2011 ĐẾN NAY
3.1.2. Những kết quả đã đạt được trong 3 năm 2011 2013
Trong hơn 3 năm qua, công tác điều hành CSTT của NHNN đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, kiên định với các mục tiêu lớn của nền kinh tế, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Trên cơ sở các nhiệm vụ, mục tiêu xác định, NHNN đã tiếp tục nỗ lực mạnh mẽ trong công tác điều hành, đảm bảo các chính sách, diễn biến tiền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, đồng thời đề cao tính khoa học trong điều hành. Nỗ lực mạnh mẽ của NHNN trong công tác điều hành CSTT hướng tới mục tiêu lớn như kiểm soát lạm phát, tái cơ cấu hệ thống các TCTD, tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Có thể thấy, CSTT ngày càng chứng tỏ được vai trò then
Năm thanh toán Mục tiêu Thực hiện Mục tiêu Thực hiện Mục tiêu Thực hiện Mục tiêu Thực hiện 2011 7 - 7.5 5.89 15 18.13 20 12 15 - 16 9.27 2012 6 - 6.5 5.03 7 6.81 15-17 8.85 14 - 16 18.46 2013 5.5 5.42 7 - 8 6.04 12 12.52 14 - 16 18.51
chốt trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô, góp phần quan trọng trong việc tăng cường tính ổn định của nền kinh tế.
CSTT đã được điều hành theo hướng dẫn dắt thị trường, linh hoạt, các biến số kinh tế vĩ mô ngày càng sát với mục tiêu của chính phủ đề ra từ đầu năm (bảng 3.1) trong đó trọng tâm nhất là ổn định giá trị VNĐ, nghĩa là gắn với vấn đề lạm phát, tỷ giá hối đoái. Nếu như năm 2011, lạm phát cao và vượt quá mức mực tiêu đề ra thì đến năm 2012, 2013, lạm phát đã thấp hơn mục tiêu và chỉ duy trì ở mức dưới 7%, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời với việc kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, NHNN còn thưc hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Cùng với việc kết hợp với các công cụ của chính sách tài khóa, như giảm thuế, hỗ trợ lãi suất vay, CSTT đã tạo ra hiệu ứng tích cực trong quá trình tái cơ cấu, phân bổ dòng vốn vào khu vực kinh tế thực, khu vực ngành nghề cần ưu tiên.
Bảng 3.1: Mục tiêu và thực tế thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
nay có thể kể đến là:
Thứ nhất, mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của NHNN là lạm phát đã được kiềm chế, diễn biến theo xu hướng giảm và khá ổn định.
Thứ hai, chính sách điều hành của NHNN đã hướng dòng vốn tín dụng tập trung vào hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án hiệu quả. Tăng trưởng tín dụng tuy thấp hơn các năm trước đây nhưng hiệu quả và chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện. Nhờ đó, kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến khá tích cực, tăng trưởng quý sau
cao hơn quý trước, năm sau cao hơn năm trước, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm và sản
xuất kinh doanh cũng có những tín hiệu khả quan hơn.
Thứ ba, chính sách lãi suất được điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Tính chủ động của công cụ lãi suất trong việc truyền dẫn tín hiệu tới thị trường đã được cải thiện rõ nét. Hiện tại, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm xuống còn 6.5%/năm; lãi suất tái chiết khấu xuống còn 4.5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ còn 7.5%/năm. Trên thị trường 1, NHNN đã thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với các lĩnh vực ưu tiên; giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VNĐ. Đồng thời từ tháng 6/2013, NHNN đã cho phép các TCTD tự ấn định lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Đây là bước đi cần thiết để NHNN hướng tới thực hiện tự do hóa lãi suất. Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng theo sát với lãi suất chỉ đạo của NHNN và giảm mạnh. Điều này không những phản ánh tính thanh khoản của các TCTD ngày càng ổn định, mà còn biểu hiện tính dẫn dắt thị trường của NHNN ngày càng tăng.
Thứ tư, hoạt động trên TTTT nhìn chung diễn biến khá tích cực, phản ánh sự chủ động của NHNN trong công tác kiểm soát khối lượng tiền cung ứng. Trong năm 2013, khối lượng giao dịch trên TTLNH diễn ra khá ổn định và đồng đều qua các quý so với năm 2012, đồng thời hoạt động bơm, hút tiền trên thị trường mở cũng rất nhịp nhàng, gần như là lượng cung tiền được dự báo phù hợp với nhu cầu và diễn biến của nền kinh
Biểu đồ 3.1: Quy mô giao dịch của thị trường liên ngân hàng năm 2012 - 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: NHNN Việt Nam
Thứ năm, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng diễn biến ổn định, phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, niềm tin vào VNĐ ngày càng được củng cố, hỗ trợ kiềm chế lạm phát, góp phần giảm thiểu tình trạng đô la hóa, vàng hóa tại Việt Nam; tạo môi trường ổn định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Thứ sáu, hoạt động của hệ thống các TCTD dần đi vào ổn định, tình hình thanh khoản của hệ thống được cải thiện rõ nét qua từng năm, rủi ro đổ vỡ hệ thống đã bị đẩy lùi; các NHTM đáp ứng ngày càng tốt hơn các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động; tốc độ tăng nợ xấu đã chậm lại.
Với những nỗ lực của NHNN trong điều hành CSTT, đặc biệt là chính sách lãi suất trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta đã dần dần ổn định, mặt bằng lãi suất giảm mạnh, dự trữ ngoại hối tăng, tình trạng đô la hóa giảm.