Hiệu quả kinh tế và xã hội.

Một phần của tài liệu Đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 25 - 27)

- Giải pháp khắc phục tình trạng:

2.2. Hiệu quả kinh tế và xã hội.

2.2.1. Hiệu quả kinh tế.

- Hiệu quả kinh tế của ngành hàng này dựa trên việc tổ chức sản xuất phù hợp, đầu

tư đồng bộ và áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến vào toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm, đưa nuôi trồng thủy sản trở thành lĩnh vực có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Năm 2021, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Kiên Giang đạt hơn

854.000 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác hơn 568.800 tấn, sản lượng nuôi trồng hơn 285.000 tấn.

- Chỉ tính lĩnh vực xuất khẩu thủy sản đã mang về cho Kiên Giang hơn 251 triệu

USD. Sản lượng khai thác hải sản hằng năm tại đây đạt gần 600.000 tấn, chiếm khoảng 16% tổng sản lượng khai thác hải sản của cả nước và trên 40% sản lượng

khai thác của vùng đồng bằng sông Cửu Long; nuôi trồng thủy sản vùng ven biển,

ven đảo, quần đảo phát triển khá nhanh và đa dạng, sản lượng thu hoạch đạt hơn 217.000 tấn/năm.

- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng

Thao cho biết tỉnh cũng đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; nhất là công nghệ sản xuất giống những đối tượng nuôi đang phụ thuộc vào nguồn giống khai thác tự nhiên để chủ động nguồn giống. Nuôi tôm công nghiệp-bán công nghiệp ứng dụng công nghệ mới, năng suất cao, tiết kiệm nước, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường và an toàn

dịch bệnh. Cùng với đó, tỉnh liên kết, kết nối với các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp và nhà khoa học để nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Tỉnh chú trọng phát triển mạnh mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, nuôi trồng thủy sản hữu cơ, nuôi sinh thái và những tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu thị trường xuất khẩu; sử dụng mã vạch, mã số truy xuất nguồn gốc sản phẩm nuôi, vùng nuôi thủy sản. Từng bước đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý sản phẩm thủy sản nuôi đặc trưng từng vùng trên địa tỉnh.

Tỉnh đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh bão phục vụ khai thác đánh bắt thuỷ sản. Trong đó, hai cảng cá Tắc Cậu và An Thới đã được bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố đưa vào danh sách cảng cá chỉ định để xác nhận nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác.

- Mặc dù phát triển khá toàn diện, nhưng kinh tế thủy sản của Kiên Giang còn nhiều

khó khăn, bất cập. Hoạt động khai thác đánh bắt thiếu nguồn lao động trực tiếp trên tàu; nguồn lợi thủy sản trên ngư trường suy giảm; tranh chấp ngư trường và tình trạng khai thác đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên chưa được ngăn chặn triệt để…

2.2.2. Hiệu quả xã hội.

- Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 10.700 tàu cá, công suất bình quân 245,8 công việc/tàu, trong đó tàu có chiều dài từ 15 m trở lên gần 4.000 chiếc. Tỉnh tăng cường quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên ngư trường; kiểm tra, xử lý, ngăn chặn các hình thức đánh bắt mang tính tận diệt, ảnh hưởng môi trường biển như: Cào bờ, cào bay, sử dụng xung điện, chất độc…

- Các huyện, thành phố chú trọng bố trí các khu vực dành riêng giao cho người dân

địa phương sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng bè trên biển hoặc chuyển đổi từ nghề khai thác đánh bắt thủy sản sang nuôi cá lồng bè để ổn định sinh kế, sản xuất lâu dài, hiệu quả. Tăng cường việc kiểm tra việc sử dụng khu vực biển đã giao cho các tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Xử lý, giải quyết

những trường hợp đã giao trước đây đề xuất thu hồi do không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định… Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý dứt điểm tình trạng cào trộm sò, hến nuôi để người dân an tâm sản xuất.

- Tỉnh ưu tiên giải quyết các trường hợp đăng ký nuôi biển đối với những đối tượng

chuyển đổi cơ cấu nghề từ khai thác thủy sản sang nuôi biển với hình thức liên kết sản xuất, mô hình ứng dụng công nghệ cao; nuôi đối tượng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, ít ảnh hưởng đến môi trường, phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả.

- Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, tỉnh phấn đấu đến năm

2025, số lượng lồng nuôi biển là 7.500 lồng; trong đó, nuôi cá lồng truyền thống 4.700 lồng, nuôi cá lồng công nghệ cao 1.900 lồng, còn lại nuôi thủy sản khác; diện tích nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ 24.000 ha. Sản lượng nuôi biển đạt hơn

113.500 tấn; trong đó, nuôi lồng bè khoảng 30.000 tấn và nuôi nhuyễn thể hơn 83.660 tấn, sản lượng ngọc trai đạt 260.000 viên; thu hút lao động vào lĩnh vực nuôi biển hơn 18.500 người.

- Bên cạnh đó cũng có những hạn chế, việc phát triển đội tàu khai thác thủy sản quá

nhiều, nhất là tàu có công suất nhỏ, khai thác ven bờ là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều tàu cá của ngư dân phải vươn xa ra các vùng biển giáp ranh, vùng chồng lấn, đánh bắt, khai thác.

Một phần của tài liệu Đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 25 - 27)