Dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô (dây chuyền II)

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn pot (Trang 25 - 27)

Sản xuất theo phương pháp khô được cải tạo và hiện đại hoá từ dây chuyền ướt theo công nghệ của Nhật Bản, hệ thống tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh 5 tầng có nhiều cải tiến nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa bột liệu và gió nóng.

Quy trình sản xuất theo phương pháp khô (Xem phụ lục 6)

Có thể thấy quy trình sản xuất xi măng là rất phức tạp, hiện nay Công ty đang kết hợp khai thác cả hai dây chuyền công nghệ, tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội của phương pháp khô thì sản xuất xi măng theo phương pháp lò khô đang dần được

Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths

Trần Bình Thám

thay thế cho phương pháp ướt. Ưu điểm: Tốn ít nhiên liệu hơn vì tận dụng lò để sấy khô nguyên liệu, mặt bằng sản xuất nhỏ vì chiều dài lò ngắn, nguồn nhân lực cần ít hơn vì giảm bớt được một số khâu trong dây chuyền sản xuất so với lò ướt. Chi phí điện năng thấp, năng suất thiết bị luôn đạt và vượt công suất thiết kế. Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của lò khô là bắt buộc phải có thiết bị lọc bụi.

2.2. Nguồn lực cơ bản của Công ty2.2.1. Tình hình lao động của Công ty 2.2.1. Tình hình lao động của Công ty

Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định của lực lượng sản xuất, vì thế lao động là một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Lực lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hoá sản xuất của doanh nghiệp. Chất lượng lao động sẽ quyết định và được thể hiện qua kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lao động, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn luôn coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động hợp lý nhằm mục đích đem lại năng suất lao động cao nhất, tạo điều kiện cho lao động trong Công ty phát huy hết khả năng của mình để xây dựng Công ty ngày càng phát triển.

Tình hình lao động của Công ty, được thể hiện qua bảng số liệu ở bảng 1 cho thấy, số lao động qua các năm (2007 -2009) về tổng số lao động đã giảm đi và đấy là xu thế tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất theo xu hướng ngày càng hiện đại, chuyên môn hoá như CTCP xi măng Bỉm Sơn và có hai đặc điểm chính sau:

Về mặt số lượng, lao động có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: Năm 2007 là 2.434 lao động nhưng đến năm 2008 chỉ còn là 2.337 lao động, tiếp tục đến năm 2009 giảm xuống còn 2.325 lao động. Ngược lại, chất lượng lao động không ngừng tăng cao. Cụ thể là lao động có trình độ trên đại học và đại học tăng liên tục, lao động chưa qua đào tạo giảm đáng kể (năm 2007 là 347 lao động chiếm 14,26% đến năm 2009, chỉ còn lại là 218 lao động và chỉ còn chiếm tỉ lệ 9,38%).

BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

2008/2007 2009/2008

SL % SL % SL % +/- %tănggiảm +/- %tănggiảm

Tổng LĐ 2.434 100 2.337 100 2.325 100 -97 -3,99 -12 -0,51

1.Phân theo giới tính

- Nam 1.942 79,79 1.922 82,24 1.929 82,97 -20 -1,03 7 0,36

- Nữ 492 20,21 415 17,76 396 17,03 -77 -15,65 -19 -4,58

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn pot (Trang 25 - 27)