Định hướng quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) – chi nhánh huyện tiên du bắc ninh II 024 (Trang 75)

8. Kết cấu khóa luận

4.1.2. Định hướng quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc

II

Tăng trưởng TD phải dựa theo các quy định, quy chế: Chi nhánh triển khai

nghiêm túc, kịp thời các văn bản của Ngành, của NHNo&PTNT Việt Nam, và của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh II (tức hội sở chính của CN).

Nâng cao năng lực nhân sự, đảm bảo an toàn tăng trưởng TD: Phòng tín dụng

thực thi tốt công tác khoán đến từng cán bộ, động viêc khen thưởng kịp thời những cán bộ có đóng góp cao vào HĐKD tại đơn vị, từ đó nhân rộng điển hình cán bộ tiên tiến toàn CN. Các CBTD hực hiện tốt công tác chăm sóc KH, có thái độ hòa nhã, hướng dẫn tận tình, nắm bắt được các sở thích, nhu cầu của khách, từ đó tham mưa cho Ban lãnh đạo mở rộng và phát triển các SPDV mới. Các cán bộ QHKH phải thẩm định chặt chẽ các dự án liên tục nâng cao chất lượng TD, thường xuyên giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, quản lý dòng tiền KH, biết lắng nghe các ý kiến phản hồi từ phía KH từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, đồng thời thường xuyên phân tích RRTD, đưa ra các biện pháp hiệu quả, đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng.

Duy trì ổn định tổ chức, quản lý và các mối quan hệ giúp tăng trưởng TD bền

vững: Chi nhánh cần tổ chức quản lý tốt TS của DN, không để lãng phí, mất mát hư

hỏng về tiền vốn, vật tư mua sắm trang thiết bị giao dịch, tiếp khách, thực hành tiết kiệm trong sinh hoạt, không phô trương lãng phí; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng; tích cực đề xuất góp ý vào xây dựng cơ chế, chính sách của NHNN trên địa bàn. Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để duy trì hiệu quả công tác huy động vốn qua cac đợt đền bù cũng như đôn đốc những hộ chây ỳ, đã xử lý rủi ro lâu ngày. Mặt khác, mở rộng mối quan hệ để khai thác, tìm kiếm KH tiềm năng sau này; coi trọng việc quảng bá tại chỗ để gây ấn tượng và tạo dựng lòng tin cho KH khi đến giao dịch tại Agribank.

Xây dựng kế hoạch, mục tiêu tăng trưởng TD và quản trị nợ xấu rõ ràng và có

lộ trình cụ thể: Bà Nguyễn Thị Thu Nga - Giám đốc Agribank Tiên Du Bắc Ninh II

đã cho biết mục tiêu về tăng trưởng nguồn vốn huy động của đơn vị hàng năm tăng trung bình 20%; đạt 5.600 tỷ đồng cho đến năm 2025; kế hoạch phát triển SPDV đóng

góp vào doanh thu từ SPDV mỗi năm bình quân tăng 3 0%; tăng trưởng TD các năm gia tăng từ 15-20% và đạt 3.500 tỷ đồng ước tính đến năm 2025.

Chú trọng vào yếu tố nội sinh: Trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động và khó kiểm soát bởi dịch tễ Covid-19, CN cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào những chỉ tiêu nội sinh của đơn vị: chính sách TD, miễn/ giảm lãi vay đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, thu hút KH tốt và trung thành với đơn vị,... để cải thiện, nâng cao và phát huy thế mạnh của riêng CN và chống trọi được với bất kỳ diễn biến vĩ mô.

Tập trung thúc đẩy tăng trưởng TD tiêu dùng: Với thế mạnh về dư nợ cấp vay tiêu dùng lên tới 80% của CN, đơn vị cần sử dụng nhiều cách thức marketing khác nhau để kích cầu vay vốn từ các hộ dân, các khoản vay này thường ngắn hạn sẽ giúp CN lấy ngắn nuôi dài, hạn chế RR nhất là trong bối cảnh đại dịch khiến cho mặt bằng chung về dư nợ vây tiêu dùng trên cả nước bị giảm đáng kể.

Làm mới cơ cấu cho vay DN hướng tới đa dạng hóa phù hợp với thị trường

mục tiêu: CN cần phải triển khai nhanh chóng danh mục SPDV phong phú hơn phục

vụ cho từng DN hoạt động ở từng lĩnh vực đặc thù như vòng quay vốn, chu kỳ KD,... Ngoài ra, đơn vị cần tích cực khuyến khích KH vay trung/ dài hạn nhiều hơn để phân tán thu nhập và RRTD tập trung.

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh II

Tăng trưởng tín dụng cần phải đi đôi với quản trị RRTD, để không tạo cơ hội cho nợ xấu phát sinh, bao gồm từ cơ chế, chính sách, tổ chức, quản lý đến xử lý nợ xấu.

4.2.1. Về cơ chế - chính sách quản lý nợ xấu

• Xử lý linh hoạt các khoản nợ

Tuy nợ xấu - nợ quá hạn luôn là một trong những vấn nạn mà mỗi ngân hàng phải đối mặt và bằng mọi cách phải duy trì trong tầm kiểm soát, nhưng để làm được điều đó phải có những chính sách, chiến lược khéo léo và phù hợp với từng hoàn cảnh với nguyên cơ cụ thể. Thứ nhất, tạo điều kiện hết sức cho KH trong khả năng của chi nhánh. Theo đó, ngân hàng có thể tư vấn người vay phương án KD mới có điều kiện thu được lợi nhuận tốt hơn, sử dụng các phương pháp linh hoạt để đảo nợ giúp khách

bớt áp lực tài chính thanh toán nợ vay, hoặc gợi ý họ thực hiện vay mới để cải thiện món vay cũ, sau cùng mới nhờ sự can thiệp bởi pháp luật,... Thứ hai, CN cân nhắc thực hiện cơ cấu thời hạn thanh toán nợ của khách; giảm nợ gốc/lãi trong trường hợp người vay trong diện khó khăn hoặc thuộc đối tượng trong chính sách bảo trợ xã hộ; hạ lãi suất hoặc thậm chí là xóa nợ,...

Bên cạnh việc thực thi theo QĐ 493/ĐQ-NHNN, chi nhánh cần triển khai công tác nghiên cứu các tác nhân làm nên nợ xấu, từ đó thực hiện phân chia nhóm nợ đa dạng và chi tiết theo nhiều khía cạnh, chẳng hạn: mặt chủ quan, mặt khách quan; khả năng thu hồi hay không; có nguy cơ mất vốn hay không,... để rồi lập ra các quyết định kịp lúc, tối thiểu hóa RR.

• Đảm bảo đồng bộ chính sách QTRR

Xác định rõ giới hạn và thẩm quyền phê duyệt theo từng ngành nghề của mỗi

chi nhánh: Thực tiễn, CN đã cho phép cấp tín dụng phục vụ đa dạng lĩnh vực như:

Công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng, Bán buôn và bán lẻ, Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ; Cung cấp nước; quản lý và xử lý rác thải, nước thải; Nông nghiệp; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí;... Nhờ đó, việc thực hiện tài trợ vốn chuyên sâu cho từng ngành mũi nhọn là vô cùng cần thiết để chi nhánh có thể phân loại mức độ quan trọng và ưu tiên trong cơ cấu tín dụng của đơn vị.

Thực hiện đồng bộ và rút ngắn quy trình: Việc bỏ sót người vay vốn tốt do không đạt tiêu chuẩn về thời gian và thủ tục là một điều rất đáng tiếc, do đó, tinh giản quá trình cấp/xét duyệt tín dụng là điều mà Trung ương đến các địa phương cần quan tâm. Thông qua đó, chi nhánh có thể chọn lựa được nhóm KH tốt hơn qua tiêu chí “nhân - tài - vật”, dẫn đến giảm thiểu các mối đe dọa như nợ xấu.

• Cụ thể hóa công tác thẩm định TSĐB

Chi nhánh cần đưa ra các tiêu chí rõ ràng cho từng danh mục TSBĐ khác nhau: BĐS, phương tiện vận chuyển, giao thông; máy móc - thiết bị, quyền TS thế chấp, hàng hóa,... Theo đó, đơn vị cần có phòng ban chuyên môn về định giá để đảm bảo tính chuyên nghiệp, khách quan và độc lập. Hiện tại, Chi nhánh cũng đã triển khai quan hệ hợp tác với các cơ quan chuyên thẩm định giá (ví dụ CTCP Thẩm định giá Svalue), đồng thời cũng thông qua AMC. Ngoài ra, trong quá trình chi nhánh cần chú trọng chi tiết các thủ tục về pháp luật khi thực hiện cho vay cầm cố/ thế chấp.

4.2.2. về tổ chức, quản lý nợ xấu

• Trích lập DPRR theo quy định

Hàng quý, thường niên, Chi nhánh tự động thêm một khoản chi phí từ việc trích lập DPRR kể cả ngay thời điểm đó không phát sinh tăng nợ xấu. Neu khoản DPRR chưa đủ thì trích thêm, đến khi đảm bảo đúng và đủ theo văn bản. Đồng thời, đơn vị triển khai mua bảo hiểm tiền vay/ tiền gửi và ứng biến theo điều kiện liên quan của NH.

• Mở rộng hệ thống XHTD nội bộ

Bên cạnh việc dựa vào các BCTC của các KH như là DN, chi nhánh cân nhắc triển khai từ công cuộc phân tích với so sánh qua các chỉ tiêu chung của Ngành, những dữ liệu này có thể có được nhanh chóng từ các nguồn Internet mà không hề mất nhiều thời gian chờ đợi; đồng thời kết hợp với yếu tố định tính để đảm bảo việc xếp hạng có độ tín nghiệm cao hơn. Ngoài ra, chi nhánh cần tăng cường các đợt kiểm tra không báo trước hoặc mang tính bí mật để kịp thời phát hiện những sai lệch về thông tin và các vi phạm tính xác thực có thể có.

• Chuyên môn hóa nhiệm vụ

Công việc xử lý nợ nên được phân hóa cho đội ngũ có đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên trách. Theo đó, đơn vị cần thiết lập và bầu chọn các nhân lực có khả năng dự báo và giải quyết tốt các RRTD hay gặp phải, từ đó mở rộng khóa học và đào tạo bài bản cho các nhân viên khác. Mặt khác, CN cũng thực hiện luân chuyển vị trí và nghiệp vụ đối với các cán bộ cứ 1-2 năm một lần, giúp họ có nhiều trải nghiệm và các góc nhìn bao quát toàn diện về ngân hàng nói chung, đồng thời tạo sự gắn kết hợp tác bền chặt giữa các phòng ban.

Định kỳ quý, Chi nhánh cũng tổ chức các buổi tập huấn và đào tạo cho toàn thể cán bộ nhân viên, bao gồm cả Ban lãnh đạo để truyền đạt các kiến thức về nghiệp vụ, các tình huống thực tế dễ gặp phải, các kỹ năng về tin học văn phòng và cách giải quyết xử lý có thể áp dụng tùy trường hợp,... Qua đó, đơn vị có thể trực tiếp trao đổi công việc và thông tin có giá trị, cập nhật và thường xuyên giữa các phòng ban để cùng có định hướng chung về giải pháp và quản lý.

4.2.3. về kiểm soát nợ xấu

Tuân thủ đúng theo NQ số 01/NQ-HĐTV ngày 09/1/2017, nợ xấu tại Agribank Tiên Du Bắc Ninh II duy trì ở mức thấp và luôn nhỏ hơn 3 % hàng năm, tuy nhiên vẫn còn đó rủi ro tiềm tàng. Để kiểm soát tình hình, Chi nhánh đã có những bước đi như: thiết lập đội chỉ đạo và đốc nợ gồm ban giám đốc và các trưởng phó phòng thực hiện nhiệm vụ hàng tháng; thường xuyên để ý và phản ứng tức thì với các khoản vay có thể năng chuyển nhóm nợ; các CBTD thường xuyên làm việc với KH về phương án, cách thức trả nợ, đảm bảo thiện chí đến khi hoàn thành nghĩa vụ thánh toán; điều chỉnh lãi vay, gia hạn, cơ cấu lại nợ,... thậm chí tìm đến các đơn vị có thẩm quyền để xác minh dòng tiền khi KH không còn tài sản để trả nợ, nếu không, phải xử phạt theo luật pháp,...

CBTD luôn luôn cập nhật trạng thái dư nợ trên CIC của KH để ra quyết định đúng đắn và phù hợp nhất; sử dụng quỹ DPRR để XLRR món vay, và linh hoạt ứng dụng các nội dung của NQ 42 về nợ xấu để làm cơ sở xử lý tối ưu nhất (chuyển giao nợ qua mua bán với VAMC), đồng thời tránh việc giải ngân vốn vay bằng tiền mặt,... 4.2.4. Về xử lý nợ xấu

• Dự phòng bù đắp RR

Nếu như không thể cải thiện thâm hụt vốn từ các khoản nợ khó đòi, phát mại tài sản, việc sử dụng DP bù đặp rủi là hữu hiệu nhất đối với ngân hàng. Vì thế trích lập đúng - đủ - kịp thời dựa theo TT 02/2013/TT-NHNN của NHNN ngày 21/01/2013 sẽ giúp đơn vị giảm thiểu tối đa nợ xấu, và khả năng thu hồi càng cao thì càng ít phải trích lập.

• Tích cực, dứt điểm

Trước khi phải lập DPRR, các CBTD phải dùng mọi biện pháp để có thể thu nợ được trực tiếp từ KH.

Nếu tình huống không thể thu nợ từ nguồn vốn KD của KH, cán bộ chủ động xử lý các TS thế chấp/ cầm cố/ gán/ xiết nợ/ Tòa án giao cho,... sau khi đã đảm bảo đầy đủ pháp lý, giá trị và dễ chuyển nhượng.

Căn cứ khả năng thanh toán nợ của KH trên thực tế, ngân hàng thận trọng xác định khả năng là bao nhiêu, triển khai cơ cấu lại nợ, tư vấn KH điều chỉnh lại cơ cấu quản lý, sau cùng có thể khởi kiện ra Tòa nếu không còn phương án nào.

4.3. Một số kiến nghị, đề xuất

4.3.1. Kiến nghị đối với CP, các Bộ ngành liên quan

• Đối với Chính phủ:

CP cần ban hành các quy định rõ ràng, chi tiết về việc TCDN; thành lập cơ quan XHTD độc lập; các quyền về xử lý TSĐB thu nợ đối với ngân hàng sao cho ; duy trì ổn định kinh tế - xã hội - chính trị, thắt chặt pháp lý. Theo đó, đã có không ít mâu thuẩn trong các văn bản pháp lý chi tiết cho hoạt động TD, cụ thể: Trái với Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của CP điểm 4, điều 34, thì TT liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa Liên bộ NHNN - Bộ tư pháp - Bộ công an - Bộ tài chính - Tổng cục địa chính ngày 29/04 và Khoản 2 Mục III TT 03 này: “Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không xử lý được theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc khởi kiện ra tòa án". Ngoài ra, CP cần tối giản hóa quy trình xử lý TSĐB (từ đấu giá - thi hành án) về hồ sơ và giao dịch thoả thuận đúng luật để các NHTM thu nợ nhanh chóng.

Nâng cấp mạng lưới HTTT quốc gia tập trung và minh bạch: Mặc dù, nền tảng

tra tra cứu thông tin chung của nước ta đã và đang được hoàn thiện từng ngày, tuy nhiên nhiều dữ liệu có giá trị cao vẫn chưa được tin học hóa và vẫn chỉ tồn tại dưới hình thức chứng từ giấy và văn bản, chính vì thế mà không chỉ làm giảm tính năng hiệu quả và bao quát thông tin mà còn làm cho công tác lưu trữ trở nên cồng kềnh và phức tạp. Trước tình hình này, các NHTM cũng gặp không ít rào cản về việc tiếp cận lý lịch KH, nói cách khác, mọi vấn đề đang được phân tán đa kênh nên đã tốn khá nhiều tiền - tài mới có thể nắm bắt. Việc thiếu tính công khai của CSDL về người vay cũng dẫn tới thiếu sự minh bạch và nhất quán ở các báo cáo mà NHTM nhận được. Do vậy, sự hoàn thiện của CSDL quốc gia là vô cùng quan trọng và phải nhận đầu tư nhiều hơn từ CP.

Tạo môi trường đầy đủ pháp lý cho các tổ chức XHTN hoạt động độc lập: Các

trung tâm XHTN quốc gia bấy giờ ở Việt Nam (CIC và C&R) vẫn còn đang vận hành ở quy mô nhỏ, việc thiết lập các tổ chức này bước đầu đã tạo cơ hội rất nhiều để các NHTM thu thập nguồn tin một cách công khai và chuẩn xác. Thế nhưng, khi so sánh với tình hình ở Hồng Kông, số lượng các tổ chức hoạt động chức năng này vẫn còn bị

chênh lệch khá lớn so với lượng KH doanh nghiệp ở nước ta, cho nên, khối lượng thông tin chưa được phổ cập đầy đủ còn rất nhiều, chủ yếu là thông tin cơ bản, thậm chí là chưa có tính cập nhật tức thì. Trên cơ sở đó, CP có thể ban hành bổ sung thêm hành lang pháp lý, tạo cơ hội cho các tổ chức chuyên trách uy tín từ quốc tế tham gia công tác này (chẳng hạn như Hàn Quốc cho phép Moody’s sở hữu 50% tổng cổ phần ở tổ chức XHTN). Đồng thời, tận dụng các điều kiện quý giá từ việc gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) – chi nhánh huyện tiên du bắc ninh II 024 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w