THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng NH tại NH hợp tác xã chi nhánh hải dương khoá luận tốt nghiệp 095 (Trang 42)

HỢP TÁC

XÃ CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013-2015 2.1.1. Tình hình chung

Do mới chuyển đổi thành NHHTX từ năm 2013, nên chi nhánh vẫn chưa thể thiết kế và giới thiệu thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Hoạt động tín dụng vẫn đang xoay quanh các sản phẩm truyền thống.

Với mảng tín dụng ngoài hệ thống, chi nhánh cũng có các sản phẩm dịch vụ cho cá nhân và doanh nghiệp.

Đối với cá nhân, chi nhánh có các sản phẩm: Cho vay tiêu dùng

o Cho vay cá nhân, có đảm bảo bằng tài sản - thường là quyền sử dụng đất

o Cho vay cá nhân không có đảm bảo bằng tài sản, thường là tín chấp theo bảng lương

Cho vay mua ô tô

o Mua xe trả góp

o Cho vay mua ô tô để kinh doanh

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2013 2014 2015 2013/2014 2014/2015 Số tiền Số tiền Số tiền Giá trị % Giá trị %

32

Đối với doanh nghiệp, chi nhánh cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển, hay cho vay vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp.

Lãi suất cho vay tại NHHTX thường cao hơn so với các NHTM, do quy mô của NHHTX Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với NHTM khác. Chính phủ đã phải bổ sung gần 1000 tỷ đồng mới đủ số vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng cho QTDNDTW chuyển đổi thành NHHTX. Vì vậy NHHTX không thể cạnh tranh bằng việc hạ lãi suất. Đồng thời NHHTX chưa có mục tiêu đẩy mạnh cạnh tranh với các NHTM, vì vậy mặt bằng lãi suất tại NHHTX có phần cao hơn. Tuy nhiên, NHHTX có duy trì một chính sách lợi thế hơn các NHTM là: khi khách hàng thực hiện tất toán trước hạn, khách hàng không phải chịu một khoản lãi “phạt” mà chỉ cần thực hiện trên lãi suất đã ký kết với ngân hàng.

Đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng tới phục vụ là cán bộ công nhân viên chức, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ và các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, chưa thể thực hiện đủ các báo cáo tài chính cần thiết để có thể vay tại các NHTM. Đặc biệt chi nhánh đã đẩy mạnh sản phẩm cho vay liên kết với QTDND để triển khai cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với giáo viên tại các trường học đóng trên địa bàn Tỉnh nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống theo đúng định hướng ưu tiên cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Thời hạn cho vay mà chi nhánh đang thực hiện là các khoản vay ngắn hạn và trung hạn, chưa có các khoản vay dài hạn. Điều này xuất phát từ định hướng của NHHTXVN, chưa thể chú trọng đầu tư vào các dự án lớn thời hạn dài mà mục tiêu trước mắt là phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn và trung hạn của cá nhân và doanh nghiệp. Bởi vì năng lực tài chính của NHHTX chưa đủ lớn để phục vụ cho các dự án có thời gian quay vòng vốn lâu như vậy.

Với mảng tín dụng thành viên, sau khi chuyển đổi và các quy định của NHNN với QTDND, hoạt động điều hòa vốn của NHHTX chi nhánh HD đã trơn tru hơn, chi nhánh đã có nguồn để điều hòa từ vốn tiền gửi của các QTDCS, đồng thời

33

việc cho vay với các QTDCS đã dễ dàng hơn. NHHTX chi nhánh Hải Dương đã dần dần theo dõi kiểm soát được hoạt động của các quỹ. Neu như những năm trước đây, NHHTX là nguồn cung về vốn cho các QTDND mở rộng quy mô hoạt động, thì đến nay, nhu cầu của các QTDND đã cao hơn với những kỳ vọng về việc cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, thanh khoản đúng vai của một ngân hàng đầu mối hệ thống. Cơ sở dữ liệu về tình hình hoạt động của hệ thống QTDND đang được hình thành từ tổng hợp thông tin báo cáo của các QTDND gửi lên, qua đó xây dựng các tiêu chí về đánh giá từ xa tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn, chất lượng hoạt động... từ đó tư vấn nghiệp vụ cho các QTDND thực hiện có hiệu quả hoạt động của mình.

Chất lượng hoạt động của hệ thống QTDND địa bàn tỉnh đã được nâng lên rõ rệt, số lượng QTDND hoạt động bình thường tăng lên, những yếu kém của các QTDND từng bước được khắc phục. Quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống QTDND có sự tăng trưởng bền vững; hoạt động của hệ thống ngày càng đi vào ổn định và tăng trưởng bền vững.

2.2.2. Tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp

về doanh số cho vay:

Bảng 2.1: Doanh số cho vay ngoài hệ thống theo thời hạn giai đoạn 2013-2015

Tổng

DSCV 212.467 220.158 234.450 7.691 3,6 14.292 6,4 Trung hạn 190.699 196.071 208.545 5.372 2,8 12.474 6,4

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng ngoài hệ thống ngày 31/12/2013, 31/12/2014 31/12/2015

34

Biểu đồ 2.1 Doanh số cho vay ngoài hệ thống theo thời hạn giai đoạn 2013-2015

■Tổng DSCV ■ Trung hạn ≡Ngan hạn

Trong giai đoạn 2013-2015, doanh số cho vay có xu hướng tăng, trong năm 2013, doanh số cho vay của ngân hàng là 212.467 triệu đồng, năm 2014 đạt 220.158, tăng 7.691 triệu đồng, tương đương tăng 3,6%. Năm 2015, doanh số cho vay của ngân hàng tăng cao đạt giá trị 234.450 triệu đồng, tăng 14.292 triệu đồng, tương đương với mức tăng 6,4%. Sau khi chuyển đổi, ngoài phục vụ cho các thành viên, NHHTX đang tích cực mở rộng cho tín dụng ngoài hệ thống. Với việc mở thêm hai phòng giao dịch cuối năm 2014, doanh số năm đã 2015 tăng mạnh.

Trong đó, doanh số cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và có xu hướng tăng. Năm 2013, doanh số cho vay trung hạn là 190.699 triệu đồng, chiếm 89,75%, năm 2014 là 196.071 triệu đồng, chiếm 89,06%, đến năm 2015, con số này là 208.545 triệu đồng, chiếm 88,95%. Điều này là do, đối tượng khách hàng của chi nhánh phần lớn là cá nhân (chủ yếu là cán bộ công nhân viên). Họ vay với mục đích là tiêu dùng: sửa chữa nhà cửa, mua nhà, mua ôtô, mua sắm nội thất,... Nguồn trả nợ đến từ lương và các khoản thu nhập khác, vì vậy, các khoản vay phải có thời hạn tương đối dài thì khách hàng mới hoàn thành được kế hoạch trả nợ.

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2013 2014 2015 2013/2014 2014/2015 Số tiền Số tiền Số tiền Giá trị % Giá trị % Tổng

DSTN 178.973 192.287 208.062 13.314 6,9 15.775 8,2 Trung hạn 159.784 172.758 186.853 12.974 lã 14.095 8,2

Ngắn hạn 19.189 19.529 21.209 "^340 1,8 1.680 8,6 35

Bên cạnh đó, dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng doanh số cho vay ngắn hạn đang tăng trưởng rất tốt, năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn là 24.087 triệu đồng, tăng 2.319 triệu đồng so với năm 2013, tương đương 10,7%. Đặc biệt, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2015 tăng đến 24,1% so với 2014, đạt mức 29.904 triệu đồng, mức tăng là 5.817 triệu đồng, hơn gấp đôi so với mức tăng năm trước. Chi nhánh đang tích cực mở rộng cho vay đến các doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu bổ sung vốn lưu động. Doanh nghiệp nhỏ và hộ sản xuất là đối tượng khách hàng mà chi nhánh hướng tới. Bởi vì nhu cầu của doanh nghiệp và các hộ sản xuất luôn đa dạng và thường xuyên hơn so với khách hàng cá nhân. Phục vụ với các đối tượng này sẽ có cơ hội hợp tác lâu dài, mở rộng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các hoạt động bảo lãnh, tư vấn, thanh toán - là những dịch vụ mà NHHTX rất chú trọng để hướng tới mô hình ngân hàng hiện đại.

về doanh số thu nợ:

Đi đôi với công tác cho vay, ngân hàng cũng chú ý vào thu hồi nợ, vì thu nợ là công tác quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng. Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả, không chỉ chú trọng nâng cao doanh số cho vay, mà còn phải đặc biệt quan tâm đến công tác thu hồi nợ để đồng vốn được bảo toàn, tránh thất thoát. Mặc dù thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách trực tiếp, nhưng nó là nhân tố thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng có tốt hay không. Việc thu hồi nợ đúng thời hạn và đầy đủ là một thành công trong hoạt động tín dụng vì nó thể hiện ngân hàng đã cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Tình hình thu nợ theo thời hạn giai đoạn 2013-2015 của chi nhánh Hải Dương được thể hiện qua bảng sau:

36

Bảng 2.2: Doanh số thu nợ cho vay ngoài hệ thống theo thời hạn giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2013 2014 2015 2013/2014 2014/2015 Số tiền Số tiền Số tiền Giá trị % Giá trị % Tổng dư nợ 215.206 243.077 269.465 27.871 ^13,0 26.388 10,9

Ngắn hạn 12.330 12.750 13.120 ^420 3-1 ^370 2,9

Trung hạn 202.876 230.327 256.345 27.451 ^13,5 26.018 11,3

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng ngoài hệ thống ngày 31/12/2013, 31/12/2014 31/12/2015

Biểu đồ 2.2 Doanh số thu nợ cho vay ngoài hệ thống

■ Tổng DSTN ■ Trung hạn ■ Ngắn hạn

Qua bảng số liệu 2.2 thấy rằng, doanh số thu nợ của chi nhánh đang tăng trưởng tốt cả về ngắn hạn và trung hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2014 tăng nhẹ so với 2013 tăng 240 triệu đồng, tương đương 1,8%. Tuy nhiên đến năm 2015 doanh số thu nợ ngắn hạn lại tăng vọt. Mức tăng trưởng là 8,6% ứng với giá trị tuyệt đối là 1.680 triệu đồng. Nguyên nhân xuất phát cũng từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2015 - đã phân tích ở trên, vì vậy

37

doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2015 vì thế cũng tăng cao. Còn doanh số thu nợ trung hạn tăng trưởng đều với mức tăng là hơn 8%. Từ đó cho thấy rằng, công tác thu nợ trung hạn được quan tâm đúng mức và kiểm tra đều đặn, bởi vì ngân hàng luôn nhận thấy tầm quan trọng của cho vay trung hạn khi cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều chiếm gần 90% trong cơ cấu.

về dư nợ tín dụng:

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình dư nợ tín dụng của chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2013-2015.

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo thời hạn giai đoạn 2013-2015

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng ngoài hệ thống ngày 31/12/2013, 31/12/2014 31/12/2015

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2013 2014 2015 2013/2014 2014/2015 Số tiền Số tiền Số tiền Giá trị % Giá trị % Nợ quá hạn 723 707 797 (216) (51,1) (10) (4,8)

Nợ xấu ^395 775 759 (220) (55,7) (16) (9,1) 38

Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo thời hạn giai đoạn 2013-2015 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 ■ Tổng dư nợ ■ Trung hạn ■ Ngắn hạn

Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy, tổng dư nợ tín dụng tăng đều trong giai đoạn 2013-2015, và cũng như hai chỉ tiêu trên, dư nợ trung hạn cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu. Năm 2013, dư nợ tín dụng là 215.206 triệu đồng. Năm 2014, mức tăng tổng dư nợ là 27.871 triệu đồng, đạt giá trị 243.077 triệu đồng tương đương mức tăng 13%. Năm 2015 tổng dư nợ là 269.465 triệu đồng, đã tăng 26.388 triệu đồng, tương ứng 10,9% so với năm 2014. Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị kém. Tuy nhiên tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường, lúc này lại dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm. Nhưng nhìn vào thực tế lãi suất tại NHHTX luôn cao hơn so với lãi suất tại các NHTM do quy mô của NHHTX nhỏ hơn khá nhiều so với NHTM, nên NHHTX không có khả năng hạ lãi suất để cạnh tranh với NHTM. Vì vậy việc tăng trưởng dư nợ không đến từ việc lãi suất thấp hay, tăng trưởng tín dụng nóng mà đến từ hiệu quả mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện uy tín của ngân hàng đang được củng cố.

Nợ quá hạn và nợ xấu:

39

Nợ quá hạn và nợ xấu luôn là vấn đề được ngân hàng đặc biệt quan tâm, bởi với môi trường kinh doanh tiền tệ chưa ổn định như hiện nay thì có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro có thể đến từ nguyên nhân khách hàng, chính ngân hàng hay đến từ những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hạn hán, lũ lụt... Vì vậy, nợ quá hạn và nợ xấu là điều tất yếu mà không thể có ngân hàng nào tránh khỏi. Vì thế các ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu đến mức thấp nhất.

Bảng 2.4: Dien biến nợ quá hạn và nợ xấu ngoài hệ thống giai đoạn 2013-2015

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng ngoài hệ thống ngày 31/12/2013, 31/12/2014 31/12/2015

Biểu đồ 2.4: Dien biến nợ quá hạn và nợ xấu ngoài hệ thống giai đoạn 2013-2015 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 2013 2014 2015 ■ Nợ quá hạn ■ Nợ xấu

40

Cùng với sự cố gắng trong công tác giám sát mục đích sử dụng vốn và môi trường kinh tế dần ổn định hơn, nợ quá hạn và nợ xấu tại chi nhánh giai đoạn 2013- 2015 có xu hướng giảm nhanh. Năm 2013, nợ quá hạn là 423 triệu, đến năm 2014 chỉ còn 207 triệu, tức là đã giảm hơn một nửa. năm 2015, nợ quá hạn chỉ là 197 triệu. Tương tự như vậy nợ xấu cũng có xu hướng giảm sâu. Năm 2014, nợ xấu là 175 triệu, giảm 220 triệu đồng so với năm 2013. Năm 2015, con số này chỉ là 159 triệu. Có thể nhận thấy rằng, nợ xấu của chi nhánh là rất thấp. Con số nợ quá hạn và nợ xấu này có lẽ chỉ đến từ 1-2 khoản vay. Nguyên nhân của tình hình trên là do: chi nhánh hiện tại quản lý gần 1000 món vay, tuy nhiên phần lớn là các khoản vay có giá trị nhỏ. Các khoản vay này là vay tín chấp theo bảng lương. Khách hàng là cán bộ công nhân viên chức, có nghề nghiệp ổn định, thu nhập ổn định và rất ít trường hợp thôi việc hay mất việc. Cho nên lãi và gốc của các món vay thường được hoàn trả đúng hạn và ít khi xảy ra nợ quá hạn. Nếu trường hợp, khách hàng không trả được khoản nợ, hoặc cố ý không hoàn trả, thì theo đúng hợp đồng đã ký, ngân hàng sẽ tự động thu nợ từ đơn vị sử dụng lao động. Hay, cũng bởi vì một tâm lý mà ai cũng biết: khi cho vay nông dân hay hộ gia đình, họ chưa thể trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, là vì họ thực sự chưa có tiền; tuy nhiên, họ sẽ cố gắng vay mượn từ những nơi khác hoặc chờ hoạt đông sản xuất kinh doanh khá lên để trả hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng, chứ họ ít khi “trốn nợ” như các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nợ xấu và nợ quá hạn của NHHTX nói chung luôn ở mức khá thấp.

Qua những giới thiệu về tình hình hoạt động tín dụng ngoài hệ thống của chi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng NH tại NH hợp tác xã chi nhánh hải dương khoá luận tốt nghiệp 095 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w