1.3.2.1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
Dư nợ tín dụng là dư nợ của khách hàng tại một thời điểm.
I
Dư nợ năm t - Dư nợ năm (t -1) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ — ---
Chỉ tiêu trên thể hiện khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với KH cũng như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng này. Chỉ tiêu cho biết xu hướng
22
cho vay đối với khách hàng là mở rộng hay thu hẹp. Tuy nhiên chỉ tiêu này không phản ánh hết hiệu quả tín dụng mà nó chỉ phản ánh được quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng vì đằng sau các khoản tín dụng đó còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Tín dụng là khoản đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng và cũng đồng thời đem lại nhiều rủi ro nhất, vì vậy cần kết hợp phân tích nhiều nhóm chỉ tiêu để có sự đánh giá chính xác hơn.
1.3.2.2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã thực sự giải ngân cho khách hàng được tính trong khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm).
Doanh SO cho vay năm t - Doanh SO cho vay năm (t - 1)
Tỷ lệ tăng trưởng
doanh SO cho vay - TX 1 X 1 - 1X
Doanh so Chovay năm (t -1)
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi)
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
1.3.2.3. Tỷ lệ thu lãi
I
Lai đà thu trong năm Tỷ lệ thu lài = ---
Tông lài phải thu
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện
23
kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai. (Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt)
1.3.2.4. Hệ số sử dụng vốn
Tông du nợ Hệ SO sử dụng vốn = ---
Tông vôn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp khách hàng. Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động và thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.
Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt. Nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.
1.3.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ gốc hay lãi mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn trả theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng. Nợ quá hạn bao gồm: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
I
Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ---
24
Tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao, khả năng thu hồi nợ gốc và lãi kém. Khả năng thu hồi vốn có vấn đề sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản, đồng thời giảm hiệu quả hoạt động, giảm thu nhập của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, vượt quá khả năng bù đắp thì có thể dẫn đến sự phán sản của ngân hàng.
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng thấp song không một TCTD nào tránh được nợ quá hạn. Đôi khi nợ quá hạn xảy ra không phải do từ phía KH mà từ chính ngân hàng. Như CBTD không quan tâm thích đáng chu kỳ kinh doanh của KH hay do nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu nên đưa ra kỳ hạn trả nợ ngắn. Kỳ hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ kinh doanh sẽ tất yếu gây nên nợ quá hạn. Hay nợ quá hạn nhưng có khả năng thu hồi do khách hàng có kế hoạch trả nợ tốt, tài sản đảm bảo giá trị lớn... thì không thể đánh giá ngay hiệu quả tín dụng thấp. Vì vậy dùng chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá hiệu quả tín dụng phải đưa ra một tỷ lệ % hợp lý theo từng thời kỳ.
1.3.2.6. Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.
I
Nợ xâu Tỷ lệ nợ xâu = ---
Tông dư nợ
Chỉ tiêu này bổ sung cho chỉ tiêu trên, bởi nếu chỉ xét đến chỉ tiêu nợ quá hạn thì các khoản nợ quá hạn mà ta đang tính đến ở thời điểm đó có thể phần lớn là nợ cần chú ý, ngân hàng có thể cơ cấu lại và cho gia hạn nợ. Còn khi ta xét đến nợ xấu thì có nghĩa đã tính đến những khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ mất vốn cao của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao thì có thể khẳng định hiệu quả tín dụng của ngân hàng là rất kém, nguy cơ phá sản của ngân hàng là rõ hơn bao giờ hết.
1.3.2.7. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng
Một khoản tín dụng không thể xem là hiệu quả cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để
25
ngân hàng tồn tài và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ hoạt động tín dụng là có hiệu quả, các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, bảo đảm được độ an toàn của nguồn vốn vay.