- Giải pháp khắc phục tình trạng:
1. Đánh giá thực trạng của hoạt động sản xuất: 3 tiêu chí.
1.1. Bền vững về môi trường.
- Hiện nay, nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Kiên Giang ngày càng phát triển, góp phần cung cấp thủy sản để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên việc nuôi trồng thủy sản không chỉ có những tác động có lợi với môi trường mà còn có những tác động có hại tới môi trường nơi nuôi trồng.
- Về lợi ích, việc phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản đã giúp khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên, các hệ sinh thái ven biển như đầm phá, hệ sinh thái vùng của sông, hồ, cửa biển. Nuôi trồng thủy sản còn giúp giảm thiểu việc đánh bắt thủy sản tự nhiên, góp phần phục hồi lại nền sinh thái dưới nước cũng như tạo điều kiện để các loài thủy sản quý phục hồi và phát triển.
- Bên cạnh đó, hoạt động thủy sản phát triển cũng dẫn đến một số vấn đề đáng lo ngại về môi trường. Một trong những vấn đề đó là việc lạm dụng và xử lý các loại hóa chất cấm, độc hại bị cấm sử dụng trong cải tạo và xử lý ao đầm; việc người dân cũng như doanh nghiệp “quên đi” công tác bảo vệ môi trường mà chỉ chú tâm cho phát triển kinh tế, không nhận ra hệ lụy cho môi trường là do ý thức của mình gây ra, đó là việc tuân thủ thực hiện xây dựng, vận hành sử dụng các công trình xử lý chất thải và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không đảm bảo. Ngoài ra, tình trạng các hộ nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có ý thức trong việc cải tạo ao nuôi, xử lý bùn thải không đúng quy định, vừa gây nguy cơ lây lan dịch bệnh cho các hộ khác lấy phải nguồn nước ô nhiễm vào nuôi, vừa gây ô nhiễm trực tiếp cho nguồn nước ngầm. Việc chuyển dịch từ diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản cũng như việc phá các rừng ngập mặn để xây đầm phá cũng đã làm gia tăng xâm nhập mặn nghiêm trọng.