Điểm riêng biệt nổi bật trong hoạt động tín dụng của NHHTX chính là hoạt động tín dụng thành viên. Hơn nữa đây là mối ưu tiên và quan tâm hàng đầu của NHHTX. Hoạt động tín dụng cho vay các QTDTV thiếu vốn từ tiền gửi của các QTDTV thừa vốn, gọi là điều hòa vốn trong hệ thống NHHTX-QTDND.
19
Điều hòa vốn trong hệ thống NHHTX-QTDND là việc gửi và vay vốn qua NHHTX để giúp các QTDND có thể bảo đảm khả năng chi trả, khả năng thanh toán của mình cũng như giúp cho QTDND có thể sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất khi dư thừa vốn khả dụng. Nhưng không chỉ có vậy, điều hòa vốn trong hệ thống NHHTX-QTDND được hiểu theo nghĩa rộng, tức là việc thực hiện cân đối, điều hòa các tiềm năng, các nhu cầu còn chưa đáp ứng được về vay vốn, về gửi tiền của khách hàng, thành viên QTDND ở các địa bàn khu vực khác nhau. Như vậy điều hòa vốn hoàn toàn không phải chỉ là điều hoà vốn khả dụng đang có sẵn dư thừa cho nơi đang thiếu vốn khả dụng để giải quyết chi trả, thanh toán tức thời, mà còn là điều hòa vốn cho những nơi còn có nhu cầu vay mà chưa được đáp ứng thông qua việc huy động vốn còn có thể huy động được ở nơi khác.
Để thực hiện công tác tập trung điều hòa vốn, phải có cơ chế điều hòa vốn trong đó có các quy định về tiền gửi, nhận tiền vay và sử dụng tiền vay, đặc biệt là mục đích hỗ trợ chi trả tiền gửi. Ngày 26/11/2012, Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 31/2012/TT-NHNN quy định về NHHTX. Tại khoản 2 điều 41 Thông tư này quy định: Vốn nhàn rỗi của QTDND thành viên phải gửi vào tài khoản tiền gửi điều hòa vốn tại NHHTX và được duy trì ở mức tối thiểu do Đại hội thành viên NHHTX quy định; QTDTV được NHHTX cho vay điều hòa vốn khi có nhu cầu hoặc khó khăn tạm thời về thanh khoản; Cơ chế lãi suất tiền gửi và tiền vay điều hòa vốn rõ ràng, minh bạch; đảm bảo tính tương trợ giữa các thành viên trong hệ thống, góp phần tăng cường tính liên kết, an toàn hệ thống. Hoạt động điều hòa vốn của NHHTX là một nội dung liên kết mạnh mẽ.
Như vậy, kể từ sau ngày Thông tư có hiệu lực thi hành tất cả các khoản tiền nhàn rỗi của QTDND phải được gửi vào NHHTX để thực hiện công tác điều hòa vốn.
❖Những lợi ích khi QTDND gửi tiền và vay vốn tại NHHTX
Thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên là QTDND, NHHTX luôn chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi để các QTDND gửi vốn và vay
20
vốn tại NHHTX được tiện lợi, nhanh chóng, có những ưu đãi về tài chính, như: Các chi nhánh NHHTX bố trí cán bộ nhận tiền và chi trả vào tất cả các ngày trong tuần theo yêu cầu của các QTDND. Với khối lượng tiền mặt lớn, NHHTX bố trí phương tiện nhận tiền gửi và chi trả tại các QTDND.
Lãi suất tiền gửi theo lãi suất thị trường, cộng thêm một số chi phí khác (vận chuyển, đóng gói cao hơn mức lãi suất huy động của QTDND để đảm bảo cao hơn mặt bằng lãi suất ở cùng thời điểm; ưu tiên chi trả đối với các QTDND có khó khăn tạm thời về thanh khoản.
Đối với cho vay và thu nợ, NHHTX đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn hợp lý của các QTDND ở mọi thời điểm, tích cực khai thác các nguồn vốn tài trợ trong nước và nước ngoài với lãi suất phù hợp (nhất là các dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn)
Tư vấn, hỗ trợ các QTDND trong việc lựa chọn đối tượng cho vay, thời hạn, mức lãi suất cho vay, tài sản thế chấp, phương thức thu nợ gốc, lãi giúp các QTDND cho vay được hiệu quả, an toàn. Thời hạn, phương thức cho vay linh hoạt, phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn và theo đề nghị của QTDND. Tùy theo tính chất nguồn vốn hiện có NHHTX quy định mức lãi suất phù hợp theo hướng thấp hơn mức lãi suất thị trường ở cùng thời điểm. Cho vay không cần tài sản thế chấp.
❖ Khi tham gia vào hệ thống điều hòa vốn, các QTDTVphải duy trì số dư tiền gửi tối thiểu, được tính theo công thức sau:
Tiền gửi duy trì tối thiểu = Số dư tiền gửi huy động của Quỹ * Tỷ lệ do NHHTX quy định
Trong vòng 10 ngày đầu của Quý kế hoạch, CBTD tính số tiền phải duy trì của Quý kế hoạch, CBTD thông báo cho Quỹ tín dụng thực hiện. Nếu số tiền giử lớn hơn mức tối thiểu, QTDTV được rút mức này để sử dụng. Nếu số tiền gửi nhỏ hơn mức tối thiểu, NHHTX tự động trích tiền gửi thanh toán sang tiền gửi tối thiểu.
21
Khi có nhu cầu vay vốn, QTDTV sẽ giử đơn xin vay đến NHHTX. Thời hạn cho vay để hỗ trợ khả năng chi trả tiền gửi tối đa 60 ngày. Cho vay để giải ngân cho khách hàng có thời hạn tùy vào nhu cầu. Lãi tiền vay được tính theo phương pháp tích số. Mức cho vay không vượt qua 30 tỷ một quỹ. Hạn mức cho vay chia ra hai trường hợp và được tính theo công thức sau:
Hạn mức = (Tổng dư nợ - Nợ vay NHHTX)*100% - Nợ vay NHHTX Mới thành lập = (Tổng dư nợ - Nợ vay NHHTX)*230% - Nợ vay NHHTX
NHHTX thực hiện thu nợ bắt đầu khi hết ½ thời gian vay. Số tiền thu nợ hàng tháng được tính bằng tổng tiền vay chia đều các tháng còn lại. Nếu QTDTV chậm trả thì áp dụng lãi suất 110% lãi suất cho vay.
1.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1.3.1. Khái niệm về hiệu quả tín dụng
Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động tín dụng ngân hàng. Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoà trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thương mại từ nguồn tích luỹ do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
1.3.2.1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
Dư nợ tín dụng là dư nợ của khách hàng tại một thời điểm.
I
Dư nợ năm t - Dư nợ năm (t -1) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ — ---
Chỉ tiêu trên thể hiện khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với KH cũng như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng này. Chỉ tiêu cho biết xu hướng
22
cho vay đối với khách hàng là mở rộng hay thu hẹp. Tuy nhiên chỉ tiêu này không phản ánh hết hiệu quả tín dụng mà nó chỉ phản ánh được quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng vì đằng sau các khoản tín dụng đó còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Tín dụng là khoản đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng và cũng đồng thời đem lại nhiều rủi ro nhất, vì vậy cần kết hợp phân tích nhiều nhóm chỉ tiêu để có sự đánh giá chính xác hơn.
1.3.2.2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã thực sự giải ngân cho khách hàng được tính trong khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm).
Doanh SO cho vay năm t - Doanh SO cho vay năm (t - 1)
Tỷ lệ tăng trưởng
doanh SO cho vay - TX 1 X 1 - 1X
Doanh so Chovay năm (t -1)
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi)
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
1.3.2.3. Tỷ lệ thu lãi
I
Lai đà thu trong năm Tỷ lệ thu lài = ---
Tông lài phải thu
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện
23
kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai. (Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt)
1.3.2.4. Hệ số sử dụng vốn
Tông du nợ Hệ SO sử dụng vốn = ---
Tông vôn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp khách hàng. Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động và thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.
Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt. Nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.
1.3.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ gốc hay lãi mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn trả theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng. Nợ quá hạn bao gồm: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
I
Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ---
24
Tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao, khả năng thu hồi nợ gốc và lãi kém. Khả năng thu hồi vốn có vấn đề sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản, đồng thời giảm hiệu quả hoạt động, giảm thu nhập của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, vượt quá khả năng bù đắp thì có thể dẫn đến sự phán sản của ngân hàng.
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng thấp song không một TCTD nào tránh được nợ quá hạn. Đôi khi nợ quá hạn xảy ra không phải do từ phía KH mà từ chính ngân hàng. Như CBTD không quan tâm thích đáng chu kỳ kinh doanh của KH hay do nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu nên đưa ra kỳ hạn trả nợ ngắn. Kỳ hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ kinh doanh sẽ tất yếu gây nên nợ quá hạn. Hay nợ quá hạn nhưng có khả năng thu hồi do khách hàng có kế hoạch trả nợ tốt, tài sản đảm bảo giá trị lớn... thì không thể đánh giá ngay hiệu quả tín dụng thấp. Vì vậy dùng chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá hiệu quả tín dụng phải đưa ra một tỷ lệ % hợp lý theo từng thời kỳ.
1.3.2.6. Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.
I
Nợ xâu Tỷ lệ nợ xâu = ---
Tông dư nợ
Chỉ tiêu này bổ sung cho chỉ tiêu trên, bởi nếu chỉ xét đến chỉ tiêu nợ quá hạn thì các khoản nợ quá hạn mà ta đang tính đến ở thời điểm đó có thể phần lớn là nợ cần chú ý, ngân hàng có thể cơ cấu lại và cho gia hạn nợ. Còn khi ta xét đến nợ xấu thì có nghĩa đã tính đến những khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ mất vốn cao của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao thì có thể khẳng định hiệu quả tín dụng của ngân hàng là rất kém, nguy cơ phá sản của ngân hàng là rõ hơn bao giờ hết.
1.3.2.7. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng
Một khoản tín dụng không thể xem là hiệu quả cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để
25
ngân hàng tồn tài và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ hoạt động tín dụng là có hiệu quả, các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, bảo đảm được độ an toàn của nguồn vốn vay.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng
Chất lượng tín dụng là kết quả của cả một quá trình tính từ khi khoản tín dụng được ngân hàng xét duyệt, phát ra cho đến khi được thu hồi. Còn hiệu quả tín dụng chỉ phản ánh đến kết quả cuối cùng.
• Từ phía ngân hàng
Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Để đảm bảo và nâng cao hiệu quả tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền.
Quy trình tín dụng: quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng.
Thông tin tín dụng: hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng là hết sức quan trọng. Muốn nâng cao hiệu quả tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
• Từ phía khách hàng
Uy tín, đạo đức của người vay: Trong quy trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có
26
liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thể gây nên. Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Thực tế