8. Kết cấu khóa luận
4.3.1. Kiến nghị đối với CP, các Bộ ngành liên quan
• Đối với Chính phủ:
CP cần ban hành các quy định rõ ràng, chi tiết về việc TCDN; thành lập cơ quan XHTD độc lập; các quyền về xử lý TSĐB thu nợ đối với ngân hàng sao cho ; duy trì ổn định kinh tế - xã hội - chính trị, thắt chặt pháp lý. Theo đó, đã có không ít mâu thuẩn trong các văn bản pháp lý chi tiết cho hoạt động TD, cụ thể: Trái với Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của CP điểm 4, điều 34, thì TT liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa Liên bộ NHNN - Bộ tư pháp - Bộ công an - Bộ tài chính - Tổng cục địa chính ngày 29/04 và Khoản 2 Mục III TT 03 này: “Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không xử lý được theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc khởi kiện ra tòa án". Ngoài ra, CP cần tối giản hóa quy trình xử lý TSĐB (từ đấu giá - thi hành án) về hồ sơ và giao dịch thoả thuận đúng luật để các NHTM thu nợ nhanh chóng.
Nâng cấp mạng lưới HTTT quốc gia tập trung và minh bạch: Mặc dù, nền tảng
tra tra cứu thông tin chung của nước ta đã và đang được hoàn thiện từng ngày, tuy nhiên nhiều dữ liệu có giá trị cao vẫn chưa được tin học hóa và vẫn chỉ tồn tại dưới hình thức chứng từ giấy và văn bản, chính vì thế mà không chỉ làm giảm tính năng hiệu quả và bao quát thông tin mà còn làm cho công tác lưu trữ trở nên cồng kềnh và phức tạp. Trước tình hình này, các NHTM cũng gặp không ít rào cản về việc tiếp cận lý lịch KH, nói cách khác, mọi vấn đề đang được phân tán đa kênh nên đã tốn khá nhiều tiền - tài mới có thể nắm bắt. Việc thiếu tính công khai của CSDL về người vay cũng dẫn tới thiếu sự minh bạch và nhất quán ở các báo cáo mà NHTM nhận được. Do vậy, sự hoàn thiện của CSDL quốc gia là vô cùng quan trọng và phải nhận đầu tư nhiều hơn từ CP.
Tạo môi trường đầy đủ pháp lý cho các tổ chức XHTN hoạt động độc lập: Các
trung tâm XHTN quốc gia bấy giờ ở Việt Nam (CIC và C&R) vẫn còn đang vận hành ở quy mô nhỏ, việc thiết lập các tổ chức này bước đầu đã tạo cơ hội rất nhiều để các NHTM thu thập nguồn tin một cách công khai và chuẩn xác. Thế nhưng, khi so sánh với tình hình ở Hồng Kông, số lượng các tổ chức hoạt động chức năng này vẫn còn bị
chênh lệch khá lớn so với lượng KH doanh nghiệp ở nước ta, cho nên, khối lượng thông tin chưa được phổ cập đầy đủ còn rất nhiều, chủ yếu là thông tin cơ bản, thậm chí là chưa có tính cập nhật tức thì. Trên cơ sở đó, CP có thể ban hành bổ sung thêm hành lang pháp lý, tạo cơ hội cho các tổ chức chuyên trách uy tín từ quốc tế tham gia công tác này (chẳng hạn như Hàn Quốc cho phép Moody’s sở hữu 50% tổng cổ phần ở tổ chức XHTN). Đồng thời, tận dụng các điều kiện quý giá từ việc gia nhập WTO để phát triển và mở rộng các chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty XHTN quốc tế tại quốc gia.
Giảm bớt sự chỉ định trong HĐTD: Để có thể tồn tại và phát triển như ngày nay, các NHTM luôn phải nhờ tới sự trợ giúp đắc lực từ CP, tuy nhiên mức độ can thiệp quá sâu (về lãi suất, chính sách,...) lại trở thành vật cản khiến các NHTM không thể hoạt động tự do. Các ưu tiên về chính trị và quan hệ trong HĐTD vẫn còn tồn tại khá nhiều ở các NHTM quốc doanh, ảnh hưởng tiêu cực tới sự bình đẳng trong quan hệ thương mại với các KH khác và dẫn tới việc phân bổ nguồn lực, chi phí không đồng đều và thiếu căn cứ hay lơ là mất cảnh giác với các DNNN. Chính việc này là một trong số hạt nhân gia tăng nợ xấu cho nền kinh tế.
Hạ mức giá cả và thuế: Việc được hỗ trợ giá tốt và ưu đãi thuế trong thời buổi khó khăn ngày nay sẽ giúp người dân an tâm mua sắm và chi tiêu nhiều hơn. Điều này cũng khiến họ trở nên thoải mái tham gia vay vốn tại NH và có động lực, tiềm năng thanh toán món vay cao hơn.
Khuyến khích thanh toán chuyển khoản trong QHTD: Các giao dịch thanh toán
không dùng tiền mặt dần trở thành bắt buộc ở các NHTM bởi sự thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát nguồn thu - chi, kết quả xử lý/ thu nợ. Do đó, CP cần đưa ra các phương án kịp thời phù hợp để giảm bớt việc trao đổi qua tiền mặt ở các NHTM.
Hoàn thiện chất lượng đăng ký GDBĐ: CP cần chỉ đạo các cơ quan chức năng
có thẩm quyền có các cơ sở giúp phân định rõ nhiệm vụ, nghĩa vụ trong việc tiếp nhận các đăng ký này, tránh để mơ hồ giữa bên khi tài sản được đăng ký GDBĐ tại nhiều nơi, nhiều lần. Đồng thời, tăng cường giám sát tính kịp thời trong phản hồi thông tin với các NHTM (có thành công đăng ký hay không, có cần phỉa bổ sung hay chỉnh sửa hay không). Ngoài ra, CP cần triển khai và đề xuất nhiều phương án khác nhau để
công tác này được thực hiện đa kênh, hiện đại hóa, tối giản hóa quy trình, và cập nhật công khai dữ liệu liên tục giúp các NHTM nhận biết hành vi lừa đảo kịp thời.
Bổ sung và thắt chặt các điều luật: Các kiến nghị về hành lang pháp lý liên quan đến QSH tài sản tới Quốc hội cần được CP cân nhắc và quan tâm. Các trình tự và thủ tục kiểm kê tài sản thế chấp, giấy chứng chứng nhận QSH nhà/đất, hay liên quan đến tính hợp pháp theo quy định vẫn đang còn chồng chéo chưa có căn cứ xác định rõ ràng.
Hoàn thiện, mở rộng thị trường mua - bán nợ: CP cần phải ban hành những
quy định rõ ràng và thống nhất giữa quan hệ chủ nợ và con nợ, các ưu đãi và thực hiện quốc tế hóa các bên tham gia. Để nâng cao các quyền lợi và nghĩa vụ rạch ròi trong hoạt động này, cần phải có sự thống nhất từ các bên như NHNN, Tòa án, BTC, BTP để tăng tính quyền lực cho các tổ chức liên quan. Tích cực chủ trưởng đến các doanh nghiệp quốc doanh và cơ quan chủ quản nghiêm túc thực thi bảo lãnh cho các khoản nợ xấu tồn lại, giám sát món vay tín chấp của CBCNV, tránh tình trạng không thể thu hồi do nguồn tiền lương duy nhất không đủ đáp ứng.
• Đối với Bộ Tài chính:
Bổ sung hướng dẫn cụ thể về nộp thuế theo Điều 12 NQ 42 xử lý TSĐB nợ xấu.
• Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Căn cứ NQ 42 để có hướng dẫn cụ thể về công tác chuyển QSH, QSD tài sản bên mua - nhận/ nhượng TSĐB nợ xấu tại các TCTD. Đồng thời hợp tác giải quyết triệt để các tranh chấp phát sinh với các NHTM, cụ thể là Agribank Tiên Du Bắc Ninh II.
• Đối với các TCTD
Thực thi có hiệu quả các các nội dụng từ các Chỉ thị, NQ, Quyết định (như CT số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018) về an toàn tín dụng, DPRR, trích lập DPRR, phân loại nợ,..., đồng thời quản trị nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống.
Chủ động cập nhật, thay đổi các chính sách, quy trình phù hợp hơn sao cho giảm thiểu các rủi ro và hành vi vi phạm đạo đức; đào tạo nâng cao nguồn lực QTRR, phát hiện rủi ro; đào tạo bồi dưỡng năng lực phẩm chất CBTD.
Thực hiện KHKD an toàn, bền vững tương xứng với khả năng của từng NHTM, nắm bắt rủi ro của từng đối tượng, lĩnh vực để có khối đầu tư nguồn lực đạt hiệu quả, tiết kiệm. Thống nhất cách thức và quyết tâm xóa bỏ nợ xấu bằng mọi cách từ hòa hoãn, thương lượng đến cứng rắn; đồng thời phối hợp với các VAMC để triển khai xử lý.
• Đối với VAMC
Vốn điều lệ của VAMC đã và đang được trình cấp bổ sung lên tới 10.000 tỷ đồng giai đoạn 2020 - 2021 để thực hiện sứ mệnh giảm thiểu áp lực nợ xấu cho các NHTM, bổ trợ cở sở vật chất, nguồn lực cho thị trường tài chính. Mặt khác, các đợt phát hành trái phiếu CP cần được mở ra cho VAMC nhằm huy động vốn ở bên ngoài.
Đẩy mạnh đầu tư mở rộng quy mô sao cho VAMC trở nên vững mạnh và là trung gian trợ giúp đắc lực từ các khoản nợ. Ngoài ra, VAMC cần được chi tiết các văn bản cho phép đại diện thu giữ TSĐB trực tiếp hay có ủy quyền TCTD và phải có sự kết hợp giữa các bên.
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần chủ động tích cực cập nhật/ bổ sung hành lang pháp lý, đẩy mạnh tra soát các HĐTD tại các TCTD/ VAMC cũng như cố vấn pháp luật theo NQ 42/ Đề án 48/ Chỉ thị 06/ QĐ 1533 - NHNN,.... cải thiện chất lượng CIC; tích cực dự báo thị trường để có những giải pháp kịp thời phù hợp và đi đúng trọng tâm; thiết lập hoàn chỉnh hệ thống XHTN để hỗ trợ thông tin đúng đủ, hiệu quả, kịp lúc.
Liên tục rà soát và chỉ đạo các TCTD có những đề xuất, kế hoạch quán triệt nợ xấu căn cứ Luật các TCTD, TT 3 9,... đồng thời có phương án tài trợ vốn tập trung phù hợp từng lĩnh vực, ngành nghề,..., báo cáo với chính quyền địa phương và Hội sở để có bước đi hiệu quả nhất. Đồng thời ấn định lộ trình cụ thể, phối hợp các ban, ngành, cấp giải quyết trường hợp nắm giữ cổ phần vượt quy định; thoái vốn,... để quán triệt nợ xấu.
Điều hành các CSTT và cung tiền linh hoạt và cẩn trọng sao cho đi đôi với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế vĩ mô, duy trì an toàn thanh khoản cho các ngân hàng, thực hiện tái cơ cấu hệ thống khi cần thiết, nghiên cứu giải pháp vốn hóa các món nợ
4.3.3. Kiến nghị đối Agribank
Tinh giản bộ máy: Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cần phải kiện toàn bộ
máy quản lý và quy trình nghiệp vụ tinh giản, chính xác, phân chia rõ ràng quyền hành - nghĩa vụ - trách nhiệm đến với từng CBTD, phòng ban, tích cực biểu dương hoặc nhắc nhở các CBCNV đạt/ không đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp.
Chủ động sát sao trong công tác TD: Theo sát các đơn vị thuộc hệ thống về
tình hình HĐKD, công tác triển khai các quy định thể chế bài bản, hợp lý, tính chuyên môn và đạo đức các CBNV,... để kịp thời nhắc nhở, cảnh cáo hoặc ủng hộ, thúc đẩy.
Nâng cao hoạt động QTRR: Nâng cao chất lượng XHTN nội bộ và HTTT TD;
kiên trì mục tiêu bền vững tăng trưởng (không cho vay quá mức, giảm tiêu chuẩn cấp cho vay, tạo dựng khẩu vị rủi ro,...). Agribank cũng cần có những giải pháp quản trị tài sản, cân đối vốn, và học hỏi các kinh nghiệm từ chuyên gia quốc tế và hình thành quan hệ hợp tác. Nâng cao và phát triển năng lực phán đoán về diễn biến xấu tiềm tàng xảy đến từng đơn vị trực thuộc và từng CBCNV để biết được gốc rẽ gây ra rủi ro tránh những cú shock đột ngột, đặc biệt là nợ xấu. Từ đó, các đơn vị tìm ra giải pháp gỡ rối và xoáy sâu giải quyết từng ngọn nguồn một cách triệt để.
Thực hiện pháp chế hoàn chỉnh, phù hợp: Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định từ Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền quốc gia, cân bằng hài hòa giữa các nội quy riêng và chính sách chung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Qua các vấn đề được bàn luận ở các Chương trước đó, tác giả tổng hợp, liệt kê hướng đi chung và riêng cho Agribank - chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh II. Đồng thời nhấn mạnh những định hướng cụ thể nhằm nâng cao chất lượng TD, QTRR và quản trị nợ xấu; các kiến nghị hướng tới Chính phủ, các Bộ ban ngành liên quan, các TCTD, NHNN, VAMC và hệ thống Agribank nói chung.
KẾT LUẬN
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến xấu tại NHNo&PTNT (Agribank) - chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh II” được tiến hành tại chính Agribank Tiên Du Bắc Ninh II với mục tiêu nhận biết, đo lường và kết luận về các biến số tác động lên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh từ quý 1/2016 cho đến quý 4/2020. Cụ thể bao gồm 04 nội dung cơ bản dưới đây:
Một là, tổng hợp lý thuyết cơ bản về NHTM, nợ xấu và các nguyên nhân của
nợ tại các TCTD, đồng thời đúc rút được bài học quản trị nợ xấu cho chi nhánh;
Hai là, phân tích tổng quan về Agribank Tiên Du Bắc Ninh II: hoạt động huy động/ sử dụng vốn; tín dụng và diễn biến nợ xấu 5 năm; qua đó chỉ ra cái được - chưa được và định hướng phù hợp;
Ba là, lựa chọn, đo lường, chỉ định các nhân tố tác động tới nợ xấu tại Agribank Tiên Du Bắc Ninh II bằng phương pháp OLS trên SPSS 20;
Bốn là, đề đạt những hướng đi chung, riêng cho chi nhánh cũng những kiến
nghị tới các cơ quan thẩm quyền để nâng cao quản trị nợ xấu.
Trên cơ sở lựa chọn các biến độc lập là tăng trưởng TD chi nhánh, tính hiệu quả chi nhánh, khối lượng người đi vay, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất cho vay bình quân, và khối lượng người lao động, nghiên cứu để làm rõ được mối tương quan ngược chiều của các nhân tố với tỷ lệ nợ xấu ngoại trừ biến tăng trưởng TD (ở phần phân tích sự tương quan). Trong khi đó, mô hình hồi quy cho biết tương quan hồi quy thuận chiều đối với tỷ lệ nợ xấu là tăng trưởng tín dụng, còn biến số khác không mang ý nghĩa nhiều. Kết quả nghiên cứu phần nào đó tạo điều kiện cho các ban lãnh đạo, ban quản lý Agribank Tiên Du Bắc Ninh II có cái nhìn sâu sắc hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của chi nhánh, từ đó hoạch định chiến lược, sách lược QTTD hợp lý, khả thi và hiệu quả. Nghiên cứu này cũng là một tài liệu khoa học có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu liên quan. Đồng thời cũng là tài liệu tham chiếu cho các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách có nhìn nhận khách quan và tổng hợp về tình hình chi nhánh nhỏ, từ chi tiết đến tổng quát hệ thống.
Hơn nữa, trong thời buổi nền kinh tế đang gặp nhiều trở ngại bởi đại dịch Covid-19 lây lân toàn cầu và chưa có dấu hiệu suy giảm, hoạt động NH và cốt lõi là
công tác TD cần phải được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết bởi Chính phủ, các ban ngành và các lãnh đạo nhà bằng. Trước mắt là nợ xấu phải tìm được gốc rễ rủi ro để tiêu diệt triệt để, có thể thông qua việc triệt tiêu danh mục hiệu quả kém, tái cơ cấu vốn, tuy nhiên không có nghĩa là nợ xấu sẽ mất đi. Đối với Agribank Tiên Du Bắc Ninh II và cả những NHTM Việt Nam, việc chấp nhận và tồn tại cùng với rủi ro là một điều tất yếu. Tuy thuộc nhóm Big 4 ngân hàng quốc doanh được Nhà nước bảo trợ, nhưng Agribank vẫn cần thay đổi mình nhanh chóng để hiện đại hóa và phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là tín dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Ngọc Hưng (2019), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
2. Hoàng Thị Việt Yên (2019), “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Quảng Ninh ”, Luận văn thạc sĩ, Đại
học Thái Nguyên
3. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cư (2014), “Một số vấn đề về nợ xấu trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại”, truy cập ngày 25 tháng 3 năm