(Nguồn: Ban kế hoạch Thị trường của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn)
BẢNG 10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009)
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh
2008/2007 2009/2008
GT % GT % GT % +/- %tăng, giảm +/- %tăng, giảm
Tổng chi phí 1.422,40 100 1.743,05 100 1.883,90 100 320,65 22,54 140,85 8,08
1.Khấu hao TSCĐ 175,10 12,31 170,79 9,80 106,43 5,65 -4,31 -2,46 -64,36 -37,68 2.Chi phí NVL 850,47 59,79 1.203,47 69,04 1.375,71 73,02 353,00 41,51 172,24 14,31 3.Chi phí tiền lương 146,91 10,33 172,83 9,92 215,57 11,44 25,92 17,64 42,74 24,73 4.Chi phí khác 249,92 17,57 195,96 11,24 186,19 9,88 -53,96 -21,59 -9,77 -4,99
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths
Trần Bình Thám
Với đá vôi, được khai thác tại mỏ đá Yên Duyên nằm trong địa phận huyện Hà Trung, cách Công ty xi măng Bỉm Sơn khoảng 2,6 km về phía Đông Bắc. Mỏ đá Yên Duyên là dãy núi nối liền nhau chạy dài liên tục 5 km, bề ngang 3 km, các núi có độ cao trung bình 200 m. Đây là mỏ đá lộ thiên được Công ty tiến hành khai thác từ ngọn xuống, với trữ lượng đá vôi dồi dào, mỏ đá Yên Duyên dự kiến khai thác trên 50 năm.
Với đất sét, được khai thác từ các mỏ: Cổ Đam 1, Cổ Đam 2, trong tương lai để có thêm nguồn cung cấp sét cho dây chuyền mới Công ty sẽ mở rộng khai thác mỏ sét Tam Diên. Mỏ sét Cổ Đam 1, Cổ Đam 2 có trữ lượng khoảng 35 - 38 triệu tấn. Hiện đang được Công ty khai thác. Mỏ sét Tam Diên hướng vào cung cấp thêm sét cho dây chuyền mới (dây chuyền 2 triệu tấn xi măng/năm) với trữ lượng ước tính khoảng 20 - 22 triệu tấn.
NVL chính của Công ty là đá vôi và đất sét, đây là hai nguồn nguyên liệu Công ty tự khai thác, tuy nhiên vẫn còn một số NVL khác Công ty phải mua từ các nhà cung cấp như: phụ gia, than cám, thạch cao, đá baran, bao bì….
Năm 2008, tỷ trọng chi phí NVL chiếm 69,04% trong tổng chi phí của Công ty, tức đã tăng thêm 353 tỷ đồng hay tăng thêm 41,51% so với năm 2007, đó là do Công ty mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, năm 2008 giá NVL tăng so với năm 2007 nên đã làm cho chi phí NVL tăng mạnh; Năm 2009, chi phí NVL của Công ty tiếp tục tăng lên, tăng 14,31% hay tương ứng tăng 172,24 tỷ đồng và chiếm tới 73,02% trong tổng chi phí của Công ty.
Chi phí tiền lương: tiền lương là một phần của sản phẩm xã hội được phân phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệ. Tiền lương được chi trả xứng đáng với trình độ và công sức của người lao động bỏ ra sẽ là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Với ý nghĩa như vậy cần thiết phải phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương để thấy được ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty. Chi phí tiền lương của Công ty qua 3 năm đều tăng với tốc độ khá cao. Cụ thể: năm 2007 là 146,91 tỷ đồng chiếm 10,33% trong tổng chi phí; năm 2008 tăng 25,92 tỷ đồng hay tương ứng tăng 17,64% và năm 2009 tăng 42,74% hay tăng 24,73%, đạt 215,57 tỷ đồng.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: chi phí khấu hao TSCĐ cũng là yếu tố cơ bản trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình biến động về chi phí khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, vì vậy phải đánh giá sự biến động và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó. Năm 2007, chi phí khấu hao TSCĐ là 175,10 tỷ đồng chiếm 12,31% trong tổng chi phí của Công ty. Năm 2008, khoản chi phí này giảm 2,46% hay tương ứng giảm 4,31 tỷ đồng so với năm 2007. Và đến năm 2009, chi phí khấu hao TSCĐ tiếp tục giảm mạnh so với năm 2008, giảm 37,68% hay tương ứng giảm 64,36 tỷ đồng.
Các khoản chi phí khác: các khoản chi phí khác của Công ty chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau chi phí NVL, bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí trả lãi vay, chi phí quản lý...chi phí này đã giảm qua các năm. Năm 2008, các khoản chi phí khác là 195,96 tỷ đồng, đã giảm 21,59% hay giảm 53,96 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2009, chỉ tiêu này là 186,19 tỷ đồng, tốc độ giảm nhẹ hơn năm 2008, chỉ giảm 9,77 tỷ đồng tương ứng giảm 4,99% so với năm 2008. Nguyên nhân là do chi phí bán hàng của Công ty đã giảm mạnh làm cho các khoản chi phí khác giảm (thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP xi măng Bỉm Sơn). Chi phí bán hàng của Công ty giảm mạnh như vậy là vì, Công ty đã có chính sách bán hàng thông qua hệ thống đạt lý bao tiêu, chi phí vận chuyển do bên đại lý đảm nhận. Điều này cho thấy, nỗ lực của cán bộ công nhân viên của Công ty luôn cố gắng tìm ra phương pháp tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả cao mà lại giảm được chi phí bán hàng. Đây là thành công đáng ghi nhận của Công ty.
Như vậy, qua 3 năm (2007- 2009) tổng chi phí của Công ty đều tăng lên với tốc độ tăng khác nhau. Mặc dù năm 2009 tốc độ tăng tổng chi phí của Công ty có giảm, tuy nhiên Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong công tác tiết kiệm chi phí để có được mức chi phí ổn định qua các năm.