Ninh Bình là một tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà Nội hơn 90km, là cầu nối kinh tế và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã. Tỉnh Ninh Bình có địa hình đa dạng, có vùng đồi núi, vùng đồng bằng và bãi bồi ven biển. Ngoài ra, hệ thống giao thông đi lại thuận tiện bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương.
Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu cũng tạo thuận lợi để người dân trong địa bàn tỉnh phát triển SXKD.
Ngoài ra, Tỉnh Ninh Bình còn rất giàu tài nguyên thiên nhiên như: đất, nước, khoáng sản, tài nguyên biển,... thích hợp phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và nuôi trồng thủy sản, chế biến hoa quả xuất khẩu,.
Hiện nay, công nghiệp và du lịch là hai ngành kinh tế đang được tỉnh chú trọng phát triển. Ninh Bình được ví như ‘cửa biển có non tiên’ bởi nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, non nước hữu tình. Ninh Bình còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, các di tích lịch sử cách mạng. Các khu du lịch nổi tiếng phải kể đến như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính thường xuyên được tu bổ, nâng cấp nhằm phục vụ du khách tốt hơn. Với những tiềm năng sẵn có cộng thêm sự đầu tư kịp thời của các cấp chính quyền tỉnh, Ninh Bình hiện đang thu hút đông đảo lượng khách đến tham quan bao gồm cả khách trong và ngoài nước. Năm 2018, số khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh ước tính đạt khoảng 7,3 triệu lượt khách, tăng 2,9% so với năm 2017, vượt 1,4% kế hoạch; doanh thu du lịch đạt khoảng 3,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19%, vượt 18,7% kế hoạch. Mục tiêu phấn đấu năm 2019, lượng khách du lịch sẽ tăng lên hơn 7,5 triệu lượt khách. Từ năm 2020 trở đi, du lịch chiếm trên 10% GDP toàn tỉnh.
Nhằm mục tiêu nâng cao và khai thác tối đa các khu công nghiệp, thời gian qua
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư và hoàn
thiện cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp, đồng thời thực hiện điều chỉnh quy hoạch
phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh, cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Nhờ môi trường đầu tư thuận lợi, nhiều doanh nghiệp lớn như: Công ty xi măng Tam Điệp,... sau thời gian đầu tư đã đi vào sản xuất
làm cho sản lượng và giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao. Năm 2018, sản xuất công
nghiệp tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính đạt khoảng 49,2 nghìn
tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2017 và vượt 5,2% kế hoạch đề ra.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng phát triển mạnh. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp như: vùng biển Kim Sơn nuôi tôm sú và cá; vùng Ninh Phúc trồng hoa và rau sạch. Sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh. Năm 2018, tổng giá trị sản xuất ước tính đạt 8,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2017; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác đạt 120 triệu đồng. Trong chăn nuôi xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng ở mức ổn định và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.
Ngoài ra, tỉnh Ninh Bình ngày càng có nhiều những công trình vừa phục vụ cho sự phát triển KT - XH, vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Điển hình là Tuyến đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quốc lộ 1A, Bệnh viện ung bướu tỉnh Ninh Bình,.
Mặc dù xuất phát là một tỉnh có điều kiện vật chất - kỹ thuật nghèo nàn, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhưng trải qua hơn một nghìn năm hình thành và phát triển, tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi và tiến bộ vượt bậc về mọi mặt. Năm 2018 đã đánh dấu một bước phát triển ngoạn mục của Ninh Bình khi tỉnh đã hoàn thành 16/16 chỉ tiêu về KT - XH, trong đó có 11 chỉ tiêu vượt mức kế hoạch. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 9,27%, thu ngân sách ước đạt 10.450 tỷ đồng, vượt gần 2.500 tỷ đồng so với chỉ tiêu; thu nhập bình quân đầu người đạt 48,5 triệu đồng/người/năm, phong trào xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa lớn, đời sống nhân dân dược cải thiện. Các hoạt động văn hóa có nhiều tiến bộ, trong năm 2018, toàn tỉnh còn trên 12.500 hộ nghèo chiếm 4.17% (theo tiêu chí đa chiều) giảm 0,35% so với năm 2017.
ST T Đơn vị Tổng số hộ dân cư Hộ nghèo Tỷ lệ (%) Hộ cận nghèo Tỷ lệ(%) 1 TP. Ninh Bình 35.287 406 1,15 530 1,50 2 TP. Tam Điệp 17.760 273 1,54 365 2,06 3 Huyện Hoa Lư 24.952 937 3,76 1.408 5,64 4 Huyện Gia Viễn 38.723 1.601 4,13 1.925 4,97 5 Huyện Nho Quan 44.624 2.508 5,62 2.743 6,15
6
Huyện Yên Khánh
45.390 1.410 3,11 2.450 5,40 7 Huyện Yên Mô 37.887 2.130 5,62 3.013 7,95 8 Huyện Kim Sơn 53.276 4.190 7,86 5.726 10,75
Tổng cộng 297.899 13.455 4,52 18.160 6,10