tượng chuyển đổi cơ cấu nghề từ khai thác thụy sản sang nuôi biển, hình thức liên kết sản xuất (hợp tác xã, tổ hợp tác,...), mô hình ứng dụng công nghệ cao, nuôi đối tượng có giá trị kinh tế cao, ít ảnh hưởng đến môi trường, gắn với triển khai thực hiện Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.
4. Nhận định chung về tình hình phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản.
Những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển, tỉnh Kiên Giang đã phát huy những tiềm năng, lợi thế về biển đảo, góp phần cho kinh tế - xã hội của tỉnh có bước tăng trưởng cao và ổn định. Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết, quy mô nền kinh tế của Kiên Giang năm 2020 đứng thứ 2/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó đóng góp quan trọng nhất là các ngành, lĩnh vực kinh tế từ biển. Biển Kiên Giang là một trong những ngư trường có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển thủy sản. Với vùng biển rộng lớn, có nhiều quần đảo, các vịnh kín ít bị tác động bởi gió bão, cùng với bờ biển dài hơn 200 km, đã tạo cho Kiên Giang có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang cũng đang tập trung triển khai các chích sách khuyến khích phát triển kinh tế biển bền vững, trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.
Nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển ở Kiên Giang phát triển khá nhanh, đa dạng. Sản lượng thu hoạch năm 2019 ước đạt 256.000 tấn/năm, trong đó tôm khoảng 78.000 tấn.
Điểm nhấn trong nuôi trồng thủy sản là nuôi tôm nước lợ trên 125.650 ha/năm, với các mô hình nuôi công nghiệp - bán công nghiệp, quảng canh - quảng canh cải tiến, tôm - lúa. Trong đó, nuôi tôm công nghiệp theo truyền thống từng bước chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và nông dân, năng suất 10 - 15 tấn/ha, có nơi đạt 25 tấn/ha.
Năm 2021 là năm đầu tiên tỉnh Kiên Giang triển khai “Đề án phát triển nuôi biển bền vững đến năm 2030”, với mục tiêu thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển nhanh theo hướng công nghiệp, hiện đại. Thực hiện công tác này, thời gian qua, Kiên Giang đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển theo hướng bền vững.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là 854.330 tấn (đạt 106,92% kế hoạch). Trong đó, sản lượng khai thác đạt hơn 568.800 tấn (đạt hơn 111,5% so với kế hoạch), sản lượng nuôi trồng 285.470 tấn (tăng 8,09% so với cùng kỳ, tôm nước lợ chiếm 104.690 tấn). Năm 2021, chỉ tính riêng lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản đã mang về cho tỉnh hơn 251,55 triệu USD. Với quy mô nuôi trồng lớn, hiện tỉnh Kiên Giang có hơn 340 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản. Năm 2021, có hơn 16.740 triệu con giống thuỷ sản được sản xuất để cung cấp cho thị trường, tỉnh đã cấp chứng nhận mới đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản cho 60 cơ sở trên địa bàn. Công tác cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi thuỷ sản chủ lực cũng được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, với 202 cơ sở được cấp mã nhận diện mới trong năm, nâng tổng số cơ sở được cấp là 555.
Mặc dù phát triển khá toàn diện, nhưng kinh tế thủy sản của Kiên Giang còn nhiều khó khăn, bất cập. Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Hoạt động khai thác đánh bắt thiếu nguồn lao động trực tiếp trên tàu; nguồn lợi thủy sản trên ngư trường suy giảm; tranh chấp ngư trường và tình trạng khai thác đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên chưa được ngăn chặn triệt để…
Cùng với đó, nuôi trồng thủy sản có bước phát triển nhưng chưa tổn định và bền vững, nhất là lĩnh vực nuôi tôm. Ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản chưa nhiều. Môi trường sinh thái vùng biển, ven biển ở một số nơi ô nhiễm nặng. Dịch bệnh xuất hiện gây hại, tôm chết kéo dài chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Nguồn nhân lực chất lượng phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu.
Thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh tập trung xây dựng Kiên Giang trở thành địa phương biển mạnh, đạt các tiêu chí quốc gia về phát triển bền vững kinh tế biển; phấn đấu đến năm 2045 trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, an ninh, an toàn. Kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế cả nước, trong đó tập trung phát triển kinh tế thủy sản theo hướng toàn diện, bền vững.
Thời gian tới, tỉnh lập quy hoạch và xây dựng dự án nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi biển, ven biển, quanh các đảo và vùng ven bờ, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển, đảo. Tỉnh tập trung nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường biển; thu hút đầu tư sản xuất giống chất lượng cao, đồng thời nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng công nghệ nuôi biển hiện đại ở vùng khơi.
Tỉnh hoàn thành và triển khai đề án phát triển theo hướng bền vững đến năm 2030; hỗ trợ, tạo điều kiện cho Tập đoàn Minh Phú triển khai hoạt động dự án “Khu phức hợp ứng dụng công nghệ cao phát triển chuỗi tôm hiệu quả và bền vững tại Kiên Giang”. Tỉnh nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn, nuôi tôm nước lợ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu của thị trường; đẩy mạnh nuôi ven biển, ven đảo và xa khơi, vận động, kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về vốn, kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật đầu tư phát triển nuôi thủy sản ở vùng biển xa, nhất là loài có giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, tỉnh triển khai chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực thủy sản; công tác khoa học, công nghệ và khuyến ngư, hỗ trợ ngư dân chuyển nghề sang nuôi biển, tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực ngành và nghiên cứu các đề tài khoa học phát triển nuôi biển. Có chính sách hỗ trợ các hộ ngư dân chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ sang nuôi trồng thủy sản, liên kết sản xuất theo hợp tác xã, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị nuôi biển, các tổ chức, cá nhân đầu tư nuôi biển ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất; quản lý vật tư, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo như nhận định chung, Kiên Giang đã rất đúng đắn khi khai thác sử dụng tiềm năng mặt nước nhằm phát triển , cân đối giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản một cách hiệu quả và bền vững. Đây là bước tiến mới của biển Kiên Giang cũng như đất nước ta khi có những chính sách phát triển hình thức nuôi trồng thủy sản bền vững này.
KẾT LUẬN
Ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh mẽ bởi ta có hệ thống sông ngòi dày đặc cùng bờ biển dài thuận lợi cho việc khai thác và
nuôi trồng thủy sản. Hiện nay hoạt động nuôi trồng thủy sản đang ngày càng được quan tâm và phát triển bởi đây là đang là một ngành mũi nhọn của Việt Nam bởi nó đem lại nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân. Đến nay, ngành nuôi trồng thủy sản đã phát triển từ các hệ thống quy mô nhỏ đến quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó góp phần chuyển dịch kinh tế thủy sản sang trạng thái ổn định hơn. Nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò lớn như giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào sự gia tăng GDP nhưng ngành sản xuất phải đối mặt với một loạt các thách thức bền vững, bao gồm suy thoái môi trường, lạm dụng thuốc kháng sinh, giải phóng các tác nhân gây bệnh. Qua thực tế có thể thấy tình hình phát triển của ngành NTTS nay còn rất tự phát, coi trọng mục tiêu kinh tế mà không quan tâm đến sự cân bằng sinh thái và nguy cơ tuyệt chủng của một số giống loài. Hơn nữa, tồn tại mà ngành đang phải đối mặt đó là sự không bền vững về môi trường. Từ việc tìm hiểu nghiên cứu thực trạng nuôi trồng thủy sản hiện nay của tỉnh Kiên Giang bọn em mong sẽ đưa ra được những giải pháp nhằm tiến tới một sự phát triển hoàn toàn cân bằng và bền vững.