Kinh nghiệm điều hành lãi suấtcủa NHTW 1 số quốc gia thời gian

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách lãi suất của NH nhà nước việt nam từ năm 2011 đến nay và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 082 (Trang 26)

Thông qua các mức lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn, NHTW có thể tác động điều chỉnh lãi suất trên TTTT liên ngân hàng, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng vay của NHTM và làm tăng lên hay giảm xuống đối với cung cầu tiền tệ. Khi NHTW nâng các mức lãi suất điều hành, các NHTM khó khăn hơn trong việc vay vốn của NHTW, từ đó làm cho lãi suất TTLNH tăng, các NHTM giảm khả năng mở rộng tín dụng. Ngược lại, khi NHTW giảm các mức lãi suất điều hành, các NHTM dễ dàng vay vốn, từ đó làm gia tăng khả năng mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế. Như vậy, sự thay đổi lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu có thể được coi là dấu hiệu định hướng CSTT của NHTW.

1.3. KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHTW MỘT SỐQUỐC GIA QUỐC GIA

1.3.1. Kinh nghiệm điều hành lãi suất của NHTW 1 số quốc gia thời gianqua qua

1.3.1.1. NHTW Châu Âu ECB

ECB ấn định 3 mức lãi suất chủ chốt khu vực đồng tiền chung EUR bao gồm:

- Lãi suất cho hoạt động tái cấp vốn: Là mức lãi suất áp dụng cho các khoản vay nhằm đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Từ cuối năm 2011 đến nay, ECB thường xuyên phải cắt giảm mức lãi suất này với mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, khôi phục nền kinh tế. Tuy nhiên kinh tế khu vực Eurozone đến nay vẫn chưa thực sự khởi sắc. Mức lãi suất tái cấp vốn hiện nay ECB đang áp dụng ở mức thấp kỷ lục 0.25%. Như vậy, NHTW châu Âu chỉ còn một lần cắt giảm 0.25% nữa là sẽ chạm

gói nới lỏng định lượng hoặc lãi suất âm nếu như nền kinh tế không thể hồi phục. Tỷ lệ lạm phát của Eurozone trong tháng 10 ở mức 0.7% - chưa bằng một nửa mức mục tiêu 2% mà ECB đề ra trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức 12.2% cao nhất kể từ khi khu vực đồng tiền chung châu Âu được thành lập năm 1999.

- Lãi suất cho các phương tiện tiền gửi thường xuyên: áp dụng cho các khoản tiền gửi qua đêm của các ngân hàng với cơ quan quản lý ngoại tệ khu vực đồng Euro.

Mức lãi suất huy động 0% đã được ECB duy trì trong một khoảng thời gian khá

dài từ

5/7/2012 đến nay. Với mức lãi suất huy động thấp như vậy, ECB hy vọng sẽ có thể

khuyến khích vốn vay giữa các ngân hàng với nhau.

- Lãi suất cho các phương tiện vay giới hạn: Áp dụng cho các khoản vay qua đêm từ cơ quan quản lý ngoại tệ khu vực đồng Euro. Trong bối cảnh suy thoái

kinh tế

những năm gần đây, cùng với việc cắt giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất huy động,

ECB đồng thời cũng giảm lãi suất cho vay. Mức lãi suất này hiện nay ở mức 0.75%.

ECB sẽ giữ lãi suất cho hoạt động tái cấp vốn bằng nghiệp vụ thị trường mở thông qua phương thức đấu thầu. Cùng với đó, NHTW của các quốc gia thành viên ECB có trách nhiệm giữ 2 lãi suất chủ chốt còn lại thông qua hoạt động cho vay và nhận tiền gửi để lãi suất cho các phương tiện tiền gửi thường xuyên đóng vai trò lãi suất cơ bản, còn lãi suất cho các phương tiện tiền vay giới hạn đóng vai trò lãi suất trần, lãi suất cho vay qua đêm sẽ dao động trong biên độ này.

1.3.1.2. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)

FED sử dụng hai công cụ chính trong điều hành lãi suất là lãi suất chiết khấu (DR) và lãi suất liên ngân hàng định hướng (FFR)

- Lãi suất chiết khấu của FED là lãi suất cho các TGTC vay để đáp ứng các nhu cầu đảm bảo thanh khoản và an toàn chi trả. Lãi suất này tương tự như lãi suất

tái cấp

phát thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao. Việc duy trì lãi suất định hướng thấp là một biện pháp của Cục dự trữ liên bang Mỹ nhằm hỗ trợ thị trường. Ke từ khủng hoảng tài chính đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã 7 lần thay đổi “định hướng chính sách” và kết quả của tất cả những lần điều chỉnh này là NHTW đã xóa bỏ hoàn toàn hai mục tiêu quan trọng để nâng lãi suất gồm tỷ lệ thất nghiệp 6.5% và lạm phát 2.5%. Theo đó, thời hạn nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không ngừng biến chuyển từ giữa năm 2013, cuối năm 2014, giữa năm 2015 và mới đây nhất là đầu năm 2015.

1.3.1.3. NHTW Trung Quốc (PBC).

Đối với Trung Quốc, việc xây dựng hệ thống lãi suất NHTW, cải thiện cơ chế hoạt động của chính sách lãi suất và tăng cường định hướng lãi suất thị trường của lãi suất NHTW là điều kiện tiên quyết đối với NHTW trong việc thực thi có hiệu quả chính sách điều hành lãi suất trong quá trình cải cách lãi suất. Cải cách lãi suất ở Trung Quốc được thực hiện trên cơ sở thị trường, lãi suất được tự do hóa từng bước thông qua việc tự do hóa (i) Lãi suất trên TTLNH; (ii) Lãi suất thị trường trái phiếu; (iii) Lãi suất huy động và cho vay của các TCTD đối với nền kinh tế:

- Tự do hóa lãi suất trên TTLNH: Từ 1996, lãi suất TTLNH được tự do hóa: tất cả các hoạt động cho vay liên ngân hàng được tổ chức thông qua một hệ thống

mạng liên ngân hàng thống nhất, lãi suất TTLNH được tự do hóa, mức lãi suất

do các

bên tự quyết định theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.

- Tự do hóa lãi suất của các trái phiếu: PBC cho rằng thị trường trái phiếu là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính và việc tự do hóa lãi suất thị trường

trái phiếu đã tạo thành một bước tiến quan trọng trong cải cách toàn diện lãi suất

1.3.2. Bài học rút ra cho NHNN Việt Nam.

Từ hoạt động điều hành lãi suất của các nền kinh tế lớn đã tìm hiểu ở trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm điều hành chính sách lãi suất cho NHNN Việt Nam:

Một là: Việc điều hành lãi suất của NHTW các nước luôn thay đổi linh hoạt phù hợp với mục tiêu của CSTT và sự thăng trầm của nền kinh tế. Để chống suy giảm kinh tế, kích thích đầu tư, NHTW các nước đều thực hiện chính sách nới lỏng bằng cách cắt giảm lãi suất, thậm chí là đến mức thấp nhất, nhằm kích cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh gia tăng hoạt động đầu tư và thương mại toàn cầu góp phần thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế.

Sau giai đoạn thực hiện CSTT nới lỏng, các nền kinh tế thường phải đối mặt với tái lạm phát leo thang, thời gian mang tính chu kỳ với khoảng gần 3 năm. Vì vậy, các nền kinh tế buộc phải chấm dứt CSTT nới lỏng và từng bước thực hiện tăng lãi suất chủ đạo theo hướng thắt chặt hơn. Quá trình này cần được cân nhắc theo mức độ phục hồi kinh tế của từng quốc gia để không làm bóp nghẹt sự phục hồi của nền kinh tế. Đây là vấn đề Việt Nam cần phải xem xét, khi nền kinh tế đang từng bước thoát khỏi thời kỳ suy giảm. Nếu tiếp tục nới lỏng, tổng lượng tiền trong nền kinh tế sẽ tăng thêm trong khi các yếu tố tiềm ẩn của lạm phát vẫn còn, nhưng nếu thắt chặt thì sản xuất chưa kịp thoát khỏi đình trệ, doanh nghiệp đa phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn đúng vào lúc cần vốn.

Hai là: Hoạt động điều hành lãi suất của các khối nước khác như EU, Trung Quốc và các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hoạt động điều hành của Mỹ. Điển hình là mỗi đợt tăng giảm lãi suất cơ bản của Mỹ đều có quan hệ chặt chẽ với những biến động trong CSTT các quốc gia khác. Trong đó, nếu xét về thời gian, các nước phát triển thường có phản ứng tức thì trước những biến động trong điều hành CSTT của Mỹ, còn các nước đang phát triển lại có phản ứng chậm hơn gần một năm sau những thay đổi trong CSTT của Mỹ. Lý giải điều này là do độ mở cửa và hội nhập của các nước đang phát triển thường thấp hơn so với các nước phát triển. Do vậy, tác động lan toả từ tác động điều hành CSTT của Mỹ với các nước đang phát triển cũng chậm hơn.

Ba là: Hầu hết các NHTW các nước đều chọn lãi suất chủ đạo là lãi suất cho vay qua đêm trên TTLNH. Lãi suất này là “chỉ số” phản ánh chính xác trạng thái cung cầu về vốn khả dụng của các NHTM, là cơ sở để các NHTM tham khảo để xác định lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay đối với khách hàng của mình. NHNN Việt Nam có thể sử dụng lãi suất này làm lãi suất chủ đạo để điều hành các loại lãi suất trên thị trường.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NHNN VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY

2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ LẠI ĐÂY

Bước vào năm 2011, năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị ổn định, kinh tế-xã hội phục hồi năm 2012 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại, trong nước lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho cả sản xuất và đời sống dân cư.

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Hiện nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng chững lại và phục hồi yếu kể từ sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2010 đến nay

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng cục thống kê

Năm 2011, tổng sản phẩm trong nước tăng 5.89% so với năm 2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó quý I tăng 5.57%; quý II tăng 5.68%; quý III tăng 6.07% và quý IV tăng 6.10%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2011 tuy thấp hơn mức tăng 6.78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn

và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Tăng trưởng giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp & xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng: tài chính - tín dụng, xây dựng, kinh doanh tài sản & dịch vụ tư vấn. Trong 5.89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0.66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.53%, đóng góp 2.32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6.99%, đóng góp 2.91 điểm phần trăm.

Bước sang năm 2012, nước ta tập trung vào các giải pháp kiềm chế lạm phát, mức tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5.25% tuy nhiên lại thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý: quý I tăng 4.64%; quý II tăng 4.80%; quý III tăng 5.05%; quý IV tăng 5.44% khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả củ ải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong 5.03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.72%, đóng góp 0.44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4.52%, đóng góp 1.89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6.42%, đóng góp 2.7 điểm phần trăm.

Đến năm 2013, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên, mức độ phục hồi chưa thực sự nổi bật. Tổng sản phẩm trong nước năm 2013 tăng 5.42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5%; quý III tăng 5.54%; quý IV tăng 6.04%. Mức tăng trưởng năm 2013 tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5.5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5.25% của năm 2012. Trong mức tăng 5.42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0.48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.43%, thấp hơn mức tăng 5.75% của năm trước, đóng góp 2.09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6.56%, cao hơn mức tăng 5.9% của năm 2012, đóng góp 2.85 điểm phần trăm.

Như vậy mức tăng trưởng năm 2013 chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng 6.52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9.91%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6.89%.

GDP quý I năm 2014 tăng 4.96% so với cùng kỳ năm 2013. Khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung.

2.1.2. Tổng cầu

Tiêu dùng

Xu hướng chính kể từ năm 2011 đến nay trong tiêu dùng của người dân vẫn là tiết kiệm do tâm lý lo ngại của người tiêu dùng về tình trạng lạm phát. Hơn nữa, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự khả quan, doanh nghiệp phá sản còn nhiều, thu nhập của người lao động thấp cũng làm giảm nhu cầu mua sắm, đặc biệt là các loại hàng hóa xa xỉ. Tốc độ tăng (đã loại trừ yếu tố giá) của doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2011 là 4.7%, thấp hơn đáng kể mức tăng 14% của năm 2010 và thậm chí thấp hơn mức 11% của năm 2009.

Đầu tư

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP của Việt Nam từ năm 2011 đến nay

Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 2011 đến nay có xu hướng giảm dần và giảm nhiều nhất vào năm 2011. So với năm 2010, tỷ lệ trên GDP của tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 giảm từ 41.9% xuống 34.6%; trong đó, đầu tư của khu vực nhà nước giảm từ 18.5% xuống 13.5% (trong đó đầu tư từ NSNN giảm từ 8.6% xuống 7.0%),

của khu vực tư nhân giảm từ 15.1% xuống 12.2%. Neu sự sụt giảm đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước là do chủ trương tài khóa chặt chẽ thì sự sụt giảm đầu tư của khu vực đầu tư tư nhân là do lãi suất cao và sự sụt giảm của đầu tư nhà nước. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành đạt 989.3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33.5% GDP, đây là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000. Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012, vốn khu vực Nhà nước đạt 374.3 nghìn tỷ đồng, chiếm 37.8% tổng vốn và tăng 9.6% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 385 nghìn tỷ đồng, chiếm 38.9% và tăng 8.1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230 nghìn tỷ đồng, chiếm 23.3% và tăng 1.4%. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 1091.1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30.4% GDP. Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà nước đạt 440.5 nghìn tỷ đồng, chiếm 40.4% tổng vốn và tăng 8.4% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 410.5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37.6% và tăng 6.6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 240.1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% và tăng 9.9%.

Cùng với sự sụt giảm đầu tư là sự tăng lên của số doanh nghiệp giải thể trong những năm qua. Năm 2012, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động là 54,261 doanh nghiệp, con số này cao hơn so với năm 2011 là 53,922 doanh nghiệp. Đến năm 2013, số doanh nghiệp giải thể lên tới 60,737 doanh nghiệp, cao hơn nhiều so với năm 2012, số lượng các doanh nghiệp này chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân. Với vai trò là thước đo sức khỏe nền kinh tế khi khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 2/3 GDP,

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách lãi suất của NH nhà nước việt nam từ năm 2011 đến nay và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 082 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w