NHNN ấn định các mức lãi suất điều hành

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách lãi suất của NH nhà nước việt nam từ năm 2011 đến nay và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 082 (Trang 40)

2011 ĐẾN NAY

2.2.1. NHNN ấn định các mức lãi suất điều hành

2.2.1.1. Giai đoạn năm 2011

Năm 2011 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế nước ta cũng như đối với hệ thống ngân hàng. Tình trạng bất ổn của nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát cao đặt ra thách thức to lớn cho NHNN trong việc điều hành CSTT và đặc biệt là chính sách lãi suất. Ngay từ đầu năm, NHNN đã xác định mục tiêu định hướng trong việc điều hành

CSTT là điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Biểu đồ 2.5: Lộ trình tăng các mức lãi suất điều hành trong năm 2011

Trong 6 tháng đầu năm 2011, thông qua các quyết định 271/QĐ-NHNN ngày 17/02/2011, quyết định 379/QĐ-NHNN ngày 08/03/2011, quyết định 692/QĐ-NHNN ngày 31/03/2011 và quyết định 929/QĐ-NHNN ngày 29/04/2011 (phụ lục 1), NHNN đã bốn lần tăng mức lãi suất tái cấp vốn và hai lần tăng mức lãi suất chiết khấu. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm được điều chỉnh tăng dần từ mức 10%/năm lên mức 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng dần từ mức 11%/năm lên 13%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ mức 11%/năm lên mức 15%/năm. Đồng thời nguồn cung tiền từ NHNN bị giảm sút mạnh mẽ khiến cho những ngân hàng trông đợi nhiều vào nguồn vốn này rơi vào tình thế khó khăn, đối mặt với nhiều rủi ro về thanh khoản. Trong tình cảnh này, biện pháp đơn giản mà các NHTM trong hệ thống áp dụng là tăng lãi suất huy động để hút vốn bù đắp cho lượng thiếu hụt. Động thái

này, từ chỉ xuất hiện ở một vài ngân hàng, đã thúc đẩy các ngân hàng khác lao vào một cuộc đua lãi suất huy động dưới các hình thức: Khuyến mại, tặng thưởng, huy động tiết kiệm lãi suất linh hoạt...

Nếu như trong năm 2008, để kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt thị trường tín dụng, lãi suất cơ bản được sử dụng như là công cụ chính yếu với tần suất và mức độ điều chỉnh lớn, thì trong những tháng đầu năm 2011, để phù hợp với tinh thần của Luật NHNN ban hành năm 2010 chủ yếu sử dụng lãi suất cơ bản làm công cụ chống cho vay nặng lãi nên NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Xu hướng điều hành này là một bước tiến tích cực của NHNN trong công tác điều hành lãi suất, từng bước cơ cấu lại các mức lãi suất cho phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp cho NHNN thực hiện tốt hơn vai trò người cho vay cuối cùng của mình, cũng như ngăn chặn được sự ỷ lại và lạm dụng nguồn vốn giá rẻ của một số NHTM từ NHNN. Đồng thời, các mức lãi suất này cũng đã phát được tín hiệu điều hành CSTT của NHNN, thực hiện tương đối tốt vai trò là lãi suất định hướng trên thị trường (lãi suất trên thị trường OMO dao động bình quân trong khoảng 13 - 14%; lãi suất trên TTLNH dao động từ 12 - 13.18%).

Như vậy, trong nửa đầu năm 2011, NHNN đã kiên quyết bảo vệ quan điểm sử dụng các biện pháp quyết liệt để giảm tổng cầu, kiểm soát lạm phát. Trong đó, NHNN đã điều hành tăng các lãi suất chủ đạo nhằm tác động vào thị trường theo hướng thu hút được tiền vào hệ thống, và chọn lọc các dự án cho vay có hiệu quả.

Đến 06/10/2011, NHNN tiếp tục ban hành quyết định 2210/QĐ-NHNN, theo đó, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 14% lên 15%, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN với hệ thống ngân hàng tăng từ 14% lên mức 16%, lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 13% phản ánh đúng vai trò là người cho vay cuối cùng của NHNN.

2.2.1.2. Giai đoạn 2012 đến nay

Năm 2012, mục tiêu CSTT của NHNN Việt Nam vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, so với năm 2011 NHNN đã thắt chặt tiền tệ với mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát thì từ năm 2012, NHNN điều hành CSTT một cách mềm dẻo và linh hoạt hơn, có dấu hiệu nới lỏng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng, kích

thích kinh tế phát triển. Nhận định tình hình kinh tế vĩ mô hai tháng đầu năm diễn biến ổn định và tích cực, nên Chính phủ yêu cầu NHNN ngay sau cuộc họp với Chính phủ phải có động tác hạ lãi suất. Thống đốc NHNN tuyên bố các loại lãi suất đều hạ xuống 1 điểm phần trăm theo quyết định 407/QĐ-NHNN ngày 12/03/2012.

Sở dĩ NHNN chuyển hướng điều hành lãi suất từ tăng sang giảm vì lạm phát có dấu hiệu đã được kiềm chế, thanh khoản của hệ thống ngân hàng có dấu hiệu cải thiện. Thông thường hàng năm chỉ số giá tiêu dùng những tháng đầu năm chiếm phân nửa mức tăng cả năm, nhưng năm 2012 CPI tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ và là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm (CPI tháng 2 tăng 1.37% so với tháng trước và tăng 2.38% so với cuối năm 2011). Lãi suất tín dụng phát đi những tín hiệu giảm nhẹ, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu. Thị trường ngoại hối tương đối ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, tỷ giá giao dịch có xu hướng giảm dần. Xuất khẩu 2 tháng tăng 24.8% so với cùng kỳ năm trước, nhập siêu tương đương 4.1% kim ngạch xuất khẩu, giảm nhiều so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề tiếp cận lãi suất. Vì vậy, trong diễn biến tình hình kinh tế ổn định và tích cực, việc giảm lãi suất để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, tăng trưởng đã được NHNN đặt lên hàng đầu.

Trong năm 2012, NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, mỗi lần giảm 1% (phụ lục 1). Lần điều chỉnh đầu tiên vào ngày 12/03/2012, theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15% xuống còn 14%, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13% xuống 12%, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt thanh khoản của NHNN giảm từ 16% xuống 15%. Lần điều chỉnh giảm cuối cùng vào 21/12/2012, sau 6 lần giảm lãi suất điều hành trong năm 2012, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15% xuống còn 9%, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13% xuống 7%, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt thanh khoản của NHNN giảm từ 16% xuống 10%.

Biểu đồ 2.6: Lộ trình giảm các mức lãi suất điều hành trong năm 2012

Đơn vị:%

-B-LSTCK

LS cho vay qua đêm và cho vay bù đắp thiếu hụt thanh khoản

Nguồn: NHNN Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và xu hướng lạm phát tăng ở mức thấp, đánh giá về sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá, NHNN nhận định dư địa để giảm mặt bằng lãi suất trong năm 2013 là không còn nhiều. Thực tế, NHNN thực hiện giảm 2%/năm các mức lãi suất điều hành vào 25/03/2013 và 10/05/2013. Đến 17/03/2014, NHNN tiếp tục giảm một loạt các mức lãi suất điều hành nhưng mức độ giảm thấp hơn ở mức 0.5%. Như vậy, đến nay, lãi suất tái cấp vốn còn 6.5%, lãi suất tái chiết khấu còn 4.5%, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt thanh khoản của NHNN đối với các TCTD còn 7.5%.

Biểu đồ 2.7: Lộ trình giảm các mức lãi suất điều hành từ đầu năm 2013 đến nay

Đơn vị: %

♦ LS tái cấp vốn

■ LS tái chiết khấu

—⅛ LS cho vay qua đêm và bù đắp thiếu hụt TK

Nguồn: NHNN Việt Nam

2.2.2. Cơ chế lãi suất trần

Cơ chế trần lãi suất đã được NHNN áp dụng từ cuối năm 2010, do thanh khoản của các TCTD ở mức thấp, nhiều TCTD phải đua nhau tăng lãi suất huy động để tranh giành thị phần, hút nguồn tiền nhàn rỗi của cá nhân và các tổ chức kinh tế, gây xáo trộn TTTT và đẩy mặt bằng lãi suất cho vay cao. Trong bối cảnh đó, để ổn định TTTT, NHNN đã áp dụng trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực ưu tiên nhằm hỗ trợ phát triển lĩnh vực này. Giải pháp điều hành này có vai trò quan trọng trong việc ổn định mặt bằng lãi suất thị trường trong những thời điểm thanh khoản của các TCTD gặp khó khăn, từng bước giảm mặt bằng lãi suất theo mục tiêu đề ra. Hiện nay, NHNN vẫn tiếp tục duy trì cơ chế lãi suất trần, từng bước giảm mặt bằng lãi suất để tạo điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, xung quanh việc áp dụng cơ chế này vẫn còn một số bất cập như việc một số ngân hàng khó khăn trong việc huy động vốn lách trần bằng các hình thức khuyến mãi.

Đầu năm 2014, thanh khoản của hệ thống ngân hàng tương đối tốt, nhiều ngân hàng đã chủ động giảm mức lãi suất huy động trước khi có quyết định của NHNN. Vì vậy, cơ chế trần lãi suất hiện nay không mang lại hiệu quả cao, chủ trương của NHNN trong thời gian tới sẽ bỏ trần lãi suất khi thị trường có thể tự điều chỉnh.

2.2.2.1. Cơ chế lãi suất trần đối với lãi suất tiền gửi bằng VNĐ và USD

Kể từ đầu năm 2011 đến nay, NHNN đã 10 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động đối với tiền gửi VNĐ (cụ thể thông qua các thông tư và quyết định ghi trong phụ lục 2):

Biểu đồ 2.8: Trần lãi suất huy động đối với tiền gửi bằng VNĐ

Đơn vị: % ■ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng ■ kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng ■ kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng ■ kỳ hạn trên 12 tháng

Đầu năm 2011, trước nguy cơ lạm phát cao bùng nổ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Ngay sau đó, NHNN đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ sản xuất phát triển, góp phần chống suy giảm kinh tế, khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ và dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất trong năm 2011 lần lượt là 20% và 16%. Về điều hành lãi suất huy động, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 03/03/2011 qui định trần lãi suất huy động VNĐ của các TCTD là 14%. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VNĐ. Gần đây nhất, ngày 17/03/2014, NHNN đã ban hành quyết định 498- QĐ/NHNN giảm trần lãi suất huy động bằng VNĐ và USD của các TCTD. Qua các đợt điều chỉnh, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 6% xuống 1%/năm, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 14% xuống 6%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,5%/năm. Đầu năm 2011, NHNN quy định mức trần 14% áp dụng cho tiền gửi VNĐ tất cả các kỳ hạn. Từ đó đến nay, cùng với việc giảm trần lãi suất huy động, NHNN cũng dỡ bỏ dần trần lãi suất huy động đối với các kỳ hạn dài: kể từ 08/06/2012, NHNN bỏ trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn trên12 tháng, 27/06/2013, NHNN bỏ trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn trên 6 tháng. Động thái này của NHNN tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động huy động vốn để cân đối nguồn vốn cho vay trung dài hạn, đông thời cũng tạo tiền đề cho việc dỡ bỏ toàn bộ trần lãi suất huy động trong thời gian tới. Tuy nhiên, đa số các khoản tiết kiệm của người gửi tiền đều có kỳ hạn ngắn nên trần lãi suất huy động cũng có tác động không nhỏ đến việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư.

Đối với tiền gửi ngoại tệ, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD (phụ lục 3), đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm. Từ năm 2012 trở lại đây, tỷ giá tương đối ổn định, ít biến động trong khi chênh lệch lãi suất tiết kiệm giữa VNĐ và USD lại rất lớn khiến cho việc huy động vốn ngoại tệ của TCTD gặp khó khăn, sự dịch chuyển tiết kiệm từ USD sang VNĐ của người dân ngày càng rõ. Mặc dù NHNN đã thu hẹp đối

tượng được vay ngoại tệ theo thông tư 07/2011-NHNN, nhiều TCTD vẫn rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngoại tệ do nhiều doanh nghiệp lợi dụng khả năng tiếp cận tín dụng ngoại tệ của mình để hưởng chênh lệch lãi suất. Thực trạng trên dẫn đến hiện tượng lách trần lãi suất huy động ngoại tệ của một số ngân hàng.

2.2.2.2. Cơ chế lãi suất trần đối với lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối

với 1 số lĩnh vực ưu tiên

Song song với việc giảm trần lãi suất huy động, kể từ tháng 5 năm 2012, NHNN bắt đầu lộ trình giảm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên (phụ lục 4). Theo thông tư 14/2012-TT/NHNN, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ của TCTD đối với khách hàng vay tối đa bằng (=) lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN quy định cộng (+) 3%/năm.

Các khoản cho vay ngắn hạn bằng VNĐ được áp dụng lãi suất cho vay tối đa theo quy định này là các khoản cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn của 4 lĩnh vực ưu tiên:

(i) Phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-

CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông

nghiệp, nông thôn.

(ii) Thực hiện phương án, dự án sản xuất-kinh doanh hàng xuất khẩu quy định tại Luật Thương mại.

(iii) Phục vụ sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị

định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát

triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(iv) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg

ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số

vực được áp dụng lãi suất cho vay theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.

về phía TCTD có trách nhiệm niêm yết công khai mức lãi suất cho vay, các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo quy định Thông tư. TCTD thực hiện cho vay đối với các khách hàng quy định tại Thông tư theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của TCTD và các quy định khác của pháp luật có liên quan; không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay đối với khách hàng, trừ một số khoản phí theo quy định tại Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/03/2011 của NHNN quy định về thu phí cho vay của

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách lãi suất của NH nhà nước việt nam từ năm 2011 đến nay và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 082 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w