Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo tại NH chính sách xã hội tỉnh ninh bình giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 097 (Trang 32 - 56)

a) Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ nghèo ở Ninh Bình

Với 80% dân số sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trước đây, Ninh Bình có nền kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm dần trong giai đoạn 2016 - 2018 song số lượng hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn khá cao. Đa số những người nghèo đều có trình độ dân trí thấp, không có nhiều kinh nghiệm SXKD, do đó dù đã thoát nghèo thì vẫn sẽ có khả năng tái nghèo.

STT Nhóm nguyên nhân Tỷ lệ (%)

1 Thiếu vốn sản xuất 10.56

2 Thiếu đất canh tác 2.28

3 Thiếu phương tiện sản xuất 3.01

4 Thiếu lao động 25.5

5 Có lao động nhưng không có việc làm 2.54 6 Không biết cách làm ăn; không có tay nghề 4.03

7 Đông người ăn theo 7.05

8 Có người ốm đau nặng dài ngày 30.84

9 Mắc tệ nạn xã hội 1.01

10 Chây lười lao động, không chi tiêu hợp lý 0.42

11 Nguyên nhân khác 12.77

Nguồn: NHCSXH tỉnh Ninh Bình

Từ bảng trên có thể thấy, đến cuối năm 2017, tỉnh Ninh Bình có 13.455 hộ nghèo chiếm 4,52% tổng số hộ toàn tỉnh, trong đó tỷ lệ hộ nghèo cao nhất ở huyện

23

Kim Sơn (7,86%), đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Thành phố Ninh Bình (1,15%), phần lớn các hộ nghèo nằm ở vùng miền núi và ven biển.

b) Đặc điểm và nguyên nhân nghèo tại Ninh Bình

Các hộ nghèo ở Ninh Bình đa phần sống ở vùng núi, vùng trũng, nơi có địa hình hiểm trở, SXKD gặp nhiều khó khăn như Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn. Có thể chia thành các nhóm nguyên nhân dẫn đến nghèo đói như sau:

Bảng 2.2 Các nhóm nguyên nhân gây ra nghèo đói tại tỉnh Ninh Bình năm 2017

Nguồn: NHCSXH tỉnh Ninh Bình

Chây lười lao động, không chi tiêu hợp lý Nguyên nhân khác Thiếu vốn sản xuất ___J Thiếu đất canh tác Mắc tệ nạn xã______I

hội Thiếu phương^^tiện sản xuất

Có người ốm đau nặng dài ngày Đông người ă theo Thiếu lao động .. ...Có lao động I nhưng không

Không biết cách có việc làm làm ăn; không có

tay nghề

Hình 2.1 Các nguyên nhân xảy ra đói nghèo ở Ninh Bình năm 2017

Như vậy, nguyên nhân chính gây ra nghèo đói ở Ninh Bình là có người ốm đau nặng dài ngày chiếm 30,84%, thiếu vốn sản xuất chiếm 10,56%.

2.2. Vai trò của NHCSXH tỉnh Ninh Bình đối với vấn đề XĐGN

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP “Về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” và Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập NHCSXH nhằm tách tín dụng chính sách ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Cùng với đó, NHCSXH chi nhánh tỉnh Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 26/QĐ-HĐQT ngày 04/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam.

NHCSXH tỉnh Ninh Bình ban đầu hoạt động với không ít những khó khăn, số cán bộ nhận bàn giao từ Ngân hàng NN&PTNT chỉ có 10 người, trụ sở giao dịch các cấp từ tỉnh cho đến các huyện thị đều phải mượn thuê nhà dân và các cơ quan khác, trang thiết bị máy móc không đáng kể. Ngoài việc phải nhận bàn giao hàng trăm tỷ đồng dư nợ từ KBNN tỉnh và các NHTM quốc doanh. NHCSXH lại vừa phải triển khai giải ngân kịp thời cho các đối tượng được thụ hưởng. Những tồn tại

về dư nợ nhận bàn giao như: tỷ lệ nợ quá hạn cao 3,38% trong đó có nguyên nhân do vay hộ, vay ké... không thể giải quyết ngay trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau hơn 15 năm hoạt động, chi nhánh NHCSXH tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng, trở thành một cánh tay đắc lực của các cấp chính quyền trong việc thực hiện công tác XĐGN.

2.2.2. Mô hình tổ chức

a) về mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức hiện nay của NHCSXH tỉnh Ninh Bình bao gồm: HĐQT ở Trung ương, các Ban đại diện HĐQT ở cấp tỉnh, cấp huyện thị, thành phố và các bộ phận tác nghiệp là NHCSXH, các tổ chức CT - XH nhận ủy thác. Đây là mô hình đặc thù, đã tập trung được sức mạnh của hệ thống chính trị cùng thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần quan trọng vào công tác XĐGN.

Kể từ khi thành lập, mô hình tổ chức quản lý trên đã được Cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức KT - XH đánh giá cao, đồng thời đã hỗ trợ và tiết kiệm chi phí cho NHCSXH và các đối tượng KH.

Khi mới thành lập, NHCSXH tỉnh Ninh Bình chỉ có 10 cán bộ, đến 31/12/2018, tại Chi nhánh có tổng số 114 cán bộ, trong đó có 96 cán bộ trong biên chế và 18 lao động hợp đồng, lao động nữ chiếm tỷ lệ 43,8%. Đa số các cán bộ đều được đào tạo chính quy, trách nhiệm với công việc.

NHCSXH tỉnh Ninh Bình đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của UBND các cấp trong việc giao đất, hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở giao dịch và mở các điểm giao dịch lưu động tại xã, phường, thị trấn. 8/8 đơn vị đã có trụ sở giao dịch khang trang để làm việc. Ngoài việc giao đất để xây dựng trụ sở giao dịch, UBND các cấp đã hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, san lấp, xây móng nhà, mua sắm phương tiện máy móc, thiết bị. với tổng số tiền là 6.430 triệu đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 145/145 điểm giao dịch cố định đặt tại các xã, phường, thị trấn nhằm giúp đỡ cho các hộ vay thuận tiện trong việc vay vốn, trả nợ, trả lãi ngân hàng, đồng thời cũng giúp NHCSXH tỉnh phối hợp với các Cấp, Ban, ngành, đoản thể giải quyết kịp thời các vướng mắc.

STT Các nguồn vốn Tỷ trọng trong tổng vốn (%)

1 Nguồn vốn Trung ương chuyển về 87,5% 2 Nguồn vốn huy động tại địa phương 94%

thể nói, mô hình tổ chức và phương thức điều hành hoạt động của NHCSXH rất phù hợp với điều kiện KT - XH nước ta hiện nay, đó là một công cụ hữu hiệu trong công tác XĐGN, góp phần phát triển KT - XH.

b) Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của NHCSXH *Thuận lợi

+ Có sự lãnh đạo, giúp đỡ của NHCSXH Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh, và Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan.

+ Hiện nay, HĐND, UBND tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách với mục tiêu hướng đến phát triển kinh tế, XĐGN như Nghị quyết 08/2018/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Đây là một chủ trương lớn cho NHCSXH tỉnh Ninh Bình trong tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện.

+ NHCSXH tỉnh đã xây dựng được hệ thống điểm giao dịch thực hiện giao dịch cố định hàng tháng tại UBND xã, phường, thị trấn và các Tổ TK&VV được thành lập tại các thôn, xóm, khu dân cư chính là một mô hình sáng tạo, riêng biệt của NHCSXH. Đó là một bước tiến quan trọng giúp triển khai các chương trình tín dụng hiệu quả hơn.

+ Ngoài ra, hầu hết cán bộ toàn Chi nhánh có chuyên môn vững vàng, luôn trách nhiệm với công việc.

* Khó khăn

+ Do nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch, nhiều hộ gia đình bị thu hồi đất canh tác nên họ cần nhiều vốn để giải quyết việc làm và SXKD. Trong khi đó, nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Ninh Bình còn khá hạn hẹp.

+ NHCSXH tỉnh ban đầu hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, số cán bộ nhận bàn giao ít, trụ sở giao dịch các cấp phải đi thuê mượn, trang thiết bị máy móc có không đáng kể. Trong khi đó phải nhận bàn giao hàng trăm tỷ đồng dư nợ từ KBNN tỉnh và các NHTM quốc doanh, lại phải triển khai giải ngân cho các đối tượng KH.

27

+ Ngoài ra, việc cho vay đối với người nghèo ở địa bàn tỉnh gặp rủi ro cao, do những ngyên nhân chủ quan như: thiếu vốn SXKD, thiếu kinh nghiệm,... khiến cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với công tác XĐGN tại NHCSXH tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2018

2.3.1. Nguồn vốn cho vay

Trong những năm gần đây, NHCSXH tỉnh Ninh Bình đã tranh thủ được nguồn vốn rất lớn từ NHCSXH Việt Nam, kết hợp với nguồn vốn do ngân sách tỉnh chuyển sang, và vốn huy động trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo đáp ứng kịp thời các yêu cầu về vốn cho các đối tượng chính sách để SXKD, góp phần XĐGN.

3 Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư từ địa

Nguồn: NHCSXH tỉnh Ninh Bình

Nhìn chung, tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm giai đoạn 2016 - 2018. Đến 31/12/2018, tổng nguồn vốn đạt 2.209.726 triệu đồng, tăng 289.294 triệu đồng so với năm 2016. Trong đó:

- Nguồn vốn Trung ương chuyển về là 1.933.445 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,5% tổng nguồn vốn.

- Nguồn vốn huy động tại địa phương là 208.370 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,4% tổng nguồn vốn. Trong đó:

+ Nguồn vốn nhận tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV là 51.039 triệu đồng. Chương trình này được triển khai từ năm 2010, nhưng vẫn rất hiệu quả, đến nay đã có 2.604 Tổ TK&VV tham gia huy động tiền gửi tiết kiệm, đạt 100% tổng số Tổ TK&VV của toàn tỉnh, tỷ lệ số tổ viên tham gia gửi tiết kiệm đạt trên 97%. Việc triển khai huy động vốn qua Tổ TK&VV một mặt giúp người dân làm quen với các

dịch vụ ngân hàng, có thói quen tiết kiệm, mặt khác góp phần gia tăng nguồn vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Ninh Bình.

+ Nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân là 157.331 triệu đồng. Từ cuối năm 2016, NHCSXH tỉnh Ninh Bình đã tiến hành huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư ngay tại các Điểm giao dịch cố định đặt tại các xã, phường, thị trấn. kết quả sau hơn một năm thực hiện, với ưu thế thuận tiện cho KH trong việc đi lại, nhiều bà con nhân dân đã tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm.

- Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt 67.911 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,1% tổng nguồn vốn. Trong đó:

+ Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh là 62.880 triệu đồng được cho vay ở 2 chương trình: cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm.

+ Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách huyện, thành phố là 5.030 triệu đồng để cho vay giải quyết việc làm.

Số tiền (triệu đồng) 2000000 1800000 1600000 φ 1400000 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 Nguồn vốn Trung

ương chuyển về Nguồn vốn huy độngtại địa phương Nguồn vốn nhận ủythác đầu tư từ địa phương

1 2 3

Hình 2.2 Các nguồn vốn cho vay tại NHCSXH tỉnh Ninh Bình

Nguồn: NHCSXH tỉnh Ninh Bình

Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, NHCSXH tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh, góp phần XĐGN trên địa bàn. Tổng doanh số cho vay trong 15 năm là 5.183.322 triệu đồng/409.216 lượt hộ, bình quân mỗi năm đạt 345.554 triệu đồng với trên 27 ngàn lượt hộ được vay vốn. Tổng doanh số thu nợ trong 15 năm là

3.329.554 triệu đồng/374.819 lượt hộ. Tổng dư nợ đến cuối năm 2018 là 2.206.452 triệu đồng/95.736 hộ, tăng 2.079.363 triệu đồng và gấp 17,4 lần so với khi mới thành lập. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15 năm là 21,4%/năm, trong đó năm có mức tăng trưởng cao nhất là năm 2008 tăng 63,8%. Nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã góp phần to lớn trong việc thực hiện XĐGN, giúp cho trên 5.000 hộ thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm cho gần 2.000 lao động, cho vay để xây dựng 140 căn nhà cho hộ nghèo và gần 10.000 công trình hợp vệ sinh và công trình nước sạch... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 5,8% xuống còn 3,63% (giai đoạn 2016 - 2018).

2.3.2. Hoạt động tín dụng đối với công tác XĐGN tại NHCSXH tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2018

a) Tình hình cho vay

Khi mới thành lập, NHCSXH tỉnh Ninh Bình chỉ thực hiện 3 chương trình cho vay bao gồm: cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm và cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, nhận bàn giao từ các NHTM quốc doanh và KBNN. Đến nay, NHCSXH tỉnh Ninh Bình đang triển khai 10 chương trình cho vay đó là: Cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ thoát nghèo, cho vay chương trình quốc gia giải quyết việc làm, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay thương nhân vùng khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở.

Hằng năm, NHCSXH tỉnh Ninh Bình luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Một trong những chương trình đã gắn bó lâu dài với hộ nghèo và có tác động tích cực đến công tác XĐGN tại tỉnh là chương trình cho vay hộ nghèo. Sau nhiều năm thực hiện, đây là một trong những chương trình cho vay có hiệu quả nhất, cùng góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Chương trình cho vay hộ nghèo đã được NHCSXH triển khai ở các huyện, thành phố, thị xã với 145 điểm giao dịch lưu động tại các xã, phường, thị trấn. Nguồn vốn dành cho hộ nghèo phân bổ cho tất cả các xã, phường theo hướng ưu tiên cho các vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS có tỷ lệ hộ nghèo cao từ đó giảm

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Doanh số cho vay 592.547 triệu đồng/23.471 hộ 549.789 triệu đồng/21.926 hộ 711.018 triệu đồng/24.747 hộ Doanh số thu nợ 470.135 triệu đồng/25.487 hộ 439.556 triệu đồng/22.065 hộ 533.547 triệu đồng/25.569 hộ Tổng dư nợ thực hiện 1.918.748 triệu đồng/95.232 hộ 2.082.981 triệu đồng/95.406 hộ 2.206.452 triệu đồng/95.736 hộ Nợ quá hạn 5.196 triệu đồng 6.824 triệu đồng 15.507 triệu đồng Tỷ lệ nợ quá

hạn/Tổng dư nợ

0,27% 0,34% 0,7%

tỷ lệ tái nghèo. Để giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo sớm tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, NHCSXH tỉnh cùng UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên rà soát các hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhằm bổ sung kịp thời vào danh sách những hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương, đảm bảo các hộ được vay vốn từ NHCSXH theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Để tạo thuận lợi trong việc vay vốn, trả nợ, trả lãi cho các KH, Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt dộng tại các điểm giao dịch lưu động đặt tại UBND các xã, phường, thị trấn. Điều này cũng tranh thủ được sự lãnh đạo của chính quyền địa phương nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc phát

sinh .

31

Nguồn: NHCSXH tỉnh Ninh Bình

Nhìn chung, tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh Ninh Bình tăng dần qua các năm. Trong giai đoạn 2016 - 2018, dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng từ 1.918.748 triệu đồng lên 2.206.452 triệu đồng. Đặc biệt, tỷ lệ thu nợ đến hạn năm 2018 đã có bước thay đổi đột phá, từ tỷ lệ thu nợ đầu năm là 29,24% đến hết tháng 12 năm 2018, tỷ lệ thu nợ đến hạn đạt 75,17%. Với mức cho vay bình quân một hộ là 23.05 triệu đồng/hộ, nguồn vốn ưu đãi đã giúp các hộ vay có thể trồng trọt, chăn nuôi, SXKD, nâng cao đời sống, đồng thời cũng làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo tại NH chính sách xã hội tỉnh ninh bình giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 097 (Trang 32 - 56)

w