Nhìn vào thực tế triển khai chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình đã rút ra được những bài học kinh nghiệm để củng cố và nâng cao hoạt động tín dụng ở địa phương mình.
Thứ nhất, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình cần có các biện pháp nhằm kiểm soát nợ quá hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như:
- Hoàn thiện khâu bình xét cho vay từ cơ sở một cách dân chủ, công khai để lựa chọn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay có hiệu quả.
- Cần có sự phối hợp tốt hơn với các đoàn thể, trưởng thôn để đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn, đưa ra mức cho vay và thời hạn vay hợp lý.
- Cần thực hiện kiểm tra chéo đột xuất giữa các cán bộ tín dụng phụ trách các khoản vay nhằm tránh các trường hợp xấu xảy ra.
- Cần phối hợp với các đoàn thể, Tổ TK&VV để kiểm tra tình hình sử dụng vốn với nhiều hình thức như: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất,... nhằm có biện pháp kịp thời xử lý các sai sót.
- Cần nâng cao chất lượng hoạt động tại các điểm giao dịch lưu động tại xã, phường, chất lượng hoạt động ủy thác và chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV. Đảm bảo 100% giao dịch (giải ngân, thu nợ, thu lãi) được thực hiện tại các điểm giao dịch. Tại điểm giao dịch phải công khai số dư nợ từng hộ, đặc biệt là các hộ có nợ quá hạn.
- Cần tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn, cũng như cách quản lý và phương pháp theo dõi trên sổ sách cho các tổ trưởng Tổ TK&VV. Định kỳ kiểm tra đối chiếu, theo dõi việc ghi chép sổ sách của Tổ TK&VV. Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, Tổ trưởng Tổ TK&VV.
Thứ hai, để hoàn thiện quy trinh và thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cần đưa ra cách thức giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và dự án sản xuất của hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo trả nợ phù hợp với khả năng thu hồi vốn của họ.
Thứ ba, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cần tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các tổ chức CT - XH trong công tác XĐGN và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách. Đồng thời kết hợp với chính quyền địa phương tìm các giải pháp xóa nghèo bền vững thông qua đầu tư nguồn vốn cho các mô hình kinh tế có hiệu quả, gắn xóa đói giảm nghèo với thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Toàn bộ chương 1 đã đưa ra những lý luận chung về nghèo đói, sự cần thiết phải
hỗ trợ người nghèo, khái niệm tín dụng, tín dụng đối với người nghèo, vai trò và tầm quan trọng của tín dụng đối với công cuộc XĐGN làm cơ sở cho việc phân tích, đánh
giá thực trạng nghèo đói và hoạt động tín dụng ưu đãi đối với vấn đề XĐGN tại NHCSXH tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2018.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ XĐGN TẠI NHCSXH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2018