Thứ nhất, chất lượng thông tin thu thập
Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên mà cán bộ tín dụng cần thu thập đầy đủ và mang tính cực kỳ chính xác. Thông tin cần trung thực và chuẩn đến từ phía doanh nghiệp. Nguồn thông tin được thu thập bởi ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào các thông tin mà chính bản thân doanh nghiệp cung cấp. Khi các doanh nghiệp nghĩ đến việc vay vốn ngân hàng các số liệu trên báo cáo tài chính sẽ được điều chỉnh lại một cách hợp lý có thể phân tích tài chính doanh nghiệp một cách cụ thể hơn. Vì vậy, khi tiếp nhận thông tin trên BCTC mà doanh nghiệp cung cấp ngân hàng cần có một sự thận trọng nhất định. Để đảm bảo an toàn nhất về số liệu, ngân hàng nên xem xét số liệu trên BCTC đã được kiểm toán, một nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ hai, năng lực cán bộ phân tích
Trình độ của cán bộ phân tích cũng là một nhân tố có tính quyết định tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng. Để có chất lượng phân tích tốt cần những cán bộ am hiểu chuyên môn, phải biết đọc và hiểu các báo cáo tài chính, có vốn hiểu biết xã hội nhất định, khi tiến hành phân tích một khách hàng cụ thể nào đó thì cần phải hiểu biết cụ thể và chi tiết về ngành nghề kinh doanh, tập quán kinh doanh, phương pháp hạch toán kế toán của khách hàng. Hơn thế nữa cán bộ phân tích tín dụng cũng cần có sự nhanh nhạy và khéo léo trong nghề nghiệp khi xử lí những tình huống tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để khai thác thông tin chính xác, đầy đủ.
Những thông tin được thu thập sẽ được các cán bộ tín dụng áp dụng một cách linh hoạt từng đối tượng doanh nghiệp cụ thể. Nhân tố chính quyết định tới công tác phân tích tín dụng nói chung và chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng trước hết là quan điểm của lãnh đạo ngân hàng, tất cả các chính sách tín dụng của ngân hàng đều do ban lãnh đạo ngân hàng ban hành và áp dụng với tất cả các chi nhánh. Tât cả những tiêu chí để phân tích tài chính doanh nghiệp đều xuất phát từ những chính sách, những quyết định của ban lãnh đạo. Với trình độ chuyên môn cao việc liên kết các thông tin tính được từ BCTC sẽ trở nên linh hoạt hợp lý và dễ dàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp hơn từ đó đưa ra được nhận định đúng đắn làm cơ sở quyết định cho việc ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp.
tình hình tài chính của khách hàng thì nhất thiết phải có sự cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác từ phía khách hàng.
Thứ nhất, tính trung thực của các báo cáo
Tính trung thực của bộ hồ sơ vay vốn là nhân tố quyết định tới kết quả của hoạt động phân tích tín dụng, ngay từ đầu nếu khách hàng có thiện chí cung cấp đầy đủ thông tin chính xác và đầy đủ cho cán bộ tín dụng, sẽ giúp cho quá trình phân tích diễn ra nhanh chóng thuận lợi hơn. Nó không những giảm thiểu, rút ngắn thời gian, chi phí mà còn giúp khách hàng tạo niềm tin với ngân hàng, từ đó giúp khách hàng được khoản tài trợ nhanh nhất có thể.
Thông thường các doanh nghiệp đều có chính sách bảo mật thông tin, nhưng để phân tích tài chính thì ngân hàng lại cần có những thông tin trung thực của doanh nghiệp để có thể đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có xu hướng bảo mật thông tin cao thì sẽ gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong quá trình cung cấp, tìm kiếm thông tin, từ đó gây nên khó khăn cho hoạt động phân tích tài chính. Với những doanh nghiệp có chính sách bảo mật thông tin cao thì việc tìm kiếm thông tin chính xác về doanh nghiệp từ những nguồn bên ngoài doanh nghiệp cũng sẽ rất hạn chế và khó khăn.
Thứ hai, năng lực chuyên môn và uy tín người lãnh đạo
Lãnh đạo là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của một công ty. Nếu người lãnh đạo không có uy tín và nhân cách, năng lực quản lý yếu kém, trình độ học vấn chưa cao và không có nhiều kinh nghiệm quản lý thì dễ dẫn đến tình trạng công ty bị thu lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thu lãi và nợ cho ngân hàng, cũng như gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Thứ ba, ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng
Ngành nghề cũng là một yếu tố gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Có một số ngành kinh doanh có thể ổn định trong một khoảng thời gian trong quá khứ, nhưng
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 đề cập đến những nội dung cơ bản về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại như khái niệm, mục tiêu, vai trò, phương pháp sử dụng, công tác phân tích, nội dung, quy trình phân tích và những nhân tố ánh hưởng tới công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng. Mỗi ngân hàng thương mại đều có quy định, quy trình riêng nhưng đây sẽ là những cơ sở lý thuyết cơ bản để NHTM áp dụng thực tiễn vào hoạt động của mình. Qua quá trình phân tích tài chính khách hàng, ngân hàng có thể nắm được tương đối tình hình tài chính sản xuất kinh doanh, dự đoán khả năng sinh lời và khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định tín dụng hợp lý, đúng đắn. Việc phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp của NHTM cũng có những khó khăn và rủi ro nhất định, đòi hỏi trách nhiệm của các bên liên quan để hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, mở rộng ra là lành mạnh hệ thống tài chính tiền tệ và ổn định, phát triển nền kinh tế.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI- PHÒNG GIAO DỊCH KIM LIÊN 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân đội- Phòng giao dịch Kim Liên
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân đội
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB- Military Commerical Joint Stock Bank) được thành lập vào ngày 4/11/1994 với tổng tài sản là 22.000.000.000 đồng, có 26 nhân sự và 2 điểm giao dịch đặt tại địa chỉ: 28A đường Điện Biên Phủ, Thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay MBBank đã trải qua 26 năm hoạt động và nằm trong danh sách những NHTM có thương hiệu uy tín, chất lượng hàng đầu nước Việt Nam mang lại lợi nhuận cao nhất trong tất cả các NHTM trên cả nước. Đến 31/12/2020 hệ thống mạng lưới MBBank có 1 Hội sở và 300 điểm giao dịch được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động kinh doanh. Ngày xưa, Hội sở chính đặt tại tòa nhà MB số 12 Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Năm 2019 MBBank Hội sở chính mới khai trương, Tòa nhà MB Tower tại 18 Lê Văn Lương, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội với diện tích rộng rãi, khang trang hơn, bề thế hơn. Đây là một trong những trụ sở làm việc mới của MBBank hiện đại, sang trọng và nhiều tiện ích thông minh trong số các trụ sở ngân hàng tại Việt Nam. Điện thoại : 024.6266.1088 - Fax: 024.6266.1080 - Email : info@mbbank.com..vn - Website : www.mbbank.com.vn . Thời điểm hiện tại MBBank đang có tới 102 chi nhánh, 198 phòng giao dịch trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, MBBank còn có 2 chi nhánh đặt tại Lào, Campuchia và 1 Phòng giao dịch nước ngoài tại Nga.
Tính đến 31/12/2020 MBBank đã tăng vốn điều lệ lên 27.987.000.000 đồng và 14.852 cán bộ nhân viên. Với mục tiêu ban đầu của ngân hàng là cung cấp nguồn tài chính cho các cán bộ chiến sĩ trong doanh nghiệp Quân đội thì ngày nay MBBank hoạt động với nhiệm vụ trở thành ngân hàng tốt nhất trong việc phục vụ khách hàng theo
Hội đồng Quản trị MBBank đã ứng dụng công nghệ để triển khai nhiều hình thức họp linh hoạt và hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra liên tục.
Năm 2021 là một năm quan trọng đối với MBBank để thực hiện chiến lược chuyển dịch số giai đoạn 2017-2021 và xây dựng chiến lược năm 2022- 2026. Phương châm mà Hội đồng quản trị đặt ra trong năm 2021 là “Tăng tốc số, đột phá bán lẻ, an toàn- hiệu quả” và đưa MBBank trở thành ngân hàng “Số 1 về ngân hàng số và nằm trong Top 3 Ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam”. Bên cạnh đó, ngân hàng đang tập trung thực hiện triển khai sáng kiến: “ Bán hàng thông minh và thấu hiểu khách hàng”, “Vận hành thông minh”, “Quản trị tài chính và dữ liệu thông minh”, “Quản trị rủi ro thông minh”, “ Hạ tầng công nghệ thông minh linh hoạt”.
Như vậy, có thể khẳng định MBBank là một định chế tài chính luôn mạnh về quản lý, minh bạch về mọi nguồn thông tin, thuận tiện và dễ dàng trong cung cấp các sản phẩm để thực hiện sứ mệnh cao cả là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam, là một đối tác vững vàng, tin cậy.
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên
Xã hội ngày càng phát triển cùng với đó là nhu cầu sử dụng các sảm phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng nhiều. Trên cơ sở đó ngân hàng TMCP Quân đội đã mở rộng mạng lưới hoạt động với việc thành lập ra những chi nhánh, phòng giao dịch mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Theo Quyết định Số 232/QĐ- NHQQĐ-HĐQT do Chủ tịch HĐQT MBBank cấp ngày 10/4/2006, ngân hàng đã chính thức mở rộng thêm MBBank- PGD Kim Liên thuộc Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội- Chi nhánh Đống Đa với tên gọi “Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội- Phòng giao dịch Kim Liên”.
Ngân hàng TMCP Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên được thành lập vào ngày 6/10/2006 tại số 132 Lê Duẫn, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 024.3941.2345 - Fax :024.3941.2568. Hiện tại, Phòng giao dịch Kim Liên có 10 cán bộ nhân viên với các bộ phận khác nhau và hoạt đông của MBBank - Phòng giao
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế
- Phát hành và thanh toán các loại thẻ ghi nợ nội địa, quốc tế, thẻ tín dụng, thẻ liên kết (MB - VinID)
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bão lãnh khác.
- Cung ứng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life là thành viên của MB group Kế thừa và phát huy từ nền tảng vững mạnh, MBBank - PGD Kim Liên luôn khẳng định mình bằng những thành tích xuất sắc của MBBank, hiệu quả kinh doanh tốt, đội ngũ cán bộ nhân viên tận tâm chuyên nghiệp. Các cán bộ nhân viên trong MBBank - Phòng giao dịch Kim Liên làm việc hết công suất, vượt qua mọi khó khăn, thách thức và những con số KPI được cấp trên giao phó.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
• Bộ phận tín dụng
- Chuyên viên khách hàng cá nhân
Cũng như các NHTM khác công việc của một chuyên viên khách hàng cá nhân làm việc tại Phòng giao dịch Kim Liên đó là:
• Tìm kiếm những khách hàng có mong muốn sử dụng sản phẩm của MBBank
• Gặp khách hàng để giới thiệu, chăm sóc, tư vấn các sản phẩm dịch vụ như: nhóm sản phẩm tiền gửi, nhóm sản phẩm cho vay, nhóm sảm phẩm thẻ, nhóm sản phẩm G-bond.
• Hướng dẫn cụ thể khách hàng các bước hoàn thành thủ tục hồ sơ khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bên MBBank
• Tiến hành lập báo cáo thẩm định theo quy trình khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại MBBank để đánh giá, xem xét khách hàng có đủ điều kiện vay hay không?
• Trong trường hợp phát hiện các khoản vay rơi vào tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi... thì chuyên viên khách hàng cá nhân phải thực hiện gọi điện và đôn đốc, thúc giục khách hàng trả nợ.
- Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp
• Tìm kiếm nguồn khách hàng và xây dựng mạng lưới khách hàng hiện hữu
• Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm có tại MBBank.
• Tư vấn, giới thiệu khách hàng sử dụng các sản phẩm như : nhóm tiền gửi, nhóm sản phẩm quản lý tài khoản, nhóm sản phẩm cho vay và nhóm sảm phẩm tài trợ thương mại.
• Bộ phận giao dịch
• Đón tiếp khách hàng khi đến quầy giao dịch và khai thác thông tin, nẵm rõ nhu cầu của khách hàng để đưa ra các phương án giải quyết tốt nhất.
• Hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm khi khách hàng đến trực tiếp tại quầy.
• Tiếp nhận, giải quyết việc khiếu nại khi khách hàng đến tại quầy trong phạm vi thẩm quyền của mình.
• Quan tâm, chăm sóc khách hàng thường xuyên để tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, thúc đẩy khách hàng sử dụng thêm các sản phẩm của ngân hàng.
• Thực hiện xử lý các bút toán, kiểm tra quỹ tiền mặt của ngân hàng và đáp ứng phải cân quỹ sau mỗi lần đóng quỹ.
2.1.5. Vị trí thực tập tại Ngân hàng
* Các nhiệm vụ khi thực tập tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội — Phòng giao dịch Kim Liên
Bộ phận : Phòng khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên
Trong quá trình thực tập tại vị trí quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên, em đã có những trải nghiệm và học hỏi các công việc của một chuyên viên Quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Các công việc chủ yếu của một chuyên viên Quan hệ khách hàng doanh nghiệp gồm:
• Tìm kiếm khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu vay, gửi tiền hay mở tài khoản
• Giữ liên lạc với khách hàng: tiếp xúc với khách hàng liên hệ với khách hàng thường xuyên để tư vấn và cung cấp thông tin đầy đủ và cần thiết cho những đối tượng này.
• Thẩm định chính xác nhu cầu của khách hàng: nhu cầu về vốn, gửi tiền hay mở số tài khoản. Với những khách hàng có nhu cầu vay vốn tiền ngân hàng cần thẩm định về năng lực tài chính, quy mô kinh doanh, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo nợ vay như thế nào. Từ đó, lập hồ sơ thẩm định, tiến hành thẩm định và trình lên các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối vay.
• Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên quan, tiến hành giải ngân theo quy định của ngân hàng.
• Tiến hành tất toán hợp đồng cho khách hàng đã kết thúc giao dịch và giải chấp tài sản đảm bảo, xóa đăng kí giao dịch tại ngân hàng.
*Những thuận lợi khi thực tập tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên
Môi trường thực tập tại MBBank - Phòng giao dịch Kim Liên trẻ trung, năng động. Các anh chị nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ trong công việc, lịch thực tập linh
hoạt để phù hợp cho việc học ở trên trường. Được Cán bộ quản lý tạo điều kiện để có thể có những hồ sơ đầu tiên.
*Những khó khăn khi thực tập tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên
• Kĩ năng mềm của bản thân còn kém, kiến thức chuyên ngành còn hạn hẹp nên gặp khó khăn trong việc nhận công việc cũng như trình bày công việc của mình.
• Khi gặp những lỗi trong quá trình làm hồ sơ còn khá lúng túng do chưa có kinh nghiệm xử lý.
Nhận xét, thời gian thực tập chính là cơ hội để em trực tiếp áp dụng kiến thức đã học ở lớp vào môi trường làm việc thực tiễn. Được làm việc trong môi trường thực tế, cùng với sự hướng dẫn và chia sẻ của cán bộ chuyên viên tín dụng, em đã có được