Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP quân đội – phòng giao dịch kim liên 186 (Trang 39)

Bộ phận tín dụng

- Chuyên viên khách hàng cá nhân

Cũng như các NHTM khác công việc của một chuyên viên khách hàng cá nhân làm việc tại Phòng giao dịch Kim Liên đó là:

• Tìm kiếm những khách hàng có mong muốn sử dụng sản phẩm của MBBank

• Gặp khách hàng để giới thiệu, chăm sóc, tư vấn các sản phẩm dịch vụ như: nhóm sản phẩm tiền gửi, nhóm sản phẩm cho vay, nhóm sảm phẩm thẻ, nhóm sản phẩm G-bond.

• Hướng dẫn cụ thể khách hàng các bước hoàn thành thủ tục hồ sơ khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bên MBBank

• Tiến hành lập báo cáo thẩm định theo quy trình khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại MBBank để đánh giá, xem xét khách hàng có đủ điều kiện vay hay không?

• Trong trường hợp phát hiện các khoản vay rơi vào tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi... thì chuyên viên khách hàng cá nhân phải thực hiện gọi điện và đôn đốc, thúc giục khách hàng trả nợ.

- Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp

• Tìm kiếm nguồn khách hàng và xây dựng mạng lưới khách hàng hiện hữu

• Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm có tại MBBank.

• Tư vấn, giới thiệu khách hàng sử dụng các sản phẩm như : nhóm tiền gửi, nhóm sản phẩm quản lý tài khoản, nhóm sản phẩm cho vay và nhóm sảm phẩm tài trợ thương mại.

Bộ phận giao dịch

• Đón tiếp khách hàng khi đến quầy giao dịch và khai thác thông tin, nẵm rõ nhu cầu của khách hàng để đưa ra các phương án giải quyết tốt nhất.

• Hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm khi khách hàng đến trực tiếp tại quầy.

• Tiếp nhận, giải quyết việc khiếu nại khi khách hàng đến tại quầy trong phạm vi thẩm quyền của mình.

• Quan tâm, chăm sóc khách hàng thường xuyên để tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, thúc đẩy khách hàng sử dụng thêm các sản phẩm của ngân hàng.

• Thực hiện xử lý các bút toán, kiểm tra quỹ tiền mặt của ngân hàng và đáp ứng phải cân quỹ sau mỗi lần đóng quỹ.

2.1.5. Vị trí thực tập tại Ngân hàng

* Các nhiệm vụ khi thực tập tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội — Phòng giao dịch Kim Liên

Bộ phận : Phòng khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên

Trong quá trình thực tập tại vị trí quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên, em đã có những trải nghiệm và học hỏi các công việc của một chuyên viên Quan hệ khách hàng doanh nghiệp

Các công việc chủ yếu của một chuyên viên Quan hệ khách hàng doanh nghiệp gồm:

• Tìm kiếm khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu vay, gửi tiền hay mở tài khoản

• Giữ liên lạc với khách hàng: tiếp xúc với khách hàng liên hệ với khách hàng thường xuyên để tư vấn và cung cấp thông tin đầy đủ và cần thiết cho những đối tượng này.

• Thẩm định chính xác nhu cầu của khách hàng: nhu cầu về vốn, gửi tiền hay mở số tài khoản. Với những khách hàng có nhu cầu vay vốn tiền ngân hàng cần thẩm định về năng lực tài chính, quy mô kinh doanh, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo nợ vay như thế nào. Từ đó, lập hồ sơ thẩm định, tiến hành thẩm định và trình lên các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối vay.

• Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên quan, tiến hành giải ngân theo quy định của ngân hàng.

• Tiến hành tất toán hợp đồng cho khách hàng đã kết thúc giao dịch và giải chấp tài sản đảm bảo, xóa đăng kí giao dịch tại ngân hàng.

*Những thuận lợi khi thực tập tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên

Môi trường thực tập tại MBBank - Phòng giao dịch Kim Liên trẻ trung, năng động. Các anh chị nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ trong công việc, lịch thực tập linh

hoạt để phù hợp cho việc học ở trên trường. Được Cán bộ quản lý tạo điều kiện để có thể có những hồ sơ đầu tiên.

*Những khó khăn khi thực tập tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên

• Kĩ năng mềm của bản thân còn kém, kiến thức chuyên ngành còn hạn hẹp nên gặp khó khăn trong việc nhận công việc cũng như trình bày công việc của mình.

• Khi gặp những lỗi trong quá trình làm hồ sơ còn khá lúng túng do chưa có kinh nghiệm xử lý.

Nhận xét, thời gian thực tập chính là cơ hội để em trực tiếp áp dụng kiến thức đã học ở lớp vào môi trường làm việc thực tiễn. Được làm việc trong môi trường thực tế, cùng với sự hướng dẫn và chia sẻ của cán bộ chuyên viên tín dụng, em đã có được những kinh nghiệm bổ ích khi dự tuyển vào bất kì vị trí nào trong ngân hàng.

2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Phòng giao dịch Kim Liên

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch Kim Liên

Chi Phí 27.52 32.14 38.25 16,79% 19,01%

Lợi nhuận trước thuế 54.61 60.47 72.34 10,73% 19,63%

120 100 80 60 40 20 0 101.56

Doanh thu thuần

■ Năm 2018 BNam 2019 BNam 2020

Hình 2.1: Tình hình doanh thu giai đoạn 2018-2020

Từ bảng kết quả kinh doanh ta thấy doanh thu thuần và lợi nhuận của Phòng giao dịch có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2019 doanh thu thuần đạt 92.61 tỷ đồng tăng 12,74% so với năm 2018. Năm 2020 doanh thu đạt 101.56 tỷ đồng tăng 9,66% so với năm 2019.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại, bộ phận KHDN- Phòng giao dịch Kim Liên đã cố gắng hết mình, đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng, thu hút khách hàng và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Đóng góp vào kết quả này là nhờ vào chính sách miễn phí chuyển khoản liên ngân hàng dành cho doanh nghiệp, thu hút lượng lớn tiền Casa ( tiền gửi không kì hạn) làm nguồn vốn cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng. Đặc biệt, trong năm 2020 ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19 làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng cán bộ tín dụng tại Phòng giao dịch Kim Liên đã cố gắng cải thiện tình hình cho vay, đẩy nhanh quá trình giải ngân các khoản vay.

Bên cạnh việc tăng của doanh thu thuần và chi phí thì lợi nhuận của Phòng giao dịch Kim Liên giai đoạn 2018-2020 cũng tăng lên đáng kể. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh tăng lên chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Năm 2019 lợi nhuận trước thuế đạt 60.47 tỷ đồng tăng 5.86 tỷ đồng (tương ứng tăng 10,73%) so với năm 2018, năm 2020 lợi nhuận trước thuế đạt 72.34 tỷ đồng tăng 11.87 tỷ đồng (tương ứng tăng 19,63%).

Điểm

xếp loại Nhóm nợ

Từ Đến

Đặc biệt, năm 2020 Phòng giao dịch Kim Liên đã nhận được giấy khen thưởng của MBBank về thành tích đạt kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh.

Để đạt được kết quả tốt như vậy thì MBBank - Phòng giao dịch Kim Liên đã cùng nhau cố gắng hoàn thành và vượt chỉ tiêu của cấp trên. Bên cạnh đó Phòng giao dịch Kim Liên đã có những giải pháp đẩy mạnh các dịch vụ xung quanh hoạt động tín dụng.

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên

2.2.1. Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

TMCP Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên

Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp là một bước quan trọng trong việc để xét duyệt tín dụng cho khách hàng. Chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp phụ thuộc vào việc thẩm định hồ sơ khách hàng trước khi tiến hành vào phân tích, kết quả phân tích chịu ảnh hưởng trực tiếp tới giai đoạn giải ngân và tất toán khoản vay. Do đó, để đạt được kết quả phân tích MBBank - Phòng giao dịch Kim Liên đạt kết quả tốt và hiệu quả thì Phòng giao dịch Kim Liên đã thực hiện các bước :

Bước 1: Thu thập hồ sơ khách hàng

Hồ sơ của một khoản cấp tín dụng bao gồm : hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính và hồ sơ đảm bảo. Hồ sơ pháp lý là những giấy tờ liên quan tới việc thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm những chức vụ quan trọng của các thành viên trong doanh nghiệp, những giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền cấp... Khách hàng có nhu cấp cấp tín dụng tại MBBank - Phòng giao dịch Kim Liên cần hoàn tất đầy đủ hồ sơ pháp lý bao gồm: Đơn xin vay vốn theo mẫu của ngân hàng và phương án vay vốn; giấy phép đăng ký kinh doanh; điều lệ doanh nghiệp, các văn bản bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng. Hồ sơ tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây nhất, một số hợp đồng kinh tế lớn đã và đang sắp thực hiện, biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai thuế. Còn hồ sơ tài sản bảo đảm (TSBĐ) bao gồm các giấy tờ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tờ khai hải quan các lô hàng hóa, hợp đồng mua bán máy móc bộ thẩm định tiến hành thẩm định tài sản. Việc chia tách thẩm định tài sản đảm bảo và thẩm định tài chính riêng nhằm đảm bảo tính khách quan và an toàn cho việc cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng sẽ thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp, ra quyết định cho khách hàng vay hay không vay còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo mà doanh nghiệp hiện có. Còn thẩm định tài sản đảm bảo khách quan giúp đánh giá đúng giá trị thực của tài sản, tạo sự an toàn cho việc cấp hạn mức tín dụng và thu hồi nợ bằng cách xử lý tài sản mà doanh nghiệp đã đảm bảo với ngân hàng.

Bước 3: Xử lý thông tin và phân tích để đánh giá về khách hàng

Sau khi đã thu thập thông tin khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành sàng lọc thông tin khách hàng đã cung cấp. Trước tiên, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá chung về khách hàng, năng lực cạnh tranh trên thị trường, sau đó tiến hành phân tích tình hình tài chính mà trọng tâm là các BCTC và quan hệ tín dụng của khách hàng. Công nghệ thông tin có độ phủ sóng rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bên cạnh đó nó đã và đang góp phần hỗ trợ các cán bộ tín dụng của ngân hàng. Để thực hiện việc chấm điểm xếp loại tín dụng cho khách hàng thì cán bộ tín dụng chỉ cần nhập đúng và đủ thông tin thì sau đó máy tính sẽ tự động cho ra kết quả.

91 100 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn

81 90 AA Nợ đủ tiêu chuẩn

71 80 A Nợ đủ tiêu chuẩn

66 70 BBB Nợ cần chú ý

61 65 BB Nợ cần chú ý

56 60 B Nợ dưới tiêu chuẩn

51 55 CCC Nợ dưới tiêu chuẩn

46 50 CC Nợ nghi ngờ

41 45 C Nợ nghi ngờ

Ý nghĩa:

- Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn: là khách hàng có khả năng trả nợ rất cao và được xếp

hạng tín dụng cao nhất.

- Nhóm nợ cần chú ý: là nguy cơ khách hàng mất khả năng trả nợ là ít.

- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: là khi khách hàng đang có nguy cơ mất khả năng thanh

toán.

- Nợ nghi ngờ: là việc khả năng không có khả năng trả nợ cao và chuẩn bị làm thủ

tục xin phá sản.

- Nợ dưới tiêu chuẩn: là khách hàng đã mất hoàn toàn khả năng trả nợ cho ngân hàng

Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp được các cán bộ tín dụng tiến hành thu thập từ nhiều nguồn thông tin phong phú trên cơ sở các báo cáo tài chính của khách hàng. Trước hết cần kiểm tra nguồn thông tin và độ tin cậy của thông tin được cung cấp. Báo cáo tài chính chủ yếu được sử dụng làm cơ sở để phân tích đó là Bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 4: Tổng hợp và đưa ra đề xuất

Sau khi phân tích, sàng lọc thông tin và kinh nghiệm của bản thân thì cán bộ tín dụng sẽ có được kết quả tốt nhất. Từ đó, kết hợp hạn mức tín dụng mà doanh nghiệp mong muốn để đưa ra kết luận khách hàng có đủ điều kiện vay hay không, nếu được thì cho vay bao nhiêu, lãi suất và cách trả nợ như thế nào.

2.2.2. Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

TMCP Quân đội — Phòng giao dịch Kim Liên

Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng được các cán bộ tín dụng tại MBBank nói chung và MBBank - Phòng giao dịch Kim Liên nói riêng sử dụng chủ yếu 2 phương pháp đó là: phương pháp so sánh và phương pháp tỉ số để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, rủi ro, nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Việc sử dụng 2 phương pháp trên đã giúp MBBank - Phòng giao dịch Kim Liên thực hiện tương đối tốt công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

2.2.3. Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Phòng giao dịch Kim Liên

Để tiến hành phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp, các cán bộ tín dụng cần bám sát vào nội dung của BCTC mà chính khách hàng đã cung cấp và sử dụng các trang nguồn thông tin nội bộ của NHNN như CIC và các nguồn thông tin khác. Để đảm bảo được tính minh bạch thông tin và những thông tin đó là đáng tin cậy thì các BCTC của khách hàng cung cấp phải đảm bảo các điều kiện như: BCTC gửi đến cán bộ tín dụng phải chính xác tuyệt đối, các giấy tờ liên quan phải được giáp lai, công chứng của cơ quan có thẩm quyền trước khi cung cấp cho ngân hàng.

Nội dung phân tích bao gồm:

- Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các khoản mục nguồn vốn, tài sản.

- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí...

- Phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ: Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp - Công ty Cổ Phần Pin Hà Nội

Thông tin về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI

Loại hình công ty: Công ty Cổ phần Mã số thuế: 0100100752

Địa chỉ: Số 72 đường Phan Trọng Tuệ, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 024.38615365 - Fax: 02438612549

Website: http://habaco.com.vn

Người đại diện pháp luật: Phạm Văn Nghĩa Phó giám đốc: Nguyễn Thanh Hùng

Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Thùy Dương Ngày cấp giấy phép: 02/01/2004

Vốn điều lệ: 72.539.100.000 đồng Ngành nghề kinh doanh:

+ Xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, sản phẩm pin, các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.

Tiền thân của Công ty cổ phần Pin Hà Nội là Nhà máy Pin Văn Điển được thành lập từ đầu năm 1960. Tháng 01/2004 Công ty cổ phần Pin Hà Nội được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 103003444 do Sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 02/01/2004 và đăng ký thay đổi lần thứ 13 vào ngày 17/07/2020. Công ty là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị tiên tiến hiện đại. Đến nay sản lượng sản xuất pin đạt trên 200 triệu pin/ năm, sản phẩm phong phú đa dạng, năng suất lao động tăng lên rất nhiều.

Vốn điều lệ của Công ty theo đăng ký là 72.539.110.000 đồng, vốn điều lệ thực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP quân đội – phòng giao dịch kim liên 186 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w