Các yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn pot (Trang 36 - 38)

3. Phân theo tính chất

2.3.1Các yếu tố môi trường vĩ mô

* Yếu tố kinh tế

Nước ta trong những năm qua kinh tế tăng trưởng đạt ở mức khá cao, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp xi măng luôn duy trì ở mức trên 10 % năm. Để đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển. Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế và điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế Việt Nam phát triển trong đó có ngành vật liệu xây dựng. Với điều kiện kinh tế thuận lợi và tốc độ tăng trưởng lạc quan của ngành xây dựng trong đó có xi măng, sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển, mở rộng quy mô của các Công ty trong ngành xi măng nói chung và của CTCP xi măng Bỉm Sơn nói riêng.

* Yếu tố chính trị, pháp luật

Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn cho đầu tư bởi tình hình an ninh trật tự được đánh giá là khá ổn định. Bằng những nỗ lực xây dựng nền kinh tế nước nhà phát triển, nhà nước ta không ngừng phát triển hoàn thiện cơ chế chính trị pháp luật tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Chúng ta đang ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế. Với lợi thế chung của đất nước như vậy CTCP xi măng Bỉm Sơn được sản xuất kinh doanh trong môi trường ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố an ninh, chính trị, quốc phòng chi phối.

* Yếu tố công nghệ

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Công ty đã mạnh dạn thay thế thiết bị dây chuyền lạc hậu và thay vào đó là các máy móc, thiết bị dây

chuyền sản xuất hiện đại. Hiện công ty đang xây dựng dây chuyền sử dụng công nghệ sản xuất xi măng bằng lò quay với thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các chỉ tiêu về kỹ thuật, môi trường, với công suất thiết kế 2 triệu tấn xi măng/năm. Việc ứng dụng công nghệ máy tính, tin học vào công việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh đã giúp Công ty đo lường các thông số kỹ thuật, quản lý và theo dõi sổ sách kế toán, hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Công ty; đồng thời là phương tiện để giao dịch thương mại, bán hàng và tiếp xúc với khách hàng, tạo cho doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí.

* Yếu tố môi trường tự nhiên

Vị trí của Công ty nằm gần núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào với chất lượng tốt và ổn định. Đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao. Nằm gần quốc lộ 1A, có đường sắt vào nhà máy nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển xi măng đến các nơi tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ.

* Yếu tố xã hội

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà ở, công trình vui chơi giải trí tăng cao. Bên cạnh đó, các biện pháp kích cầu của chính phủ như: đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng nhất là hệ thống đường cao tốc, đường ven biên giới, đường giao thông nông thôn …điều đó kéo theo nhu cầu về sản phẩm xi măng cũng tăng theo. Đây là cơ hội đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn. Tuy nhiên, chính nó cũng đặt ra thách thức trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

* Môi trường cạnh tranh

Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thuế nhập khẩu xi măng giảm chỉ còn 0 - 5%, cùng với việc mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, sự ổn định về chính trị, dân cư đông đúc đã tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hiện nay, ngành xi măng Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển mạnh mẽ về công tác đầu tư như nhiều trạm nghiền mới ra đời, xây dựng thêm nhiều dây chuyền mới của các Ngành,

Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths

Trần Bình Thám

địa phương, của các công ty trong VICEM và liên doanh, các lò đứng chuyển đổi sang lò quay…đã tiếp thêm lượng hàng hoá cho thị trường.

Như vậy, CTCP xi măng Bỉm Sơn sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với xi măng nhập khẩu từ các quốc gia khác và ngày càng đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ phải với các Công ty thuộc VICEM, mà còn với các đối tác liên doanh nước ngoài ở Việt Nam, vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ưu thế bằng đầu tư công nghệ tiên tiến hiện đại với chi phí giá thành thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn pot (Trang 36 - 38)