuớc ngoài cũng nhu cho phép các tổ chức, cá nhân nuớc ngoài đuợc phép mở tài khoản bằng USD tại các ngân hàng Nhật.

Chính phủ cũng đã thực hiện giải thể, sát nhập hoặc quốc hữu hóa một số ngân hàng thuơng mại.

- về phía các ngân hàng

Các ngân hàng đã thực hiện việc xử lý mạnh các khoản nợ khó đòi bằng các giải pháp nhu xoá nợ, bán hoặc cơ cấu lại nợ. Tại Hàn Quốc 15 ngân hàng cỡ quốc gia đã phải xoá 2.000 tỷ won các khoản nợ khó đòi. Các ngân hàng thuơng mại Nhật Bản đã bán đuợc các khoản nợ vay khó đòi trị giá khoảng 4.000 tỷ JPY. Đồng thời ngân hàng cũng đã thắt chặt các thủ tục cho vay nhu quy định số luợng tối đa các tổ chức, cá nhân có thể vay tiền cùng một lúc, nghiêm khắc đánh giá tình trạng tín dụng của mình và ngừng cho vay các khách hàng không đảm bảo. Ngoài ra các ngân hàng còn chú trọng đến việc tổ chức, cũng cố, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng.

Từ đó chúng ta thấy rằng, nâng cao chất luợng tín dụng của các ngân hàng thuơng mại phải là vấn đề đuợc quan tâm thuờng xuyên chứ không phải đợi đến khi phát sinh các khoản nợ xấu rồi mới tập trung xử lý vì khi đó để xử lý các khoản nợ xấu này sẽ rất tốn kém và đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ phía Chính phủ và cả bản thân các ngân hàng thuơng mại.

1.3.2 Bài học cho các NHTM Việt Nam

- Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa ngân hàng với khách hàng. - Cần dựa vào thực tế để đánh giá phân tích từng đối tuợng khách hàng tránh tình

trạng thẩm định hồ sơ mang tính chất lý thuyết.

- Yêu cầu bên vay phải chứng minh đuợc kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ kinh doanh, chứng minh về nguồn trả nợ, mục đích vay vốn và kế hoạch sử dụng vốn vay, cam kết về việc thế chấp tài sản hay bảo lãnh của chính cá nhân, doanh nghiệp

đó hay bên thứ ba.

- Các NHTM cần sớm phát hiện ra những rủi ro cho các khoản vay, đánh giá lại các

khoản vay theo hạn mức, theo dõi những dấu hiệu dự báo có thể xảy ra trong tuơng

lai gây ảnh huởng tới việc trả nợ của khách hàng, sớm phát hiện những khoản nợ quá hạn để từ đó có biện pháp thu hồi nợ.

- NHTM cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, địa phuơng và chính phủ truớc khi tiến hành cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những DNVVN.

- Khi cho vay, các ngân hàng thuơng mại cần phải kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp; có chứng từ vay vốn rõ ràng; cũng nhu duy trì các kênh liên lạc giữa ngân hàng và doanh nghiệp để có thông tin trao đổi kịp thời. Nguợc lại, các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích lập dự phòng, khi có những

phát sinh khoản thu khó đòi.

- NHTM cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ

chuyên nghiệp. Việc bán nợ này cũng có thể coi là phuơng án xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp NH thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ

hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

- Cần xem xét nâng cấp quy mô hoạt động, quy mô vốn và mô hình hoạt động của Công ty mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) theo huớng chuyển đổi mô hình và nâng cấp DATC thành Tổng công ty xử lý nợ quốc gia trực

thuộc Chính phủ. Bổ sung vốn điều lệ, cho phép DATC phát hành trái phiếu Chính

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn lẫn lãi) sau một thời gian nhất định. Với ba đặc điểm cơ bản là chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng, thời hạn tín dụng được xác định rõ ràng, người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới dạng lợi tức, các quan hệ tín dụng đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ cả về hình thức tín dụng lẫn chất lượng các khoản tín dụng theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Bên cạnh việc gia tăng khối lượng tín dụng, càng ngày người ta càng quan tâm đến chất lượng của các khoản tín dụng được cấp phát. Vừa chịu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, vừa chịu tác động của các nhân tố trong nội bộ ngân hàng, một khoản tín dụng được xem là có chất lượng khi đáp ứng được tối đa các nhu cầu của khách hàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng và góp phần phát triển kinh tế. Do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng là cần thiết. Điều này đòi hỏi các NHTM phải có cơ chế, chính sách quản lý hoạt động tín dụng thích hợp và hiệu quả, phù hợp với các quy định của NHNN và các thông lệ quốc tế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG THƯƠNG

MẠI CÔ PHÀN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam) được thành lập chính thức vào ngày 26/04/1957 theo quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản là Bộ Tài chính với mục đích chính khi thành lập là cấp phát vốn cho sự nghiệp tái thiết và xây dựng lại đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 - 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 - nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước.

Năm 1983, theo chủ trương chuyển dịch ngân hàng sang cơ chế thương mại, Ngân hàng Đầu tư chuyển từ Bộ Tài chính sang trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bắt đầu từ đó Ngân hàng Đầu tư hoạt động như một ngân hàng thương mại với nhiều nghiệp vụ mới được mở ra như: cho vay, huy động vốn, thanh toán. Đặc biệt từ năm 1995, khi nhiệm vụ cấp phát vốn được chuyển sang Tổng cục Đầu tư (thuộc Bộ Tài chính) thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hoàn

Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những tên gọi:

- Từ ngày 26/4/1957 đến ngày 25/4/1981: Ngân hàng kiến thiết Việt Nam.

- Từ ngày 26/4/1981 đến ngày 13/11/1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

- Từ ngày 14/11/1990 đến 27/4/2012 : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Từ ngày 28/4/2012 đến nay : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh ch' óng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như:

Công ty

Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc ❖Nhân lực

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động theo trình độ tại BIDV năm 2013

■ Tiến sỹ, thạc sỹ

■ Đại học

■ Cao đẳng, Trung cấp

■ Khác

Được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc

Bộ Tài Chính, 100% sở hữu Nhà nước.về nguồn nhân lực : BIDV là một trong số các ngân hàng có nguồn nhân lực mạnh cả về số luợng và chất luợng ở Việt Nam với 18.560 nhân viên tại năm 2013, trong đó trên 55,7% có tuổi đời duới 30, và 86,4% có trình độ từ đại học trở lên. BIDV đang đẩy mạnh bổ sung thêm nguồn nhân lực chất luợng cao, đây chính là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

BIDV có đội ngũ lao động trẻ, 55,7% lao động có độ tuổi từ 30 trở xuống, lao động

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 055 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w