- Giải pháp khắc phục tình trạng:
1. Đánh giá thực trạng của hoạt động sản xuất: 3 tiêu chí.
2.2. Nhóm giải pháp về xã hội.
2.2.1: Giải pháp về cơ chế quản lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất nuổi trồng thủy sản.
- Chọn quy hoạch là công cụ quản lý chủ yếu các hoạt động NTTS. Thực hiện xây dựng quy hoạch môi trường thủy sản gắn kết với quy hoạch phát triển các hệ thống canh tác nông, lâm, công nghiệp và phát triển các vùng lưu vực sông, vùng bờ biển, các hồ chứa trong một phương thức quản lý chung.
- Tăng cường các tiêu chuẩn về kỹ thuật, công nghệ và quản lý về NTTS và môi trường thông qua các hình thức quản lý, tăng cường đội ngũ thanh tra. Đặc biệt là
tăng cường hiệu lực các luật lệ, chính sách quản lý.
- Kiểm soát dịch bệch và việc sử dụng thuốc đặc biệt là các loại kháng sinh, chất vi sinh trong NTTS. Xây dựng và thực hiện chăn nuôi sạch. Thực hiện việc áp dụng vùng nuôi tập trung thâm canh có điều kiện, cam kết chấp hành qui hoạch và quy định môi trường vùng nuôi trồng.
- Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm trong việc đảm bảo vệ sinh, bảo vệ môi trường. Áp dụng và thực hiện truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu cho hoạt động nuôi truồng, áp dụng luật chi trả chi phí sử dụng nguồn nước và môi trường.
- Thực hiện chính sách hỗ trỡ, đãi ngộ hợp lý, khuyến khíc cán bộ kỹ thuật NTTS yên tâm công tác, đủ điều kiện làm việc.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước, kiện toàn tổ chức bộ máy cấp tỉnh, huyện tổ chức cán bộ quản lý, theo dõi thủy sản.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện theo quy hoạch, quy định các điều kiện NTTS của địa phương, quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh hoc. Kêu gọi đầu tư, thôn tin nhiều về NTTS, chế biến xuất khẩu, giá cả thị trường, công khai minh bạc tới cộng đồng để người dân chủ động phát triển sản xuất.
- Phát triển các tổ chức cộng đồng thủy sản tại địa phương cùng quản lý, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiêu thụ, góp phần tăng cường công tác quản lý.
- Khuyến khích sản xuất theo quy mô trang trại, xây dựng Tổ hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, xây dựng liên kết kinh doanh, chế biến sản xuất.
- Tăng cường năng lực quản lý của nhà nước bằng việc bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ quản ly, cán bô khoa học kỹ thuật cho ngành. Phân bổ hợp lý nhân sự cho các tỉnh, huyện, địa phương để đáp ứng được nhu cầu học hỏi, giải quyết các vấn đề cho nhân dân.
- Lực lượng cán bộ có chuyên môn cao của ngành NTTS còn thiếu, không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành vì vậy việc đào tập cán bộ kỹ thuật, có năng lực, chuyên môn là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả và chất lượng phát triển.
- Đào tạo các cán bộ trình độ đại học tiến sĩ, thạc sỹ có chuyên môn về lĩnh vực NTTS. Có các chương trình hỗ trợ và tạo kinh phí đào tạo chuyên gia lĩnh vực này.
- Hỗ trợ ngân sách đào tạo người địa phương thành cán bộ kỹ thuật về làm công tác khuyến ngư hoặc phát triển tại địa phương.
- Đào tạo ngắn hạn, truyền đạt kiến thức cho cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Hình thức đào tạo ngắn hạn, linh hoạt cho người dân, tổ chức thêm các khóa tập huấn ngắn ngày cho người dân về kỹ thuật sản xuất giống.
2.2.3 Mở rộng quan hệ hợp tác
- Mở rộng quan hệ hợp tác cả trong nước lẫn quốc tế về trao đổi công nghệ, nguồn gien và sản xuất giống. Chuyển giao và tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, nhập các giống nuôi mới, ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống nuôi, xử lý chất thải, cải tạo môi trường, nâng cao nguồn lực phát triển.
- Khuyến khích liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư, sản xuất giống thủy sản, sản xuất thức ăn công nghiệp, đổi mới công nghệ nuôi, chế biên thủy sản xuất khẩu.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại địa phương. Tranh thủ các nguồn tài chợ từ tổ chức để có thêm nguồn vốn đầu tư vào phát triển, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trên lĩnh vực sinh sản, di truyền, chọn giống, phòng ngừa dịch bệc và xử lý môi trường.