Thiếu phân tích dẫn chứng

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn THPT, rèn kĩ năng chọn dẫn chứng và phân tích (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu

2.4. Thiếu phân tích dẫn chứng

Một trong những thực trạng chung của rất nhiều học sinh hiện nay là đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận văn học nhưng chỉ dừng lại ở việc đưa ra nhưng chưa sử dụng thao tác phân tích, chưa làm rõ được vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận. Có thể nói việc học sinh thiếu thao tác phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học không chỉ học sinh ở các lớp thường mà cả học sinh ở các lớp chuyên đôi lúc vẫn vấp phải tình trạng này. Trong bài văn nghị luận việc chọn được dẫn chứng phù hợp là một kỹ năng và kỹ năng ấy chỉ hoàn thiện hơn nếu biết chọn đủ, phân tích làm rõ và chỉ ra được vị trí của dẫn chứng đó trong mối quan hệ với luận điểm và với nội dung nghị luận của bài văn. Phân tích một ví dụ để làm rõ thực trạng trên. Trong phân tích thơ, học sinh chỉ nêu các luận điểm đã được thầy cô truyền dạy sau đó các em sẽ chép lại các câu thơ như đang diễn xuôi lại các bài thơ bằng lời của mình và ghi lại tiểu kết sau đó tiếp tục nêu ý trích thơ, cứ như thế.

(Bài kiểm tra chọn HSG Văn, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha, 2018)

Hoặc khi đi vào phân tích một bài thơ hoặc một đoạn thơ, học sinh sẽ viết phần mở bài, vào thân bài với một câu dẫn hoặc luận điểm sau đó chép lại một đoạn thơ theo bố cục đã được học, tiếp sau là diễn lại nội dung đoạn thơ không phải là phân tích hay cảm nhận. Việc đưa nhiều dẫn chứng vô hình chung trở thành liệt kê các dẫn chứng, nhưng việc liệt kê một cách không có ý nghĩa, dẫn đến bài văn nghị luận quá dàn trải, chưa cô đọng, luận điểm vẫn chưa được sáng tỏ. Song song đó vẫn tồn tại việc học sinh đã đưa dẫn chứng phù hợp trong bài nghị luận văn học, có sử dụng thao tác phân tích, tuy nhiên nửa vời, các em chỉ sử dụng như một hình thức có viết nhưng chưa làm rõ được vấn đề.

(Bài kiểm tra chọn HSG Văn, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha, 2018)

Đây là một thực trạng vô cùng khó thay đổi vì liên quan đến cách hành văn và kĩ năng làm văn của HS. HS có sử dụng thao tác phân tích, bình luận dẫn chứng nhưng chưa làm rõ được vấn đề mà yêu cầu đề bài đã đưa ra.

Nếu ở các dạng bài nghị luận về một tác phẩm thơ, một đoạn thơ học sinh thường liệt kê dẫn chứng, thiếu thao tác phân tích, bình luận dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm thì trong các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn văn xuôi học sinh lại thường rơi vào tình trạng kể lại diễn biến của câu chuyện. Chưa chọn được dẫn chứng phù hợp. Có thể nói do học sinh chưa nắm rõ được đặc trưng của các thể loại văn học nên các em chưa trang bị đầy đủ kỹ năng để làm bài nghị luận văn học tốt. Chính vì thế mà trong khi nghị luận về tác phẩm văn xuôi thường sẽ cho các dạng đề: tình huống truyện, phân tích/ cảm nhận về nhân vật, một vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Có thể nói, việc chọn được dẫn chứng đúng và dẫn chứng tốt là một điều khó nhưng bình luận về dẫn chứng còn khó hơn.

Như vậy, qua việc điểm qua một số thực trạng về việc đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học, chúng tôi thấy rằng cần có một giải pháp thiết thực để hỗ trợ học sinh đưa dẫn chứng đúng và hay trong bài nghị luận văn học.

CHƯƠNG 3: KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn THPT, rèn kĩ năng chọn dẫn chứng và phân tích (Trang 25 - 28)