Tín dụng thành viên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng NH tại NH hợp tác xã chi nhánh hải dương khoá luận tốt nghiệp 095 (Trang 53 - 79)

2.2.3.1 Hệ thống quỹ tín dụng cơ sở

QTDND là tên gọi của loại hình HTX tín dụng kiểu mới ở Việt Nam được thành lập theo quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thí điểm thành lập QTDND.

Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, QTDND là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu tương trợ nhau để phát triển sản xuất kinh, kinh doanh và đời sống.

Hệ thống QTDND là một thể thống nhất, được tạo lập bởi các QTDND có cùng nguyên tắc tổ chức, mục đích và các nét đặc trưng giống nhau; trong đó mỗi QTDND là một đơn vị kinh tế tự chủ, có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, đồng thời có sự liên kết với nhau để thống nhất và phối hợp hoạt động nhằm mục tiêu tương trợ giữa các thành viên đảm bảo sự an toàn và phát triển từng QTDND và toàn hệ thống. NHHTX là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống QTDND.

Ngân hàng HTX chi nhánh HD hiện tại có 80 thành viên đến từ 11 huyện: Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Bình Giang, Cẩm Giàng, Chí Linh, Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Miện, Thanh Hà trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đồng thời có 2 thành viên tại Cẩm Phả, Quảng Ninh.

42

2.2.3.2. Điều hòa vốn hệ thống giai đoạn 2013-2015

Với tư cách là tổ chức đầu mối đóng vai trò điều hòa vốn trong hệ thống QTDND tại địa bàn tỉnh Hải Dương, đặc biệt là sau chuyển đổi, nhiệm vụ của NHHTX chi nhánh Hải Dương là thực hiện điều chuyển vốn một cách hợp lý trong hệ thống QTDTV. Diễn biến điều hòa vốn của NHHTX chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2013-2015 được biểu diễn ở bảng dưới đây.

Bảng 2.5 : Diễn biến điều hòa vốn giai đoạn 2013-2015

1.Tốc độ tăng trưởng (%)_________ - 94,02________ 70,41________ 2.Theo thời hạn_________________ 372.893 723.478 1.232.843 -Ngắn hạn_____________________ 372.104 722.407 1.231.235 -Trung hạn_____________________ 789_________ 1071_________ 1.608________

________________________B.Cho vay trong hệ thống________________________ I.Doanh số cho vay______________ 140.550 189.200 275.320

1.Tốc độ tăng trưởng_____________ - 40,83________ 60,75________ 2. Theo thời hạn_________________ 140.550 189.200 275.320 -Ngắn hạn_____________________ 83.430 102.460 202.140 -Trung hạn_____________________ 57.120 86.740_______ 73.180 II.Dư nợ tín dụng_______________ 32.350 43.200_______ 68.100 1.Tốc độ tăng trưởng (%)_________ - 33,53________ 57,64________ 2.Theo thời hạn_________________ 32.350 43.200_______ 68.100 -Ngắn hạn_____________________ 21.400 31.200_______ 53.100 -Trung hạn_____________________ 10.950 12.800_______ 15.000 III.Doanh số thu nợ_____________ 134.080 178.350 250.420 IV.Nợ xấu cho vay trong hệ

thống_________________________

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng thành viên ngày 31/12/2013, 31/12/2014, 31/12/2015

43

Qua bảng số liệu về diến biến tiền gửi điều hòa và cho vay trong hệ thống của NHHTX chi nhánh Hải Dương, có thể thấy rằng:

Đầu tiên, trong hệ thống NHHTX-QTDND Việt Nam, NHHTX chi nhánh Hải Dương như một chi nhánh nhận tiền gửi, thể hiện ở doanh số tiền gửi luôn vượt quá lớn so với doanh số cho vay và có sự chênh lệch ngày càng tăng mạnh. Năm 2013, doanh số tiền gửi gấp 3,4 lần doanh số cho vay. Năm 2014 là 3,8 lần, và năm 2015 lên đến 7,1 lần. Cùng với đó, khoảng cách giữa số dư tiền gửi và dư nợ cho vay thậm chí còn vượt trội hơn. Năm 2013, số dư tiền gửi gấp 11,5 lần dư nợ cho vay, năm 2014 là 17,0 lần, và 18,1 lần là con số năm 2015. Khi lượng tiền gửi quá dư thừa, các NHTM buộc phải có phương án đầu tư vào các TSTC, hoặc gửi tại các TCTD khác để tránh lãng phí, tổn thất quá lớn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, đối với NHHTX chi nhánh HD, thay vì đầu tư vào TSTC để thu lợi nhuận cao hơn, lựa chọn được ưu tiên chính là gửi nguồn vốn dư thừa lên NHHTXVN. Bởi lẽ liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn là mục tiêu quan trọng nhất của NHHTX. Cơ chế điều hòa vốn của hệ thống NHHTX cùng tương tự như cơ chế quản trị vốn tập trung của một số NHTM. NHHTX chi nhánh HD nhận tiền gửi của các QTDTV thừa vốn, đồng thời cho các QTDTV thiếu vốn vay. Khi vốn dư thừa quá lớn, chi nhánh HD sẽ gửi lượng vốn này lên NHHTX VN. NHHTXVN trước hết sẽ cho các chi nhánh thiếu vốn vay, và sau đó sẽ có các phương án đầu tư khác. Cơ chế điều hòa vốn của hệ thống NHHTX được đơn giản hóa qua sơ đồ sau:

44

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ luân chuyển vốn trong hệ thống NHHTX

Thứ hai, tiền gửi điều hòa của các QTDCS gửi lên HNHTX chi nhánh HD tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2013-2015, cả về doanh số và số dư. Neu như năm 2013, doanh số tiền giử của QTDCS chỉ là 478.054 triệu đồng, thì đến năm 2015 con số này đã là 1.947.195 triệu đồng, tăng gấp 4,1 lần. Con số này là kết quả của sự tăng trưởng doanh số giữa 2 năm 2013-2014 là 68,08% và năm 2014-2015 là 142,34%. Về số dư tiền giử, năm 2015 tăng 3,6 lần so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng số dư tiền gửi các năm đều hơn 70%. Điều này cho thấy rằng, NHHTX chi nhánh HD ngày càng tạo được niềm tin, uy tín với các QTDCS. Từ khi chuyển đổi thành NHHTX, không chỉ đơn thuần là thay đổi tên gọi, cơ chế hoạt động cũng linh hoạt hơn. NHHTX đã quan tâm cải thiện đáng kể đến cơ chế lãi suất tiền giử điều hòa vốn theo nguyên tắc bảo đảm cho các QTDCS nếu giử điều hòa sẽ đủ bù đắp chi phí và có lãi, đồng thời lãi suất tiền giử và cho vay áp dụng đối với các QTDCS đều ưu đãi hơn so với mức lãi suất cùng loại ngoài hệ thống. Đây chính là nguyên nhân đã tạo nên sức hấp dẫn cho các QTDCS gửi vốn điều hòa. Mặt khác, sự tặng trưởng doanh số và dư nợ tiền gửi tại NHHTX chi nhánh Hải Dương cũng đến từ uy tín và sự hoạt động hiệu quả của các QTDCS trên địa bàn. Người dân đã tin tưởng QTDCS hơn trong lựa chọn tổ chức để gửi tiết kiệm. Với sự đơn giản về thủ tục, địa bàn hoạt động đến tận từng xã, cũng như sẵn sàng nhận các khoản tiền nhỏ lẻ của

45

người nông dân (có các khoản tiết kiệm chỉ 1 đến 2 triệu), QTDCS đã thu hút được một lượng tiền nhàn rỗi lớn, đồng thời tạo nên tư duy: “Không chỉ có các món chục triệu trăm triệu mới giử tiết kiệm ngân hàng, các khoản tiền rất nhỏ vẫn có thể giử được.” Điều này có tác động rất tích cực đến kinh tế, thay vì các khoản tiền nhàn rỗi nhỏ được người dân cất giữ vì nghĩ rằng quá nhỏ không đáng để giử ngân hàng, họ đi gửi tại các QTDND - thuận tiện đi lại, đồng thời cũng có khoản lãi nho nhỏ. Trên địa bàn xã cả nghìn hộ gia đình, những món tiết kiệm nhỏ lẻ này cũng trở nên đáng kể. Đây cũng là phân khúc khách hàng mà các QTDND và hệ thống NHHTX luôn hướng đến.

Thứ ba, song song với nhận tiền gửi điều hòa từ các QTDCS, nhiệm vụ NHHTX cung cấp vốn điều hòa cho các QTDCS cần hỗ trợ. Tuy lượng vốn cho vay nhỏ hơn nhiều so với lượng tiền gửi, nhưng lượng vốn vay vẫn có sự gia tăng trong giai đoạn 2013-2015. Doanh số và dư nợ cho vay đều tăng. Doanh số cho vay năm 2015 gấp 2 lần so với 2013, dư nợ năm 2015 gấp năm 2013 là 2,1 lần. Tốc độ tăng trưởng giữa các năm của hai chỉ số này đều từ 30 đến 60%. Điều mà chúng ta cần quan tâm nhiều hơn không phải là sự tăng trưởng doanh số hay dư nợ, mà trên hết chính là hiệu quả của hoạt động này. Hãy nhìn vào hiệu quả tín dụng thành viên của NHHTX chi nhánh HD trong giai đoạn 2013-2015. Với nợ xấu trong 3 năm đều là 0 (triệu đồng), đây quả thực là một con số ấn tượng, có thể nói là hoàn hảo. Không có nợ xấu là điều mà mọi ngân hàng đều mong muốn. Đây là thành công rất lớn của NHHTX chi nhánh Hải Dương, vì mảng hoạt động tín dụng lớn nhất lại không hề đem đến rủi ro nào. Điều này thể hiện rằng, chất lượng công tác cho vay trong hệ thống là cực kỳ an toàn và hiệu quả. Điều này đến từ chi nhánh HD và cả các QTDTV. Chi nhánh Hải Dương đã quan tâm cũng như kiểm soát được hoạt động của các QTDCS từ các báo cáo hoạt động thường ngày mà các Quỹ gửi lên, mặt khác ngân hàng cũng đã gửi các cán bộ đến trực tiếp kiểm tra tình hình hoạt động của các Quỹ thành viên. Cùng với đó, các QTDCS đã tôn trọng và hoạt động đúng nguyên tắc, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả được cả gốc và lãi cho NHHTX. Cả QTDTV và NHHTX đều hướng đến mục tiêu giúp hệ thống phát triển

Năm 2012 2013 2014 2015 Tổng dư nợ (Triệu đồng) 220.845 247.556 286.277 337.565

46

an toàn và bền vững. Có thể nói, NHHTX chi nhánh Hải Dương đang ngày càng làm tốt vài trò là Ngân hàng đầu mối của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Thứ tư, trong cơ cấu tiền gửi điều hòa từ các QTDCS, tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn (hơn 95%) và có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm. Trong cơ cấu dư nợ cho vay, sự chênh lệch tỷ trọng của các món vay ngắn hạn và trung dài hạn nhỏ hơn. Các món vay ngắn hạn chỉ chiếm 65-75% trong dư nợ và như doanh số cho vay. Các QTDCS ưa thích gửi ngắn hạn hơn, vì các Quỹ gửi không vì mục đích kiếm lời mà họ cần sự linh hoạt của các khoản tiền gửi thời hạn ngắn. Việc này cũng đến từ phía tiền gửi huy động được từ dân cư. Là các khoản tiền nhỏ lẻ, rải rác đều quanh năm. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán lãi cho khách hàng cũng diễn ra đều, vì vậy, các Quỹ không thể gom các khoản món nhỏ rồi gửi dài hạn quá lớn. Vì không có năng lực tài chính mạnh như các ngân hàng, nên các QTDND không thể thực hiện nghiệp vụ trên. Tuy nhiên để sự chênh lệch tỷ trọng quá cao như vậy thì không thể đạt hiệu quả tốt nhất. NHHTX cần có hướng khắc phục trong thời gian tới để thu hút được thêm nguồn tiền gửi trung và dài hạn để cho vay các Quỹ thành viên.

Trước khi chuyển đổi, cũng như trước Thông tư 31/TT-NHNN tháng 11 năm 2012, ngoài tiền nhàn rỗi gửi tại NHHTX, có một lượng tiền gửi rất lớn mà các QTDCS gửi tại các TCTD khác. Nguyên nhân, trước hết là do mạng lưới hoạt động và thanh toán của QTDNDTW lúc đó chưa phủ rộng đến địa bàn hoạt động của các QTDCS, dẫn đến khó khăn trong việc rút và giử tiền. Nguyên nhân chủ yếu chính là do ý thức liên kết lúc đó của các QTDCS là chưa cao, họ vẫn còn tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt gửi tại các TCTD khác để nhận mức lãi suất cao hơn, khi thiếu sẽ vay tại QTDTW để nhận mức lãi suất ưu đãi. Điều này gây khó khăn cho chi nhánh và cả hệ thống trong việc tự cân đối nguồn vốn. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi mô hình, cùng với quy định “Vốn nhàn rỗi của các QTDND thành viên phải gửi vào tài khoản tiền giử điều hòa vốn tại NHHTX” thì tất cả các khoản tiền dư thừa đểu được gửi tại NHHTX. Ban đầu, có nhận được ý kiến bất bình từ các

47

QTDCS, tuy nhiên, NHHTX đã có những cơ chế để tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức: liên kết hệ thống chính là đặc trưng, bản chất quan trọng của mô hình hợp tác tín dụng, mục tiêu quan trọng nhất chính là an toàn hệ thống. Cũng đồng thời tạo những điều kiện có lợi cho các QTDCS để họ tôn trọng nguyên tắc này.

2.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Hải Dương

2.2.4.1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Tăng trưởng dư nợ hay còn gọi là tăng trưởng tín dụng là một chỉ tiêu rất được quan tâm, cả từ tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế đến tăng trưởng của một ngân hàng cụ thể.

Đối với nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng cao và đều là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế tăng trưởng tốt và động lực tăng trưởng kinh tế lớn là tự nội lực trong nước, chi tiêu tiêu dùng tăng. Theo thống kê của NHNN, tăng trưởng tín dụng năm 2013 là 12,51%, năm 2014 là 14,16%, năm 2015 khoảng 18% (chỉ tiêu là 17%). Hãy so sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHHTX chi nhánh Hải Dương và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế để thấy rằng chi nhánh HD có đang theo kịp với tốc độ phát triển chung của cả nước hay không.

Bảng 2.6: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của NHHTX chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2013-2015

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng ngày 31/12/2012, 31/12/2013, 31/12/2014, 31/12/2015

Năm 2012 2013 2014 2015 DSCV ngoài hệ thống 181.350 212.467 220.158 234.450 DSCV trong hệ thống 120.070 140.550 189.200 275.320 Tổng DSCV (Triệu đồng) 301.420 353.017 409.358 509.770 Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) - 13,73 15,96 24,53 48

Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2013- 2015

Tổng dư nợ ---Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Có thể nhận thấy rằng, diễn biến của tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tại NHHTX chi nhánh HD có nhịp độ gần sát với tăng trưởng chung của nền kinh tế. Năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ là 12,09% so với mức tăng chung là 12,51%. Năm 2014, tỷ lệ này là 15,64% vượt hơn 14,16% là mức tăng của nền kinh tế. Năm 2015, với tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đạt 17,92% sấp sỉ với mức tăng trưởng chung là 18%. Có thể nhận xét rằng, hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ của chi nhánh là khá tốt, khi đã mở rộng hoạt động tín dụng đúng với nhu cầu chung của nền kinh tế.

49

2.2.4.2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay

Bảng 2.7: Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay của NHHTX chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2013-2015

Năm 2013 2014 2015 Lãi đã thu trong năm (Triệu

đồng)

187.806 198.607 267.915

Lãi phải thu (Triệu đồng) 187.856 198.632 267.923

Tỷ lệ thu lãi (%) 99,97 99,99 99,99

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng ngày 31/12/2012, 31/12/2013, 31/12/2014, 31/12/2015

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay giai đoạn 2013-2015 600000 30 500000 g) 400000 <0 <Q∙ 300000 C ® 200000 100000 2013 2014 2015 DSCV ngoài hệ thống DSCV trong hệ thống 25 20 '1 í 15 5 10 5 0 0 ---Tỷ lệ tăng trưởng DSCV

Sau chuyển đổi, với việc có những quy định chặt chẽ hơn với các thành viên, doanh số cho vay thành viên tăng trưởng mạnh. Trong khi doanh số cho vay bên ngoài diễn biến đều đặn. Vì vậy dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay là khá

50

cao. Tốc độ tăng của chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2015 là 24,53%, là một con số khá cao, tuy nhiên tỷ lệ này có thể cao hơn nữa khi chi nhánh đẩy mạnh được cho vay ngoài hệ thống. Chi nhánh cần có những định hướng để thu hút nhiều khách hàng hơn vì sau chuyển đổi, đã không còn nhiều hạn chế về các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng được cung cấp nữa.

2.2.4.3. Tỷ lệ thu lãi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng NH tại NH hợp tác xã chi nhánh hải dương khoá luận tốt nghiệp 095 (Trang 53 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w