Mô tả hiện trạng

Một phần của tài liệu Báo cáo Tự đánh giá theo Thông tư 18. (Trang 38 - 42)

Nhà trường có 01 Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT- BGDĐT ngày 15/9/2020 và chuẩn hiệu trưởng theo Thông tư 14/2018/TT-

BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GDĐT Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông [H3-1.4-01]; [H2-2.1-01].

Trong 05 năm liên tiếp tính đến năm học 2020-2021, ban giám hiệu đều được đánh giá đạt chuẩn Hiệu trưởng ở Mức khá trở lên, trong đó hiệu trưởng luôn được đánh giá đạt chuẩn Hiệu trưởng ở Mức tốt, các phó hiệu trưởng được đánh giá hai năm đạt mức tốt [H2-2.1-01]. Tuy nhiên, năng lực ngoại ngữ của đồng chí hiệu trưởng và hai đồng chí phó hiệu trưởng còn hạn chế.

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục, được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm, hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng đều có bằng Trung cấp lý luận chính trị, chứng chỉ bồi dưỡng quản lý giáo dục. Trong năm học 2020-2021, Ban giám hiệu đều hoàn thành bồi dưỡng 3 modul dành cho cán bộ quản lý thực thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó hiệu trưởng là cán bộ quản lý cốt cán của Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái [H2-2.1-02]; [H2-2.1-03];[H2-2.1-04].

2. Điểm mạnh

Hiệu trưởng và hai Phó Hiệu trưởng đều đạt tiêu chuẩn về trình độ, thời gian công tác theo Điều lệ trường THCS và chuẩn nghề nghiệp theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GDĐT Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông. Hiệu trưởng là cán bộ quản lý cốt cản của Sở GD&DT Yên Bái, đang học thạc sĩ quản lý giáo dục.

3. Điểm yếu

Năng lực ngoại ngữ của ban giám hiệu còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

-Phát huy các điểm mạnh: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tiếp tục phát

huy vai trò gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trong tự học, tự bồi dưỡng năng lực quản lý và các tiêu chí theo chuẩn hiệu trưởng, đảm bảo các năm học tiếp theo hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đều được đánh giá mức khá và tốt.

-Kế hoạch cải tiến chất lượng:

+Giải pháp: Hiệu trưởng tạo điều kiện và đề nghị Phòng GD&ĐT tạo điều kiện cho các đồng chí trong ban giám hiệu đi học, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ. Hiệu trưởng và hai đồng chí phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tự học ngoại ngữ, đăng kí học các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch, lộ trình đến hết năm 2025 phải đạt tiêu chuẩn ngoại ngữ B1 với hiệu trưởng và B2 đối với phó hiệu trưởng.

+Thời gian thực hiện và hoàn thành: Từ năm 2022 đến hết năm 2025. +Kinh phí đào tạo: Ban giám hiệu tự túc.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3 Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

Mức 1

a) Số lượng, cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định

c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Mức đạt trở lên.

Mức 2

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Mức khá trở lên và có ít nhất 50% ở Mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;

c) Có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Mức tốt;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, giáo viên có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.

1. Mô tả hiện trạng

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có đủ số lượng, cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục. 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp, hằng năm nhà trường đều cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, hiện tại nhà trường có 03 giáo viên đang học đại học. Số giáo viên bình quân trong 5 năm trở lại đây từ 25 đến 26 giáo viên, tỷ lệ giáo viên bình quân/lớp bình quân từ 1,9 đến 2,2 [H3-1.7-02].

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có trên 70% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Mức khá trở lên, trong đó có trên 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Mức tốt [H2-1.4-05].

Cơ bản giáo viên nhà trường có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh, nhà trường có

chương trình định hướng phân luồng cho học sinh khối 8 và khối 9 theo Đề án giáo dục hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 Ban hành kèm theo quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 và Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 3/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020. Giáo viên nhà trường có khả năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, hằng năm đều có học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp huyện, cấp tỉnh và đạt giải trong các cuộc thi, năm học 2019-2020, có 02 học sinh đạt giải ba, năm học 2020-2021 có 02 học sinh đạt giải ba cuộc thi sáng tạo khoa học cấp huyện [H6-2.2-01] . Ngoài ra, bản thân các giáo viên cũng tham gia nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm, hằng năm nhà trường đều có trên 70% giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm được công nhận và áp dụng cấp trường, có từ 10 đến 25% giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp huyện trong các kì thi giáo viên giỏi cấp huyện hoặc xét thi đua chiến sĩ thi đua cơ sở, năm học 2019-2020, có 6/25 = 24% giáo viên có báo cáo kho học được công nhận cấp huyện, năm học 2020-2021 nhà trường có 3/25 = 12% giáo viên có báo cáo nghiên cứu khoa học được công nhận cấp huyện [H2-2.2-02]. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H1-1.2-07]. Một số giáo viên còn hạn chế về khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh.

2. Điểm mạnh

Nhà trường có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu đồng bộ, tỷ lệ đạt trên chuẩn cao, có đủ giáo viên tất cả các bộ môn. Số giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Mức khá, tốt cao và được duy trì, phát triển hằng năm; chất lượng giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt khoảng 21%. Tập thể giáo viên đoàn kết, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề và có trách nhiệm cao trong công việc.

3. Điểm yếu

Một số giáo viên còn hạn chế về khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh dẫn tới kết quả hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

-Phát huy điểm mạnh: Duy trì đủ về số lượng, đảm bảo đồng bộ cơ cấu

giáo viên của nhà trường. Phấn đấu duy trì và tăng tỉ lệ đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá và tốt. Khuyến khích giáo viên tiếp tục nghiên cứu khoa học để có báo cáo kết quả nghiên cứu lên các cấp và đạt kết quả cao.

-Kế hoạch cải tiến chất lượng:

+Giải pháp: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch

hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh. Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn triển khai, thực hiện và đánh giá hoạt động này vào dịp sơ kết, tổng kết cuối năm học. Coi đây là tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm. Động viễn các đồng chí giáo viên tự học tự bồi dưỡng

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2021 +Thời gian hoàn thành: Tháng 5 năm 2023

+ Nhân lực thực hiện: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và giáo

viên toàn trường

+ Các biện pháp giám sát: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kiểm

tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh hàng tháng, đánh giá kết quả trong báo cáo cuối năm học.

Một phần của tài liệu Báo cáo Tự đánh giá theo Thông tư 18. (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w