Kinh nghiệ mở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo tại NH chính sách xã hội tỉnh ninh bình giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 097 (Trang 26 - 28)

Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, quy mô hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh ngày càng được mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Khi mới thành lập, chi nhánh chỉ có 02 chương trình tín dụng nhận bàn giao (cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm), đến nay chi nhánh đã và đang thực hiện cho vay 09 chương trình tín dụng. Các chương trình tín dụng đều được triển khai thực hiện tại 100% các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tính đến năm 2018:

- Tổng doanh số cho vay lũy kế 15 năm là 5.504 tỷ đồng, với 499 nghìn lượt hộ được vay vốn; doanh số cho vay năm sau đều cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm đạt 367 tỷ đồng.

- Tổng doanh số thu nợ lũy kế 15 năm là 3.625 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thu nợ trên 241 tỷ đồng, chiếm 65,9% tổng doanh số cho vay, góp phần tạo lập nguồn vốn để cho vay quay vòng.

- Tổng dư nợ đạt trên 2.027 tỷ đồng, tăng 1.877 tỷ đồng so với đầu năm 2003, tỷ lệ tăng trưởng là 12,5 lần, tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm đạt 19,85%. Trong đó, nợ quá hạn là 3.035 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,15% tổng dư nợ. Số KH còn dư nợ là 99.145 KH; Dư nợ bình quân 20,5 triệu đồng/hộ.

NHCSXH cũng thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nguồn vốn, từ khâu giải ngân, thu nợ, kiểm tra, giám sát... nên các chương trình tín dụng ưu đãi đã phát huy hiệu quả cao. Trong 15 năm qua, có hơn 183.000 lượt hộ nghèo được vay vốn với doanh số là 1.851,6 tỷ đồng, góp phần giúp hơn 55.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Thu hút, tạo việc làm mới cho hơn 229.000 lao động; hơn 60.000 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; hơn 2.000 hộ nghèo được hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở; xây dựng gần 244.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, qua đó từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tại vùng nông thôn.

Thông qua vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm nguồn vốn để yên tâm đầu tư vào phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cũng như làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn. Nhờ có vốn tín dụng chính sách ưu đãi, hộ nghèo, con hộ nghèo có điều kiện nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt từ đó có ý thức chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật, góp phần ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn. Tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu đến năm 2020, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh phấn đấu đạt mục tiêu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp; giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng, hoàn thành 100% kế hoạch huy động được giao; dư nợ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 10%; nợ quá hạn ở mức thấp không quá 1% tổng dư nợ; nâng cao hiệu quả hoạt động tại Điểm giao dịch xã.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh đã bám sát các chương trình, kế hoạch của Trung ương, mục tiêu giảm nghèo và phát triển KT - XH của tỉnh, chủ động phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác: Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên tích cực triển khai đồng bộ và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn với quy mô mở rộng, chất lượng ngày càng cao.

Có thể nói, sau hơn 15 năm đi vào hoạt động, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hôi, các cấp trong việc triển khai các chương trình cho vay với phương châm thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hầu hết nguồn vốn được giải ngân đều được ủy thác và lồng ghép vào các chương trình, dự án của các cấp hội, đoàn thể, rất phù hợp với từng thành viên tham gia. Bên cạnh đó, thông qua các Tổ TK&VV được thành lập ở từng thôn, xóm được Ban xóa đói giảm nghèo xã, phường, thị trấn trực tiếp kiểm tra, quản lý nên nguồn vốn ưu đãi đã đến được 100% xã trên địa bàn tỉnh, đến đúng đối tượng được thụ hưởng, được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo tại NH chính sách xã hội tỉnh ninh bình giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 097 (Trang 26 - 28)

w