Đánh giá thành công, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 27 - 35)

- Giải pháp khắc phục tình trạng:

2.3. Đánh giá thành công, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân.

2.3.1. Đánh giá thành công của phát triển bảo vệ hoạt động nuôi trồng.

- Sự phát triển bảo vệ hoạt động nuôi trồng thủy sản đã đem lại những mặt tích cực

như sau:

● Kiên Giang tập trung phát triển kinh tế biển nhờ vào thế mạnh của tỉnh: Chuyển

mạnh nuôi trồng thủy sản theo công thức nghiệp. Ứng dụng công nghệ gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường biển. Ứng dụng công nghệ nuôi biển hiện tại ở vùng khơi. Tỉnh xây dựng các đội tàu mạnh, khai thác xa bờ. Tăng cường bảo vệ, tái sinh phục hồi nguồn lợi thủy sản gần bờ.

● Mặc dù dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhưng giá trị sản xuất thủy sản năm 2021 của tỉnh Kiên Giang đạt hơn 32.687 tỷ đồng, đạt 98,7% kế hoạch, tăng gần 4% so năm 2020.

● Năm 2021, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh khoảng

854.330 tấn, vượt 6,9% kế hoạch, tăng 2,2% so với năm 2020, gồm sản lượng khai thác hải sản 568.860 tấn và nuôi trồng thủy sản 285.470 tấn, trong đó tôm nuôi nước lợ 104.694 tấn.

● Đến nay, tỉnh đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình 3.632 tàu cá và đang tiếp tục

hoàn thành lắp đặt cho tàu cá còn lại trong năm nay; tăng cường tuần tra, kiểm soát chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nỗ lực gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu; tuần tra kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về quản lý khai thác đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

● Hiện nay, Kiên Giang là 1 trong số những tỉnh thành Nam Bộ kiểm soát dịch bệnh

tốt, linh hoạt nên tình hình sản xuất sẽ phục hồi tốt hơn. Hơn hết, Kiên Giang còn là 1 trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất và xuất khẩu tôm, do vậy mặt hàng tôm được kì vọng sẽ giúp hạn chế mức sụt giảm mạnh xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm 2021.

● Những năm gần đây, với sản lượng thủy sản dồi dào cung cấp hàng năm cho công

nghiệp chế biến đã tạo ra khối lượng lớn sản phẩm thủy sản. Phần lớn sản lượng thủy sản sản xuất được của tỉnh tiêu dùng trên thị trường nội địa, chiếm tỉ trọng rất cao hàng năm trong tổng sản lượng thủy sản sản xuất được. Tuy nhiên, không chỉ đáp ứng cho thị trường nội địa mà hiện nay Kiên Giang còn xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài để thu ngoại tệ. Mặt hàng thủy sản được xác định là ngành hàng có thế mạnh nhất của tỉnh, đóng góp khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

● Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang dần được khống chế, nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang bước vào khôi phục lại sản xuất, do đó nhu cầu nguồn lao động tăng cao. Đây là cơ hội để cho người lao động tại địa phương có cơ hội tìm kiếm việc làm tại chỗ, ổn định cuộc sống. Việc tập trung vào phát triển bảo vệ hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào, giảm bớt tỉ lệ người thất nghiệp từ nơi khác trở về trong đợt dịch vừa qua, góp phần làm ổn định thị trường lao động.

=> Nhìn chung, việc phát triển và và bảo vệ hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang vẫn giữ ở mức tương đối ổn định, kinh tế biển phá triển khá toàn diện, gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Điều này góp phần thúc đẩy tình hình kinh tế chung của tỉnh đi lên, cải tạo chất lượng hệ sinh thái. Đặc biệt, nuôi trồng thủy sản có thể cung cấp hàng hóa có lợi, như thực phẩm và thuốc men và các dịch vụ, như xử lý nước, nơi trú ẩn/ môi trường sống cho động vật hoang dã và chống xói mòn. Về cơ bản, vấn đề lao động đã được giải quyết. Tỉnh cũng đã tạo điều kiện hơn để các công tác đánh bắt, khai thác, sản xuất thủy sản của người dân hợp lý, hiệu quả hơn, để đạt được năng suất tốt nhất có thể.

2.3.2. Những tồn tại, hẹn chế trong phát triển bảo vệ hoạt động nuôi trồng thủy sản.

- Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đã trả thành thế mạnh kinh

tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, đặc biệt là tỉnh Kiêng Giang. Biến nơi đây trở thành một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước.

- Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ lại kéo theo các

tác động môi trường diễn ra ở quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng, cụ thể:

Thứ nhất, môi trường sinh thái ngày càng có nguy cơ ô nhiễm và các sự cố môi trường ngày càng lớn xảy ra.

- Trong mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội, vấn đề môi trường sinh thái trở thành

vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn về môi trường, quá trình kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh trong quá trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng khai thác du lịch diễn ra tự phát đã làm cho môi trường xung quanh các khu du lịch bị ô nhiễm. Các phương tiện đánh bắt thủy sản gần bờ với các phương thức khai thác có tính chất tận diệt như xung điện, lưới cào, chất nổ đang làm cho nguồn lợi thủy sản có nguy cơ cạn kiệt. Tình trạng xẻ thịt, phân lô các khu đất trên đảo Phú Quốc diễn ra tràn lan thời gian qua đã và đang đang làm nhức nhối dư luận xã hội. Quá trình mở cửa thu hút đầu tư thiếu kiểm soát chặt chẽ đang tạo ra những nguy cơ lớn về tình trạng tư nhân hóa quá nhanh các vùng biển tự nhiên, dẫn đến người dân địa phương phải chi trả nhiều phí dịch vụ trên các vùng biển vốn dĩ là của Nhà nước. Những kết quả từ dự án lấn biển đã tạo ra một quỹ đất rộng lớn cho tỉnh Kiên Giang nhưng nó cũng tạo ra những hệ lụy về sự thay đổi kết cấu địa chất, thay đổi dòng chảy của kênh rạch và về lâu dài có thể tạo ra những tác động môi trường to lớn.

Việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển đang tạo ra những lợi ích lớn về kinh tế nhưng sự phát triển thiếu kiểm soát trong điều kiện ý thức của người dân chưa cao, việc sử dụng hóa chất quá nhiều trong việc sản xuất đã gây ra những nguy cơ lớn về ô nhiễm môi trường cho khu vực ven biển trong tương lai.Tỉnh còn thiếu các dự án phát triển du lịch sinh thái cộng đồng nhằm mục tiêu vừa phát triển du lịch vừa đảm bảo sự phát triển bền vững. Thay vào đó,việc cấp cho các dự án lớn và các chủ đầu tư đang tiến hành các kế hoạch bê tông hóa đảo ngọc, làm thay đổi rất lớn đến hệ sinh thái rừng Phú Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững.

- Thứ hai, kinh tế biển tỉnh Kiên Giang dù đã tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ trong toàn bộ nền kinh tế, có đóng góp quan trọng trong tổng giá trị nền kinh tế của địa phương song chất lượng lại chưa cao.

+ Trong tổng giá trị ngành kinh tế biển, ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản còn

chiếm tỷ trọng cao nhất, trong khi các ngành đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao như chế biến thủy sản, dịch vụ cảng biển, vận tải biển lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn,

nhỏ lẻ. Hơn nữa, ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản này của tỉnh cũng được phát triển trên các phương tiện khai thác khá là thô sơ, chủ yếu là phục vụ đánh bắt gần bờ, khả năng khai thác các nguồn lực biển ngoài khơi còn hạn chế.

Các hoạt động du lịch tại tỉnh còn diễn ra một cách tự phát, đơn điệu chưa tạo ra được những điểm nhấn đặc biệt trọng trọng, thiếu các sản phẩm du lịch có tính độc đáo, mang lại những dấu ấn riêng biệt để du hút du khách trong nước và quốc tế đến với tỉnh. Các dự án phát triển du lịch sinh thái cộng đồng cũng chưa được quan tâm đầu tư phát triển đúng mức.

+Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm kinh tế biển tỉnh Kiên Giang còn thấp. Ngoại trừ nước mắm Phú Quốc làm nên tên tuổi ra, các sản phẩm còn lại của tỉnh vẫn chưa thể thâm nhập vào thị trường có tiềm năng xuất khẩu lớn như Châu Âu, … Quá trình sản xuất vẫn còn khá manh mún, chưa tạo được các thương hiệu đặc trưng của kinh tế biển tỉnh Kiên Giang.

+ Quá trình chuyển dịch lao động từ các ngành truyền thống như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản sang các ngành có giá trị kinh tế cao như du lịch biển, đảo, vận tải biển và dịch vụ cảng biển còn rất chậm. Nguồn lực lao động vẫn tập trung phần lớn vào ngàn khai thác thủy sản với trình độ, năng suất lao động còn thấp.

- Thứ ba, chính trị - xã hội ổn định nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề lớn trong đời sống xã hội.

Sự ổn định về chính trị đang tạo ra những động lực to lớn cho sự phát triển, thu hút đầu tư, du lịch ở trong và ngoài nước đến với Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển đặc khu kinh tế Phú Quốc đang thúc đẩy dòng chảy của vốn đổ dồn về đây quá nhanh,điều này dẫn đến tình trạng nóng lên của cả khu vực. Thị trường bất động sản tăng nhanh (mức tăng 600%), người dân địa phương chuyển nhượng đất cho người từ các nơi khác đổ về, khi hết đất, họ lại ra các đảo xa hơn để khai thác, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo quá nhanh, tiềm ẩn những mâu thuẫn xã hội. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi trình độ nhận thức chưa theo kịp đã làm cho một bộ phận thanh thiếu niên sa

vào các tệ nạn xã hội. Các vụ tranh giành, khiếu kiện liên quan đến đất đai diễn ra ngày càng tăng, lôi kéo nhiều người tham gia, tạo nên những nguy cơ bất ổn về chính trị –xã hội.

- Thứ tư, hệ thống, công tác quản lý điều hành vẫn còn nhiều vấn đề cần được cải thiện.

Các công tác điều hành, quản lý vẫn còn nặng về thủ tục hành chính, nhiều khâu trung gian, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với chính quyền nhà nước. Bộ máy quản lý hành chính nhà nước và địa phương còn cồng kềnh, chất lượng đội ngũ nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ ở cấp xã, phường còn nhiều hạn chế là những rào cản lớn đối với nhu cầu phát triển hiện nay. Tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép vẫn còn xảy ra. Hoạt động khai thác thủy sản không đúng quy định tại vùng biển ven bờ và vùng lộng chưa được ngăn chặn triệt để. Cào bờ, xiệp mé, xung điện trong hoạt động khai thác thủy sản, hủy hoại môi trường vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, tranh chấp ngư trường gây mất an ninh trật tự còn diễn biến phức tạp.

Công tác quản lý nhà nước trên địa bàn từng lúc, từng nơi chưa chặt chẽ. Công tác chỉ đạo ban hành văn bản còn nội dung chưa kịp thời, công tác phối hợp của các sở, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện Luật Thủy sản 2017 và chống khai thác IUU có nơi triển khai, thực hiện chưa nghiêm túc. Số lượng tàu mất kết nối với hệ thống giám sát hành trình trên tàu cá còn nhiều.Việc sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng phù hợp với từng ngư trường, nguồn lợi và tình hình phát triển nghề cá của tỉnh và không ảnh hưởng lớn đên nguôn lợi hải sản và hệ sinh thái đáy biển còn chậm.

2.3.3. Nguyên nhân làm tồn tại những hạn chế trong phát triển, bảo vệ hoạt động nuôi

trồng thủy sản.

- Thứ nhất, do chưa có một kế hoạch tổng thể, có tính chiến lược về phát triển kinh

tế biển, đảo trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2010 trở lại đây, việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước đang diễn ra một cách ồ ạt, các nguồn lợi biển đảo đang bị cắt xén ồ ạt,

tình trạng tư nhân hóa các bãi biển, các khu du lịch đang là vấn đề gây bức xúc cho quá trình phát triển bền vững kinh tế biển, đảo tỉnh Kiên Giang. Sự đẩy nhanh quá trình đầu tư và đô thị hóa trong khi những cơ chế điều tiết vẫn chưa kịp thay đổi và nặng hình thức hành chính đã tạo ra những tác động tiêu cực trong quá trình điều hành, quản lý kinh tế - xã hội.

- Thứ hai, một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về hỗ trợ, khai thác thủy sản

còn nhiều bất cập, không đồng nhấ, gây khó khăn cho công tác quản lý. Địa hình của tỉnh Kiên Giang có nhiều cửa song, luồng lạch thông ra biển, hệ thống chốt, tạm kiểm soát của lực lượng chức năng còn mỏng, nên việc đăng ký, quản lý con người, phương tiện còn gặp nhiều khó khăn.

- Thứ ba, các nguồn lực kinh tế như vốn, khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân

lực, khả năng quản lý của tỉnh còn nhiều hạn chế nên việc đầu tư phát triển các ngành nghề đòi hỏi số vốn lớn, trình độ công nghệ kĩ thuật cao như cảng biển nước sâu, vận tải biển quốc tế, công nghiệp đóng tàu công suất lớn gặp nhiều khó khăn. Thói quen bám biển bằng những công cụ đánh bắt thô sơ như thuyền thúng, ghe công suất nhỏ đánh bắt gần bờ đã gắn chặt với cuộc sống của người dân nên rất khó thay đổi trong một thời gian ngắn.

- Thứ tư, nhận thức của các cấp ban ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí

của kinh tế biển chưa cao. Vẫn còn tồn tại quan niệm các nguồn lợi từ biển – đảo là vô tận nên quá trình khai thác chưa gắn với bảo vệ, phát huy các nguồn lợi thủy sản. Thiếu chủ động trong việc xây dựng các hoạch định chiến lược cho kinh tế biển theo đặc thù của địa phương, quá chú trọng vào nguồn lực phân bổ của Trung ương mà chưa tạo ra một cơ chế thu hút đặc thù để khai thác hiệu quả các nguồn lực của biển – đảo.

- Thứ năm, công tác quy hoạch, kế hoạch diễn ra còn chậm, thiếu đồng bộ, công tác

dự báo tình hình còn hạn chế nên việc đối phó với các vấn đề mới nảy sinh như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng còn nhiều lúng túng. Các chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ kinh

tế biển chưa được chú trọng nhiều nên việc chuyển đổi các mô hình phát triển kinh tế biển theo hướng hiện đại gặp nhiều khó khăn.

- Thứ sáu, UBND cũng như Nhà nước chưa thực sự chủ động trong hội nhập kinh tế

quốc tế để thu hút đầu tư, quảng bá du lịch, liên kết các tuyến du lịch quốc tế với tỉnh Kiên Giang, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại. Các quan hệ đối tác láng giềng như Campuchia, Thái Lan chưa được chú trọng đầu tư phát triển theo chiều sâu để tạo nên sự liên kết chặt chẽ thông qua việc gắn kết lợi ích dựa vào các lợi thế tiềm năng nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế biển. Một số ngành, lĩnh vực chưa sẵn sàng cho việc đón nhận xu thế hội nhập.

-

Một phần của tài liệu Đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 27 - 35)