Bền vững về xã hội.

Một phần của tài liệu Đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38 - 40)

- Giải pháp khắc phục tình trạng:

1. Đánh giá thực trạng của hoạt động sản xuất: 3 tiêu chí.

1.3. Bền vững về xã hội.

- Trước hết, chúng ta cần hiểu phát triển bền vững về xã hội là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường.

- Năm 2021 là năm đầu tiên tỉnh Kiên Giang triển khai “Đề án phát triển nuôi biển bền vững đến năm 2030”, với mục tiêu thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển nhanh theo hướng công nghiệp, hiện đại.

- Với lợi thế và tiềm năng thuận lợi phát triển nền kinh tế biển, vùng biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang là một trong bốn ngư trường lớn nhất cả nước (diện tích 63.290 km2). Điều này đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm và giúp nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây, góp phần xóa đói giảm nghèo toàn tỉnh và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người lao động như y tế, giáo dục... Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, năm 2021, tổng giá trị GRDP trên địa bàn đạt hơn

63.428 tỉ đồng (tăng 0,71%), thu nhập bình quân đầu người đạt 58,2 triệu đồng; toàn tỉnh có 90/116 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 4 xã so với kế hoạch)... Bên cạnh đó, Kiên Giang còn thực hiện chính sách hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ vệ tinh giám sát hành trình tàu cá cho ngư dân.

- Ngoài ra, trong phát triển kinh tế biển, tỉnh triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý tài nguyên, môi trường ven biển, hải đảo. Kiên Giang huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng ven biển, hải đảo, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm về giao thông, thủy lợi, điện, nước, cảng biển, sân bay, đường hành lang ven biển, khu neo đậu tàu thuyền, trường học, trạm y tế… cho các xã ven biển, hải đảo.

- Các chính sách an sinh xã hội triển khai đến các xã ven biển, hải đảo, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được nâng lên, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo Kiên Giang.

- Tuy nhiên, việc phát triển đội tàu khai thác quá nhiều, nhất là tàu khai thác ven bờ, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Từ đó, dẫn đến tình trạng nhiều tàu cá của ngư dân phải vươn xa ra các vùng biển giáp ranh, vùng chồng lấn, thậm chí là ra vùng biển nước ngoài đánh bắt. Việc đánh bắt xa biển như trên gây nhiều nguy hiểm cho ngư dân, đồng thời có thể vi phạm luật kinh tế biển cũng như ảnh hưởng đến sản lượng khai thác ở vùng biển khác.

2. Nhóm các giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. 2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế.

- Nhằm khắc phục những bất cập trong phát triển kinh tế biển, nhất là liên quan đến lĩnh vực thủy, hải sản, tỉnh Kiên Giang đã triển thực hiện đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững đến năm 2030. Theo đó, tập trung khai thác, sử dụng tiềm năng mặt nước nuôi biển hợp lý, nhằm phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản, trên cơ sở cân đối giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản một cách hiệu quả, bền vững; khắc phục những hạn chế trong công tác phòng, chống khai thác IUU; triển khai, thực hiện có hiệu quả Dự án “Điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển”, từ đó có đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác các vùng biển trên một cách hiệu quả. Từng bước giảm dần số lượng tàu và sản lượng khai thác, để chuyển sang nuôi biển, tăng quy mô và năng suất nuôi biển, tăng sản lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đó, góp phần tạo việc làm ổn

định, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ven biển, giảm áp lực khai thác ven bờ.

- Công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được địa phương đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát hành trình cho gần 100% (tương đương 3.648 tàu cá) có chiều dài từ 15m trở lên, góp phần phục vụ công tác theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển một cách hiệu quả. Công tác cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi thuỷ sản chủ lực cũng được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, với 202 cơ sở được cấp mã nhận diện mới trong năm, nâng tổng số cơ sở được cấp là 555.

- Không chỉ vậy, tỉnh Kiên Giang có các định hướng phát triển nhưng phải đảm bảo môi trường sinh thái gắn với du lịch và đảm bảo quốc phòng, an ninh; góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân. Việc tận dụng được thế mạnh của vùng kết hợp với các kĩ thuật công nghệ hiện đại, tỉnh phát triển nuôi cá lồng bè trên biển, quanh các đảo, nuôi cua, phát triển mạnh mô hình lâm - ngư kết hợp, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ như: Hến, sò huyết, sò lông, vẹm xanh, nghêu lụa… và một số đối tượng có giá trị khác. Tỉnh sắp xếp lại nuôi cá lồng bè trên biển gắn với ứng dụng khoa học công nghệ và nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở các bãi bồi, bãi triều ven biển hợp lý, phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên để tăng năng suất, sản lượng…

Một phần của tài liệu Đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w