Bài học cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 055 (Trang 35 - 38)

- Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa ngân hàng với khách hàng. - Cần dựa vào thực tế để đánh giá phân tích từng đối tuợng khách hàng tránh tình

trạng thẩm định hồ sơ mang tính chất lý thuyết.

- Yêu cầu bên vay phải chứng minh đuợc kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ kinh doanh, chứng minh về nguồn trả nợ, mục đích vay vốn và kế hoạch sử dụng vốn vay, cam kết về việc thế chấp tài sản hay bảo lãnh của chính cá nhân, doanh nghiệp

đó hay bên thứ ba.

- Các NHTM cần sớm phát hiện ra những rủi ro cho các khoản vay, đánh giá lại các

khoản vay theo hạn mức, theo dõi những dấu hiệu dự báo có thể xảy ra trong tuơng

lai gây ảnh huởng tới việc trả nợ của khách hàng, sớm phát hiện những khoản nợ quá hạn để từ đó có biện pháp thu hồi nợ.

- NHTM cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, địa phuơng và chính phủ truớc khi tiến hành cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những DNVVN.

- Khi cho vay, các ngân hàng thuơng mại cần phải kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp; có chứng từ vay vốn rõ ràng; cũng nhu duy trì các kênh liên lạc giữa ngân hàng và doanh nghiệp để có thông tin trao đổi kịp thời. Nguợc lại, các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích lập dự phòng, khi có những

phát sinh khoản thu khó đòi.

- NHTM cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ

chuyên nghiệp. Việc bán nợ này cũng có thể coi là phuơng án xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp NH thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ

hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

- Cần xem xét nâng cấp quy mô hoạt động, quy mô vốn và mô hình hoạt động của Công ty mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) theo huớng chuyển đổi mô hình và nâng cấp DATC thành Tổng công ty xử lý nợ quốc gia trực

thuộc Chính phủ. Bổ sung vốn điều lệ, cho phép DATC phát hành trái phiếu Chính

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn lẫn lãi) sau một thời gian nhất định. Với ba đặc điểm cơ bản là chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng, thời hạn tín dụng được xác định rõ ràng, người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới dạng lợi tức, các quan hệ tín dụng đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ cả về hình thức tín dụng lẫn chất lượng các khoản tín dụng theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Bên cạnh việc gia tăng khối lượng tín dụng, càng ngày người ta càng quan tâm đến chất lượng của các khoản tín dụng được cấp phát. Vừa chịu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, vừa chịu tác động của các nhân tố trong nội bộ ngân hàng, một khoản tín dụng được xem là có chất lượng khi đáp ứng được tối đa các nhu cầu của khách hàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng và góp phần phát triển kinh tế. Do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng là cần thiết. Điều này đòi hỏi các NHTM phải có cơ chế, chính sách quản lý hoạt động tín dụng thích hợp và hiệu quả, phù hợp với các quy định của NHNN và các thông lệ quốc tế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 055 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w