8. Kết cấu khóa luận
4.2.2. Về tổ chức, quản lý nợ xấu
• Trích lập DPRR theo quy định
Hàng quý, thường niên, Chi nhánh tự động thêm một khoản chi phí từ việc trích lập DPRR kể cả ngay thời điểm đó không phát sinh tăng nợ xấu. Neu khoản DPRR chưa đủ thì trích thêm, đến khi đảm bảo đúng và đủ theo văn bản. Đồng thời, đơn vị triển khai mua bảo hiểm tiền vay/ tiền gửi và ứng biến theo điều kiện liên quan của NH.
• Mở rộng hệ thống XHTD nội bộ
Bên cạnh việc dựa vào các BCTC của các KH như là DN, chi nhánh cân nhắc triển khai từ công cuộc phân tích với so sánh qua các chỉ tiêu chung của Ngành, những dữ liệu này có thể có được nhanh chóng từ các nguồn Internet mà không hề mất nhiều thời gian chờ đợi; đồng thời kết hợp với yếu tố định tính để đảm bảo việc xếp hạng có độ tín nghiệm cao hơn. Ngoài ra, chi nhánh cần tăng cường các đợt kiểm tra không báo trước hoặc mang tính bí mật để kịp thời phát hiện những sai lệch về thông tin và các vi phạm tính xác thực có thể có.
• Chuyên môn hóa nhiệm vụ
Công việc xử lý nợ nên được phân hóa cho đội ngũ có đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên trách. Theo đó, đơn vị cần thiết lập và bầu chọn các nhân lực có khả năng dự báo và giải quyết tốt các RRTD hay gặp phải, từ đó mở rộng khóa học và đào tạo bài bản cho các nhân viên khác. Mặt khác, CN cũng thực hiện luân chuyển vị trí và nghiệp vụ đối với các cán bộ cứ 1-2 năm một lần, giúp họ có nhiều trải nghiệm và các góc nhìn bao quát toàn diện về ngân hàng nói chung, đồng thời tạo sự gắn kết hợp tác bền chặt giữa các phòng ban.
Định kỳ quý, Chi nhánh cũng tổ chức các buổi tập huấn và đào tạo cho toàn thể cán bộ nhân viên, bao gồm cả Ban lãnh đạo để truyền đạt các kiến thức về nghiệp vụ, các tình huống thực tế dễ gặp phải, các kỹ năng về tin học văn phòng và cách giải quyết xử lý có thể áp dụng tùy trường hợp,... Qua đó, đơn vị có thể trực tiếp trao đổi công việc và thông tin có giá trị, cập nhật và thường xuyên giữa các phòng ban để cùng có định hướng chung về giải pháp và quản lý.