Chọn dẫn chứng tiêu biểu

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn THPT, rèn kĩ năng chọn dẫn chứng và phân tích (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu

3.3. Chọn dẫn chứng tiêu biểu

Trong khi tạo lập văn bản nghị luận văn học, chọn được dẫn chứng phù hợp là một điều kiện cần của học sinh giỏi văn, tuy nhiên điều kiện đủ là dẫn chứng ấy cần đạt đến độ tiêu biểu. Dẫn chứng tiêu biểu là dẫn chứng hay, độc đáo có sức nặng trong bài văn nghị luận. Có thể đề xuất một số phương diện để nhận ra dẫn chứng tiêu biểu như sau:

Tiêu biểu xét trong góc độ một tác phẩm. Học sinh cần hiểu, nắm được những kiến thức trọng tâm của tác phẩm văn học. Hơn nữa, học sinh giỏi ngữ văn cần có tư duy chọn lọc được những dẫn chứng tiêu biểu cho bài văn của mình từ các tác phẩm. Tác phẩm văn học có thể chia thành hai mảng lớn: thơ và văn xuôi. Đầu tiên, chúng tôi điểm qua về thơ, bài thơ là một chỉnh thể được cấu trúc từ nhiều câu thơ. Các câu thơ trong bài thơ đều có nghĩa, có một vị trí nhất định trong cấu trúc của bài thơ. Tuy nhiên sẽ có những câu thơ chất chứa được những điềm tâm đắc của tác giả - nó là phần linh hồn của tác phẩm. Cũng như một bản nhạc, sẽ có màn dạo đầu, những âm điệu du dương và sẽ có đoạn điệp khúc – cao trào của cảm xúc, của bản nhạc. Văn chương cũng thế, nếu âm nhạc có sự rộn ràng, da diết của âm thanh làm cảm xúc cao trào thì trong văn chương nó là mạch sóng ngầm, cũng dữ dội cũng da diết nhưng là nằm ở sự cảm nhận tinh tế của độc giả. Ví dụ khi nghị luận về quan niệm mới mẻ về thời gian trong thơ Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng. Trong bài thơ có cả một đoạn thơ về triết lý về thời gian :

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi

[..]

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Xuân Diệu nêu lên triết lý như một mệnh đề

Tác giả dùng thủ pháp đối lập giữa cái hữu 32

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại. Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt... Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa... Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

hạn và vô hạn, để cảm nhận được sự trôi qua nhanh chóng của thời gian

Sự cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan

Như vậy trong mạch cảm xúc của bài thơ sẽ có nhiều câu thơ cùng thể hiện một ý chính nhưng sẽ xuất hiện một số câu thơ tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ học sinh cần có khả năng để nhận diện ra những câu thơ tiêu biểu ấy.

Tương tự như thế trong một tác phẩm văn xuôi. Văn xuôi sẽ có dung lượng nhiều hơn thơ rất nhiều, và có đặc trưng riêng của mình. Trong tác phẩm văn xuôi, học sinh cần nắm kĩ: chi tiết, tình tiết, nhân vật, cốt truyện... Một tác phẩm sẽ có rất nhiều tình tiết, một nhân vật sẽ có nhiều chi tiết. Ví dụ nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Tác giả đã dụng công xây dựng nhân vật trở thành nhân vật điển hình cho hình tượng người nông dân tha hóa trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám. Trong tác phẩm, rất nhiều tình tiết xung quanh Chí: tiếng chửi, rạch mặt ăn vạ, đi tù, người nông dân lương thiện với ước mơ “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, đến nhà Bá Kiến sau khi đi tù về, đêm trăng bên vườn chuối với Thị Nở, tỉnh dậy sau cơn say, đến nhà Bá Kiến sau khi bị Thị từ chối, những lời nói của Chí Phèo trước lúc giết Bá Kiến...Khi nghị luận về bi kịch tha hóa của Chí Phèo nếu học sinh phân tích toàn bộ những vấn đề xoay quanh nhân vật sẽ không làm bật lên vấn đề trọng tâm. Khi nghị luận về sự tha hóa của Chí Phèo không thể bỏ qua các chi tiết Chí từ một người nông dân lương thiện: có ước

mơ như bao người bình thường, cảm thấy khinh bà ba – vợ Bá Kiến lẳng lơ, tiếng chửi đầy uất ức – như một phương tiện giao tiếp của một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, vì không còn được đón nhận như một con người. Một bi kịch đáng thương khi bị từ chối quyền làm người. Người viết phải đi sâu phân tích sự tha hóa khi Chí Phèo đã và đang trở thành con quỷ dữ: nhân hình và nhân tính; hành động: uống rượu say, rạch mặt ăn vạ...Sự tha hóa của Chí Phèo còn thể hiện qua chi tiết về sự thức tỉnh – tỉnh dậy sau những cơn say triền miên và ước muốn hoàn lương của Chí Phèo. Bài viết của học sinh không thể bỏ qua những lời nói:“Tao muốn làm người lương thiện...Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa…”. Những lời nói từ khẳng định, nghi vấn đến nhận ra mình không thể hoàn lương của Chí ở cuối tác phẩm.

Ở một số dạng đề nghị luận văn học khái quát về một giai đoạn văn học, về lịch sử, tiến trình văn học, cần chọn những tác phẩm tiêu biểu. Để có một sự chọn lọc sâu sắc, học sinh cần nắm rõ về tiến trình lịch sử văn học của từng giai đoạn: hoàn cảnh lịch sử, nội dung, nghệ thuật, tác giả, tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn văn học. Học sinh có thể dễ dàng nhận ra một số tác giả tiêu biểu của các giai đoạn văn học qua các bài khái quát văn học cũng như sự chọn lọc tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong nhà trường trung học phổ thông hiện tại. Khi nghị luận về giai đoạn văn học Trung đại, học sinh bắt buộc phải nắm rõ về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và nội dung tác phẩm của các tác giả sau đây: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu đây là một số tác giả có nhiều đóng góp cho dòng chảy văn học, ngoài ra học sinh cần tìm hiểu tác phẩm của: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Bà huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm. Ngoài những tác phẩm trong chương trình, học sinh cần tìm hiểu, thuộc thơ, phân tích và cảm nhận một số bài thơ đặc trưng cho sáng tác của các tác giả để có một cái nhìn khái quát, đúng và đủ về các tác giả.

Để trở thành dẫn chứng tiêu biểu cần: trước hết là dẫn chứng phù hợp đạt tiêu chí đúng, sau đó cần có sự mới lạ, độc đáo. Học sinh cần có sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về các tác phẩm để đạt đến độ chín muồi, chọn lọc những chi tiết hay, có những phát hiện mới, cảm nhận sâu sắc về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi, một đoạn thơ, một bài thơ, về một giai đoạn văn học và đối chiếu trong tiến trình lịch sử văn học.

Như vậy, người viết cần huy động tối đa kiến thức có được để chọn ra một số dẫn chứng cho vấn đề cần nghị luận. Từ đó, bằng năng lực của bản thân, người viết chọn lọc dẫn chứng từ đúng đến trúng để làm sáng tỏ vấn đề

Mặt khác, khi huy động kiến thức, chọn được dẫn chứng trúng, người viết cần khai thác dẫn chứng đó trên nhiều khía cạnh của vấn đề. Người viết cũng có thể sử dụng một dẫn chứng tốt cho nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn THPT, rèn kĩ năng chọn dẫn chứng và phân tích (Trang 32 - 35)